Sức khỏe mẹ và bé

Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm nhất

Sau khi thụ thai vài ngày là cơ thể nữ giới đã có những thay đổi nhất định. Dựa vào những thay đổi này kết hợp với que thử thai, nữ giới có thể biết bản thân có đang mang thai hay không, từ đó có những hướng xử lý khác nhau. Để tìm hiểu cụ thể hơn những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm đồng thời biết cần làm gì khi phát hiện mang thai, bạn đọc hãy xem ngay bài viết sau. Bài viết được chia sẻ kiến thức từ bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, hiện đang công tác và làm việc tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm nhất

Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết mang thai sớm nhất

Dưới dây là những dấu hiệu mang thai mà chị em cần chú ý:

  • Ra máu báo thai: Sau khi phôi thai được hình thành và bám vào tử cung để làm tổ sẽ gây chảy máu. Máu ra ít, có màu hồng, đỏ hoặc nâu, kéo dài lâu nhất 3 ngày gọi là máu báo thai.
  • Chậm kinh: Chậm kinh cũng là biểu hiện xuất hiện khi phôi thai hoàn tất việc làm tổ trong buồng tử cung. Nguyên nhân gây chậm kinh là do sau khi phôi thai làm tổ, cơ thể nữ giới sẽ bắt đầu sản sinh ra hormone HCG để duy trì thai kỳ và giảm bớt tích trứng tại buồng trứng trong mỗi kỳ kinh nguyệt.
  • Chuột rút: Chuột rút thường xảy ra sau 6 – 12 ngày thụ thai thành công.
  • Khí hư ra nhiều: Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể do mang thai khiến vùng kín nữ giới tiết nhiều khí hư có màu trắng hoặc trắng đục.
  • Đau ngực: Đau ngực có thể xuất hiện sau 1-2 tuần thụ thai thành công. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone trong cơ thể làm tăng lượng máu lên bầu ngực dẫn tới đau nhức, thậm chí còn sưng lên. Bên cạnh đó, nữ giới còn thấy các núm vú trở nên sẫm màu hơn.
  • Người mệt mỏi: Tăng nồng độ progesterone, tăng sản xuất máu, giảm lượng đường trong máu… khiến nữ giới mang thai cảm thấy mệt mỏi. Hơn nữa, nữ giới sẽ mệt mỏi nhiều hơn trong những tuần đầu của thai kỳ do cơ thể luôn phải làm việc 24/24.
  • Thử que 2 vạch: Que thử thai là dụng cụ xét nghiệm định tính nhằm phát hiện nồng độ hormone HCG trong nước tiểu, từ đó biết chính xác khả năng mang thai của nữ giới. Nếu que thử thai xuất hiện 2 vạch, nữ giới tuân thủ theo đúng quy trình hướng dẫn thì chứng tỏ đang mang thai. Chú ý kiểm tra 2-3 lần để cho kết quả chính xác nhất.

Ngoài những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm kể trên, mang thai còn có thể khiến nữ giới bị đi tiểu nhiều lần, buồn nôn, đầy hơi, sưng đau nướu, chóng mặt, ngất xỉu, thay đổi khẩu vị, rối loạn vị giác, nhạy cảm với nhiệt độ, tiết nhiều nước bọt, táo bón, tâm trạng thất thường, đau lưng, tăng cân, khó thở, hụt hơi, tăng nhiệt độ cơ thể, rôm, sẩy, đau bụng âm ỉ…

>>>Tìm hiểu thêm: Những thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Những câu hỏi thường gặp khi mang thai

1/ Những điều kiêng kỵ khi mang thai trong dân gian

Theo dân gian, nếu muốn em bé khỏe mạnh thì mẹ cần tuân thủ những kiêng kỵ sau:

  • Tránh đám ma, đám cưới
  • Không tắm đêm
  • Không ngồi xổm khi bụng to
  • Không cắt tóc
  • Không ăn đồ có màu đen
  • Không báo tin vui cho mọi người càng lâu càng tốt, đặc biệt là thai dưới 3 tháng
  • Không được đan len hoặc sợi
  • Không sắm đồ trước tháng thứ 8
  • Không ngồi cùng mâm với người khác
  • Không uống nước dừa
  • Không mua hàng sáng sớm

Tuy nhiên, đây chỉ là những tương truyền dân gian, mẹ không cần tuân thủ theo tất cả những kiêng kỵ này mà hãy xem xét cho khoa học, hợp lý, miễn sao không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé là được.

