Phụ khoa

Có kinh nguyệt có nội soi dạ dày được không?

Nội soi dạ dày là thủ thuật đưa ống soi mềm vào bên trong đường tiêu hóa nhằm phát hiện các bệnh lý tại dạ dày cũng như tầm soát ung thư. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em khi gặp phải các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa đều băn khoăn không biết có kinh nguyệt có nội soi dạ dày được không? Bài viết dưới đây phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp bạn đọc có được lời giải đáp chính xác cho vấn đề này!

Tìm hiểu về phương pháp nội soi dạ dày

Tìm hiểu về phương pháp nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là thủ thuật đưa một ống soi mềm có đường kính khoảng 1cm vào đường tiêu hóa để phát hiện những tổn thương, viêm loét, polyp thậm chí tế bào ung thư tại dạ dày, đường tiêu hóa. Từ đó, có hướng điều trị kịp thời.

Nội soi dạ dày sẽ thường được bác sĩ chỉ định khi người bệnh có xuất hiện các triệu chứng bất ổn về đường tiêu hóa như:

  • Cảm thấy đau ở vùng bụng trên, vị trí thượng vị dạ dày.
  • Thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua.
  • Buồn nôn và nôn ói, nôn ra máu.
  • Chảy máu đường tiêu hóa.
  • Đầy bụng, chán ăn, chậm tiêu.
  • Trào ngược dạ dày.
  • Đi ngoài ra máu.
  • Cảm thấy khó nuốt, nuốt đau.
  • Viêm họng kéo dài, ho liên tục.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, việc nội soi dạ dày còn được thực hiện trong quá trình khám sức khỏe tổng quát, tầm soát các bệnh về đường tiêu hóa và tầm soát ung thư.

Thủ thuật nội soi dạ dày giúp phát hiện những bệnh lý nào?

So với các phương pháp chụp X-quang hay siêu âm ổ bụng, thì phương pháp nội soi dạ dày sẽ có độ chính xác cao hơn, giúp phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất tại thực quản, dạ dày, hành tá tràng và tá tràng. Ngoài ra, trong quá trình nội soi, các bác sĩ có thể dễ dàng lấy một mẫu mô dạ dày để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Nội soi dạ dày có thể phát hiện những bệnh gì? Dưới đây là 6 bệnh lý có thể được phát hiện thông qua việc nội soi dạ dày:

  • Bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày là một bệnh lý tại đường tiêu hóa phổ biến với các triệu chứng như: đau vùng thượng vị, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Đây là tình trạng các niêm mạc dạ dày bị viêm loét và sưng tấy. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là người già. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra biến chứng xuất huyết đường tiêu hóa, loét dạ dày, thậm chí dẫn đến ung thư dạ dày nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori).

Đối với bệnh lý này, khi thực hiện nội soi dạ dày, thì các bác sĩ sẽ quan sát thấy niêm mạc dạ dày bị phù nề, xung huyết đỏ.

  • Bệnh loét dạ dày

Loét dạ dày là những tổn thương viêm loét tại lớp niêm mạc dạ dày. Căn bệnh này xảy ra khi lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày khỏi tác động của dịch tiêu hóa bị suy giảm. Khi đó, các dịch vị axit có thể làm bào mòn niêm mạc và các mô đệm dạ dày, gây ra hiện tượng viêm loét. Khi bị loét dạ dày, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở vùng thượng vị, mức độ đau sẽ tăng khi đói. Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân sẽ thấy có biểu hiện xuất huyết đường tiêu hóa như: nôn ra máu tươi, đại tiên phân đen.

Đối với căn bệnh này, khi thực hiện nội soi dạ dày, các bác sĩ có thể quan sát thấy các vết trợt loét trên niêm mạc hoặc các ổ loét lớn đã ăn sâu xuống hết niêm mạc.

  • Phát hiện vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một loại vi khuẩn trú ngụ và phát triển trong dạ dày con người. Loại vi khuẩn này là tác nhân hàng đầu gây nên các cơn đau dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Bởi vi khuẩn Hp sẽ tiết ra độc tố làm suy yếu niêm mạc dạ dày, đồng thời kích thích niêm mạc dạ dày tiết ra nhiều axit hơn.

Để phát hiện vi khuẩn Hp, các bác sĩ sẽ thực hiện nội soi dạ dày kết hợp với lấy mẫu mô dạ dày để xét nghiệm.

  • Polyp dạ dày

Polyp dạ dày là những khối tế bào được hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Các khối polyp dạ dày đa số ở dạng lành tính, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp polyp chuyển thành ác tính và có khả năng tiến triển thành ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm.

Trong giai đoạn đầu, các khối polyp dạ dày sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng gì. Tuy nhiên, khi polyp phát triển lớn hơn, lan rộng thì sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn ói, sụt cân, đi ngoài ra máu… Căn bệnh này chỉ có thể được phát hiện bằng phương pháp nội soi dạ dày.

  • Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày chính là tình trạng chảy máu tại niêm mạc dạ dày. Đây có thể là biến chứng cấp tính của các bệnh lý tại dạ dày. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng. Đối với các trường hợp xuất huyết dạ dày, việc nội soi dạ dày có thể giúp phát hiện các vị trí niêm mạc bị tổn thương, đánh giá mức độ xuất huyết. Đồng thời, các bác sĩ cũng có thể tiến hành cầm máu cho bệnh nhân bằng cách dụng cụ chuyên dụng thông qua ống nội soi.

  • Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một bệnh lý dạ dày vô cùng nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Các tế bào trong dạ dày tăng trưởng một cách bất thường và phát triển thành các khối u bên trong dạ dày.

Việc nội soi dạ dày có sinh thiết hiện là phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày chính xác nhất, đặc biệt có thể phát hiện được bệnh ngay từ giai đoạn sớm.

Quy trình nội soi dạ dày diễn ra như thế nào?

Một quy trình nội soi dạ dày an toàn, đúng quy định sẽ bao gồm những bước dưới đây:

  • Khám sàng lọc và xét nghiệm

Nội soi dạ dày là thủ thuật đưa một ống nội soi thông qua miệng vào thực quản rồi xuống dạ dày, hành tá tràng và tá tràng. Do đó, trước khi tiến hành nội soi dạ dày, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân, đồng thời chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết.

Bệnh nhân sẽ được kiểm tra tiền sử bệnh, các triệu chứng bệnh, thực hiện điện tim đồ, xét nghiệm máu, X quang phổi nếu cần thiết.

  • Tiến hành nội soi

Bệnh nhân được hướng dẫn nằm nghiêng sang bên trái. Nếu có gây mê, bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc mê vừa đủ cho người bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt vào miệng bệnh nhân một miếng nhựa để đảm bảo miệng luôn mở trong quá trình nội soi.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ bôi trơn ống nội soi và đưa nó vào bên trong miệng bệnh nhân, đi qua thực quản xuống dạ dày và tá tràng. Các hình ảnh trong đường tiêu hóa sẽ được camera thu lại và hiển thị trên màn hình. Trong quá trình này, nếu cần thiết các bác sĩ cũng có thể lấy mẫu sinh thiết để đem đi xét nghiệm hoặc tiến hành các thủ thuật điều trị như: cắt polyp, cầm máu, lấy dị vật,…

Quá trình nội soi dạ dày diễn ra khá nhanh chóng, chỉ kéo dài khoảng từ 15-20 phút tùy theo tình trạng cụ thể của từng người.

  • Theo dõi sau khi nội soi

Sau khi kết thúc quá trình nội soi dạ dày, nếu có gây mê, bệnh nhân sẽ được đưa về phòng để hồi tỉnh và nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút. Nếu không có vấn đề gì bất thường, bệnh nhân có thể được cho về nhà.

Có kinh nguyệt có nội soi dạ dày được không

Có kinh nguyệt có nội soi dạ dày được không?

Có kinh nguyệt có nội soi dạ dày được không? Các chị em đang trong chu kỳ kinh hoàn toàn có thể thực hiện nội soi dạ dày được. Bởi để thực hiện nội soi dạ dày, các bác sĩ sẽ đưa một ống soi mềm vào đường tiêu hóa thông qua mũi hoặc miệng của bệnh nhân. Việc các chị em đang trong chu kỳ kinh sẽ không có bất kỳ sự liên quan hay ảnh hưởng gì đến quá trình thực hiện nội soi dạ dày cũng như kết quả chẩn đoán.

Sau khi thực hiện nội soi dạ dày, các bạn sẽ cảm thấy khó chịu, buồn nôn, đau rát vùng họng. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ thường tự biến mất sau một vài giờ nội soi, nên các bạn không cần quá lo lắng. Nếu thấy triệu chứng đau họng kéo dài nhiều ngày đi kèm cùng với sốt cao và sưng đau thì các bạn nên chủ động đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Những lưu ý quan trọng trước và sau khi thực hiện nội soi dạ dày

Đối với người đi khám tiêu hóa, nội soi là phương pháp được chỉ định nhiều. Người bệnh cần lưu ý:

+ Trước khi nội soi dạ dày:

  • Các bạn cần nhịn ăn 6 – 8 tiếng trước nội soi để có thể quan sát rõ lớp niêm mạc dạ dày, tránh tình trạng bị trào ngược, sặc thức ăn.
  • Nhịn uống ít nhất 2 tiếng trước khi nội soi để tránh gây sặc đường hô hấp trong quá trình nội soi.
  • Những người đang mắc bệnh hen, tim mạch, tăng huyết áp và tiền sử dị ứng cần thông báo cụ thể với bác sĩ trước khi tiến hành thủ thuật nội soi dạ dày.
  • Các chị em đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai cần thông báo cho bác sĩ.

+ Sau khi nội soi dạ dày:

  • Sau khi nội soi dạ dày, các bạn nên tránh ăn các món ăn cay nóng, các món ăn chua vì chúng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Việc nội soi dạ dày có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau rát cổ họng, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn do ống soi được đưa vào sâu bên trong dạ dày. Khi gặp phải các triệu chứng này, các bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý để cảm thấy dễ chịu hơn. Không được khạc nhổ, móc họng bởi việc làm này có thể khiến tình trạng đau rát họng trở nên trầm trọng hơn.
  • Nên ăn các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, canh,…để làm giảm ma sát với cổ họng.

NÊN XEM THÊM:

Mong rằng qua bài viết trên đây, các bạn có thể giải đáp được băn khoăn có kinh nguyệt có nội soi dạ dày được không. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, các bạn hãy nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.663.399 để được các bác sĩ hỗ trợ, tư vấn sớm nhất.

Ngày sửa: 07-01-2023

Nguyễn Thị Luyện
Tác giả Bác sĩ: Nguyễn Thị Luyện CKI sản phụ khoa
  • Bác sĩ tốt nghiệp đại học Y dược Thái Nguyên, từng giữ chức vị trưởng khoa Sản bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La. Hiện đang công tác khám chữa phụ khoa tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã – Ba Đình
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
vi-sao-kinh-nguyet-chi-ra-vai-giot

Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những thước đo tình trạng sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Hiện tượng kinh nguyệt chỉ ra vài giọt có thể là cảnh báo của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm mà chị em không nên chủ quan. Cùng phòng khám đa khoa […]

co-kinh-nguyet-co-cham-cuu-duoc-khong

Châm cứu là một trong những biện pháp chữa bệnh hiệu quả mà không dùng thuốc đã được áp dụng từ nhiều năm trước. Ngày này, châm cứu được sử dụng phối hợp với các phương pháp điều trị đông tây y kết hợp để điều trị một số bệnh đặc trưng mang lại hiệu […]

kinh-nguyet-bi-tac

Kinh nguyệt phản ánh rõ nét tình trạng sức khỏe- sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Vì thế, nếu như chị em có dấu hiệu kinh nguyệt bị rối loạn hay kinh nguyệt bị tắc thì tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi nó có thể là dấu hiệu phản ánh tình trạng […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội