Có bầu mấy tháng thì bụng to?
13 Th 10, 2020Hà Thị Huệ
3559Chắc hẳn khi mang thai, ai cũng sẽ gặp phải những câu hỏi như “Em bé mấy tháng rồi mà chưa thấy có bụng” hay “Bụng nhỏ quá vậy”, “Bụng to quá”… Có người vui vì bụng to, nghĩ bé phát triển tốt nhưng có người lại sợ sinh khó. Có người lo lắng vì bụng bé, sợ bé không phát triển tốt nhưng có người lại vui vì vẫn giữ được thân hình mảnh mai, thon thả. Vậy có bầu mấy tháng thì bụng to và dựa vào kích thước bụng bầu có thể khẳng định được điều gì không? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Có bầu mấy tháng thì bụng to?
Đa phần tới tuần thứ 3 của thai kỳ là mẹ bầu sẽ thấy bụng hơi nhô lên. Đến tháng thứ 4 và 5, kích thước bụng lộ rõ hẳn do bé đang phát triển nhanh. Mẹ cũng bắt đầu tăng cân nhanh trong khoảng thời gian này.
Tuy nhiên, kích thước bụng của mỗi người không giống nhau. Cùng thời gian mang thai, có người bụng to hơn, người bụng nhỏ hơn. Nguyên nhân có thể do:
- Cơ địa của mẹ: Nếu mẹ có dáng người thon gọn, cao ráo sẽ ít lộ bụng hơn. Còn nếu mẹ có dáng người nhỏ, thấp bé, sẵn lớp mỡ bụng dày thường sẽ thấy bụng lộ to hơn và sớm hơn.
- Số lần mang thai của mẹ: Nếu đây là lần mang thai đầu tiên thì bụng mẹ sẽ lâu lộ hơn so với những trường hợp đã mang thai lần hai trở đi.
- Nước ối trong bụng: Lượng nước ối thay đổi thường xuyên trong suốt thời gian mang thai. Thể tích nước ối tăng từ 50 ml khi bé được 4 – 8 tuần tuổi đến 1000 ml khi bé được 38 tuần.
Những sự thật bất ngờ khi mang thai mà mẹ bầu chưa biết
Vấn đề cân nặng
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hầu hết mẹ bầu đều chưa thấy có dấu hiệu tăng cân hoặc ít tăng cân, nhìn chung tăng khoảng 2kg). Nguyên nhân là do thai nghén.
Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ sẽ thấy tăng cân nhanh chóng, khoảng 1,5 – 2 kg mỗi tháng. Mức cân cụ thể ra sao tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng mang thai của mỗi người.
- Với mẹ có cân nặng trung bình trước khi mang thai thì sẽ tăng khoảng 11,3 – 16 kg.
- Với mẹ ít cân trước khi mang thai thì sẽ tăng khoảng 12,7 – 18,3 kg.
- Với mẹ thừa cân trước khi mang thai thì sẽ tăng khoảng 7 – 11,3 kg.
- Với mẹ mang song thai thì khi mang thai sẽ tăng khoảng 16 – 20,5 kg.
Nếu mẹ tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường, sinh non, sinh mổ. Nếu mẹ tăng cân quá ít dễ khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai bị suy dinh dưỡng, sinh non.
Dấu hiệu trên bụng
Mẹ sẽ thấy bắt đầu xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng dưới khi thai được 4 tuần trở lên. Đường này được tạo ra bởi lượng sắc tố melanin sản xuất quá nhiều, vốn tồn tại trên bụng mẹ từ trước nhưng tới khi mang thai mới hiện rõ hơn. Đường này sẽ mờ dần và hết hẳn sau khi sinh từ 9 – 12 tháng. Với những người cho con bú phải đợi tới khi cai sữa cho con mới biến mất hoàn toàn.
Liên kết với em bé
Bé có thể cảm nhận được sự đau đớn của mẹ thông qua các tế bào gốc của thai nhi. Khi mẹ bị đau tim hay gặp các tổn thương khác trên cơ thể, bé đều có thể cảm nhận được điều này. Tế bào gốc sẽ được di chuyển để phục hồi sau tổn thương.
Một số nghiên cứu còn cho thấy, bé trai lưu lại vết tích ADN trong não bộ mẹ. Nhờ vậy mà mẹ giảm khả năng mắc bệnh Alzeimer, căn bệnh này có thể giảm khả năng ghi nhớ khi mẹ về già.
Bé đạp bụng bầu
Thực tế là bé bắt đầu biết máy kể từ tuần thứ 8 – 12 của thai kỳ nhưng vì lúc này thai còn nhỏ nên mẹ chỉ nhìn thấy bé cử động khi tiến hành siêu âm. Đến khi thai được khoảng 16 – 22 tuần tuổi, mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của bé nhưng chưa rõ ràng. Phải đến khi thai được 28 tuần tuổi, mẹ mới thấy thai máy rõ rệt với những cú đạp, đá vào thành bụng mẹ.
Những mẹ bầu từng sinh nở sẽ thấy thai máy sớm hơn. Bên cạnh đó, những mẹ có thân hình ốm, gầy, ít mỡ bụng sẽ cảm nhận được thai máy dễ dàng hơn và thường xuyên hơn so với những mẹ có thân hình mũm mĩm, mập mạp.
Các vết rạn
Vết rạn xuất hiện khi trọng lượng cơ thể mẹ tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da bụng. Ngoài ra, sự gia tăng hormone progesterone và estrogen trong cơ thể cũng có thể gây rạn do kích thích mạnh tới việc hình thành phân tử tiền hắc tố melamin, tăng sắc tố da.
Đa số mẹ bầu sẽ thấy rạn da ở ngực và bụng, tiếp đó là cánh tay, mông, bắp đùi. Tùy vào cơ địa mỗi người mà vết rạn sẽ có màu sắc khác nhau, có thể là tím, đỏ, trắng rồi dần chuyển sang xám, đen sau sinh. Nữ giới mang thai khi đã nhiều tuổi hoặc quá ít tuổi (dưới 20 hoặc trên 35) sẽ có nguy cơ rạn da cao hơn.
Bụng bầu tiết lộ giới tính
Nhiều người quan niệm rằng, hình dáng bụng bầu sẽ cho biết mẹ đang mang thai bé trai hay bé gái. Cụ thể, nếu mang thai bé trai, bụng của mẹ sẽ ở vị trí thấp và nhô ra phía trước còn nếu mang thai bé gái, bụng của mẹ sẽ ở vị trí cao và bè sang hai bên.
Tuy nhiên, quan niệm không thực sự chính xác. Chuyện bụng bầu ở vị trí cao hay thấp, nhô ra phía trước hay bè sang hai bên phụ thuộc vào cơ bụng, chiều cao và dáng người của mẹ.
Để nhận biết giới tính thai nhi, mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau:
- Siêu âm thai: Siêu âm thai cho(kết quả chuẩn nhất từ tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu chuyên viên siêu âm không nhìn rõ bộ phận sinh dục của bé thì không thể chắc chắn giới tính được. Trường hợp không thấy cần đợi tới lần siêu âm tiếp theo.
- Sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối: Cả hai xét nghiệm này đều có thể giúp mẹ bầu nhận biết giới tính thai. Tuy nhiên, mục đích chính là để xác định bé có bị rối loạn di truyền hay mắc các bất thường nhiễm sắc thể không. Trong đó, sinh thiết gai nhau thường được thực hiện khi thai được 10 – 13 tuần tuổi còn chọc ối thì từ 16 – 20 tuần tuổi.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể tìm ra các nhiễm sắc thể giới tính nam trong máu, từ đó nhận biết giới tính cho bé. Xét nghiệm máu cho kết quả sớm nhất từ tuần thứ 9 của thai kỳ nhưng vẫn chưa thể khẳng định 100%. Mẹ vẫn cần làm thêm những xét nghiệm tiêu chuẩn khác.
Những lưu ý về kích thước bụng bầu – Mẹ biết chưa?
Mặc dù không có mức chuẩn chung về kích thước bụng bầu nhưng nếu thấy mẹ tăng cân quá nhiều, bụng bầu quá to hay quá nhỏ so với tuổi thai thì cũng cần chú ý.
- Trường hợp bụng bầu quá lớn có thể do mẹ bị béo phì, mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, nếu mẹ bị đa ối cũng khiến bụng bầu có kích thước to hơn rất nhiều do lượng nước ối nhiều hơn bình thường.
- Trường hợp bụng bầu lép hơn bình thường có thể do mẹ bị cao huyết áo hay thiếu nước ối. Mẹ bị cao huyết áp thường khiến mạch máu trong cơ thể thai nhi nhỏ hơn, oxy không đủ để truyền cho bé, thai chậm phát triển, bụng bé hơn so với tuổi thai.
Bên cạnh việc bụng bầu lớn lên thì rốn của mẹ cũng có xu hướng lồi dần. Vì vậy mẹ không cần quá lo lắng, rốn của mẹ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Để đảm bảo bé yêu của mẹ phát triển bình thường, mẹ nên đi khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ đồng thời dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Một trong những địa chỉ khám thai uy tín được hàng triệu người tin tưởng lựa chọn là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội). Phòng khám đầu tư rất nhiều máy móc hiện đại từ các nước tiên tiến trên thế giới như: hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy phân tích nước tiểu 10 thông số, siêu âm đầu dò, siêu âm 4D… Tất cả được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng đạt chuẩn phù hợp với quy định của bộ y tế, đảm bảo an toàn đồng thời cho kết quả nhanh chóng, chính xác (độ chuẩn xác lên tới 99,9%).
Khi tới đây thăm khám, chị em cũng không cần mất nhiều thời gian chờ đợi với thủ tục nhanh chóng, không rườm rà, thông tin cá nhân bảo mật tuyệt đối, đặc biệt là có thể đặt hẹn trước với bác sĩ mà mình mong muốn theo lịch cá nhân. Chi phí niêm yết công khai minh bạch rõ ràng, không chênh lệch quá nhiều so với các bệnh viện lớn.
Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám:
- Thạc sĩ. Bác sĩ Trương Thị Vân: Nguyên trưởng khoa Sản tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội với hơn 30 năm kinh nghiệm, từng làm việc tại Sở Y tế.
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Nguyên trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình” với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa.
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa II Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm: Nguyên trưởng khoa Y học cổ truyền tại bệnh viện E Hà Nội với hơn 30 năm kinh nghiệm.
Thời gian làm việc: cả ngoài giờ hành chính từ 8h sáng tới 20h hàng ngày (không ngày nghỉ).
Đường dây nóng: (024) 38255599 – 083.66.33.399
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết Có bầu mấy tháng thì bụng to, kích thước bụng bầu nói lên điều gì cùng nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn có điều gì thắc mắc thì có thể hỏi [Tại Đây] để được tư vấn thêm (hoàn toàn miễn phí).
+ Nguồn tham khảo:Belly Size During Pregnancy – A Week by Week Chart https://parenting.firstcry.com/articles/belly-size-during-pregnancy-things-you-should-know/ Truy cập ngày: 13/10/2020
Ngày sửa: 13-10-2020
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]