2/ Bà bầu nên nằm ngủ nghiêng bên nào tốt cho thai nhi?

Nghiên cứu cho thấy, ngủ nghiêng sang bên trái là tư thế ngủ tốt nhất dành cho cả mẹ và bé.

Lợi ích khi mẹ ngủ nghiên sang trái:

  • Thở tốt hơn
  • Giảm áp lực lên tử cung
  • Tử cung không đè lên gan
  • Giảm áp lực phía dưới chân và lưng dưới
  • Giảm phù chân cho mẹ bầu ở những tháng cuối của thai kỳ
  • Tránh tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới mà giảm lượng máu tới tim
  • Tiếp thêm dinh dưỡng và máu đến nhau thai

Tuy nhiên, việc nằm ngủ liên tục trong một tư thế suốt đem sẽ không được thoải mái. Do đó, mẹ bầu có thể chuyển nghiêng bên trái rồi nghiêng bên phải, tập thói quen nghiêng trái nhiều hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể gác chân cao, nằm đầu cao, sử dụng gối dành riêng cho bà bầu để luôn có một giấc ngủ sâu.

Bà bầu nên nằm ngủ nghiêng bên nào tốt cho thai nhi

3/ Bà bầu dùng kem dưỡng da nào?

Thay đổi nội tiết tố khiến làn da của nhiều mẹ bầu trở nên nám, tàn nhan, nổi mụn, khô, nhờn, sần sùi… Mẹ có thể cải thiện làn da bằng những loại kem dưỡng ẩm lành tính như:

  • Kem dưỡng ẩm Juice Beauty Nutrient Moisturizer
  • Kem dưỡng ẩm ban đêm Andalou Beta Hydroxy Recovery Cream
  • Kem dưỡng da chống lão hóa Kiehl’s Super Multi Corrective Cream
  • Kem sáng da cho nữ giới mang thai và sau sinh Organic Bella B
  • Kem dưỡng da trà xanh Innisfree Green Tea Balancing Cream
  • Kem dưỡng ẩm Neutrogena Hydro Water Gel
  • Kem dưỡng ẩm Laneige Water Bank Gel
  • Kem dưỡng ngăn ngừa rạn da cho bà bầu Mustela Stretch Marks Prevention Cream

Chú ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

4/ Làm tóc khi đang có thai có được không?

Mẹ bầu có thể làm tóc khi đang mang thai nhưng hãy nhớ những điều sau để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi làm tóc.
  • Tránh uốn, duỗi tóc, thay vào đó nên nhuộm tóc.
  • Sử dụng thuốc nhuộm tóc từ thảo dược sẽ có ít tác dụng phụ hơn.
  • Không nhuộm tóc trong 3 tháng đầu của thai kỳ
  • Thử phản ứng của thuốc trước khi sử dụng bằng cách thoa lên vùng da ở mặt trong cánh tay gần cùi chỏ. Theo dõi 48h là có kết quả. Nếu mẹ bị ngứa, nổi mẩn thì tuyệt đối không dùng.
  • Đeo găng tay nếu tự nhuộm tóc.
  • Hạn chế tối đa hóa chất có trong thuốc nhuộm và không áp dụng trực tiếp lên da đầu.

5/ Bà bầu thường ốm nghén trong bao lâu?

Ốm nghén thường bắt đầu từ tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ, một số trường hợp có thể xuất hiện sớm hơn, tuần thứ 4 đã thấy ốm nghén. Ốm nghén có xu hướng nặng hơn trong tháng tiếp theo, đa phần kéo dài tới tuần thứ 14 là hết. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp phải mất một tháng mới có thể trở lại bình thường, thậm chí hết rồi lại quay trở lại hoặc diễn ra suốt thai kỳ.

>>> Tìm hiểu thêm: Những loại rau khiến bà bầu sảy thai

Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai sớm?

1/ Khám thai

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm, mẹ bầu cần chủ động khám thai ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định tuổi thai, loại trừ thai ngoài tử cung đồng thời giúp mẹ ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ như đái tháo đường, tăng huyết áp…

2/ Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một xét nghiệm quan trọng mà mẹ bầu cần thực hiện trong suốt thai kỳ của mình, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Dựa vào xét nghiệm này, bác sĩ có thể biết được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu đang ra sao, có mắc phải bệnh gì không (đặc biệt là viêm gan B, thiếu máu, thiếu sắt, giang mai, HIV/AIDS…), thai nhi có bị dị tật bẩm sinh hay gặp phải vấn đề gì không… từ đó có phương án xử lý tốt nhất.

Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai sớm

3/ Tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bé. Do đó, mẹ cần chú ý:

  • Hạn chế rượu, bia, các chất kích thích.
  • Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, tái chín, đồ ăn nhanh, chế biến nhiều lần.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu axit folic như các loại đậu, bông cải, ngũ cốc, rau bia… để thai phát triển tốt hơn, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, sinh non.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, hải sản, rau có màu xanh đậm… để ngăn ngừa thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống sau sinh đồng thời giúp bé phát triển hệ xương chắc khỏe.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, cải bó xôi, ngũ cốc… để ngăn ngừa thiếu máu đồng thời giúp thai phát triển tốt hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, các loại đậu… để tạp mô và cơ quan chức năng cho thai nhi.
  • Duy trì uống 2 – 2,5 lit nước mỗi ngày để tạo máu và nước ối cho thai nhi đồng thời giúp mẹ giảm mệt mỏi, ngăn ngừa bệnh về thận, bàng quang, đường tiểu.

4/ Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

Mang thai khiến cơ thể mẹ trở nên mệt mỏi hơn rất nhiều. Do đó, mẹ cần chú ý ngủ đủ giấc (7 – 8h mỗi ngày) đồng thời dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh vận động mạnh, mang vác vật nặng đồng thời vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày.

5/ Củng cố kiến thức bầu bí và sinh nở

9 tháng 10 ngày là hành trình gian truôn mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần phải trải qua. Để trải qua hành trình này một cách suôn sẻ, sinh ra được những đứa con khỏe mạnh nhất, mẹ nên tìm hiểu và củng cố kiến thức bầu bí, sinh nở từ báo chí, diễn đàn hoặc bằng cách tham gia lớp học tiền sản. Nếu có điều kiện, hãy đi cùng chồng nữa nhé.

6/ Lựa chọn nơi khám thai và sinh nở an toàn

Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội) là một trong những địa chỉ Sản phụ khoa uy tín hàng đầu tại Hà Nội, chuyên khám thai, theo dõi thai sản và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nữ giới trong suốt thai kỳ.

Phòng khám không chỉ đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại mà còn quy tụ được đội ngũ y bác sĩ đều là những người có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, từng công tác và làm việc tại nhiều trung tâm, bệnh viện lớn của thủ đô. Điển hình là:

  • Thạc sĩ. Bác sĩ Trương Thị Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa Sản tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội.
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
  • Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.

Thủ tục nhanh gọn, kết quả chính xác, không mất nhiều thời gian chờ đợi. Quy trình nghiêm ngặt đảm bảo vệ sinh, điều kiện vô trùng vô khuẩn. Chi phí không chênh lệch quá nhiều so với các bệnh viện lớn.

Thời gian làm việc: 8h – 20h30 hàng ngày (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ)

Đường dây nóng: (024) 38255599083.66.33.399

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết được Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm nhất cùng nhiều thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc liên quan tới thai kỳ, bạn có thể nhấp chuột [Tại Đây] để được tư vấn thêm (hoàn toàn miễn phí).

Nguồn tham khảo:

+ Symptoms of pregnancy: What happens first https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853 Truy cập ngày: 7/10/2020
+ Early Pregnancy Symptoms https://www.healthline.com/health/pregnancy/early-symptoms-timeline Truy cập ngày: 7/10/2020

Ngày sửa: 19-11-2020

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội