Đường kính lưỡng đỉnh là gì? Đường kính nhỏ có đáng lo không?
26 Th 09, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
801- 1Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là gì?
- 2Khi nào có thể đo đường kính lưỡng đỉnh qua siêu âm?
- 3Đường kính lưỡng đỉnh BPD bình thường là bao nhiêu?
- 4Tính cân nặng thai nhi theo đường kính lưỡng đỉnh
- 5Làm thế nào để đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi phát triển bình thường?
- 6Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ có đáng lo không? Có thể cải thiện được không?
- 7Địa chỉ thăm khám, theo dõi thai uy tín tại Hà Nội
Đường kính lưỡng đỉnh là gì? chỉ số này nói lên điều gì? Theo chuyên gia, mang thai và sinh con là trải nghiệm tuyệt vời đối với người phụ nữ. Tuy nhiên, để đón được con yêu chào đời khỏe mạnh thì mẹ và bé phải trải qua 9 tháng 10 ngày vô cùng gian nan. Trong suốt thời kỳ mang thai thì việc theo dõi sự phát triển của bé luôn vô cùng quan trọng với nhiều chỉ số chẩn đoán thai có phát triển khỏe mạnh hay không, trong đó có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh.
Nội dung chia sẻ được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế– bác sĩ chuyên khoa II- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm nghiệm, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là gì?
Đường kính lưỡng đỉnh là gì? Theo các chuyên gia y tế cho biết: Đường kính lưỡng đỉnh (tên tiếng Anh là Biparietal diameter, viết tắt là BPD) là một trong những chỉ số của thai nhi đo được ở mặt cắt lớn nhất (tính từ trán ra sau gáy) hộp sọ của em bé hoặc có thể hiểu là đường kính đầu của em bé.
Thông qua chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, bố mẹ sẽ biết được về trọng lượng thai như thế nào, tuổi thai, và một số chỉ số khác về tốc độ phát triển của thai nhi. Nhưng khi siêu âm thai kiểm tra sự phát triển của bé thì không chỉ dựa vào đường kính lưỡng đỉnh mà cần phải dựa thêm vào các chỉ số khác như chu vi vòng bụng, chiều dài dương đùi, vòng đầu….để đánh giá toàn diện nhất.
Khi nào có thể đo đường kính lưỡng đỉnh qua siêu âm?
Nhiều chị em cho rằng việc đo đường kính lưỡng đỉnh của thai có thể thực hiện ở bất kỳ tuổi thai nào. Nhưng không phải vậy, đường kính lưỡng đỉnh chỉ được đo khi thai 13 tuần đến khoảng thai 20 tuần là tốt nhất, chính xác nhất.
Lưu ý việc siêu âm, đo đường kính lưỡng đỉnh cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, bác sĩ siêu âm giỏi thực hiện trong điều kiện đầy đủ thiết bị y tế để mang lại kết quả chính xác nhất.
Mẹ không nên quá lo lắng vì thực chất bác sĩ sẽ lên lịch khám thai và hẹn khám cho mẹ đầy đủ, siêu âm và đo chỉ số đầy đủ nên mẹ không cần lo lắng nhé!.
Đường kính lưỡng đỉnh BPD bình thường là bao nhiêu?
Bác sĩ Huế cho biết: Đường kính lưỡng đỉnh BPD bình thường của thai nhi tính từ tuần thứ 13 – 40 của thai kỳ vào khoảng 88 – 100mm, trong đó đường kính trung bình là 94 mm. Vậy trường hợp chỉ số này không nằm trong mức tiêu chuẩn thì điều gì sẽ xảy ra???
>>> Tìm hiểu thêm: Các mốc khám thai quan trọng – Mẹ bầu cần nhớ
Trong trường hợp đường kính lưỡng đỉnh quá lớn, vượt mức cho phép nêu trên khả năng thai nhi có phần đầu khá to, điều này có thể gây trở ngại cho mẹ trong ca sinh thường, đặc biệt với những mẹ lần đầu sinh con. Trường hợp này tùy vào kích thước BPD lớn bao nhiêu mà có thể mác sĩ tư vấn mẹ nên sinh mổ để an toàn. Nguyên nhân thai có chỉ số lưỡng đỉnh lớn vượt mức thông thường có thể do mẹ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ gây nên.
Trong trường hợp đường kính lưỡng đỉnh quá nhỏ, điều này có thể đang phản ánh thai chậm phát triển hoặc phần đầu của thai nhi nhỏ hơn so với các trường hợp bình thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm một vài xét nghiệm khác để chẩn đoán toàn diện sự phát triển của bé.
Tóm lại, nếu như kết quả siêu âm lần 1 mà đường kính lưỡng đỉnh nằm trong khoảng không an toàn thì bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm thai lần nữa đồng thời thực hiện xét nghiệm chuyên sâu khác như chọc ối kiểm tra DNA để chắc chắn về chẩn đoán, sự phát triển của thai nhi.
Tính cân nặng thai nhi theo đường kính lưỡng đỉnh
Dựa vào đường kính lưỡng đỉnh, bố mẹ có thể tính được cân nặng của em bé theo hai công thức dưới đây:
Trọng lượng (gam) = [ đường kính lưỡng đỉnh BPD (mm) – 60] x 100
Ví dụ:
Đường kính lưỡng đỉnh BPD 92mm thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3,2 kg.
Trọng lượng (gam) = 88.69 x đường kính lưỡng đỉnh BPD (mm) – 5062
Ví dụ:
Đường kính lưỡng đỉnh BPD = 92mm, thai nhi cân nặng: 88.69 x 92– 5062 = 3,09g.
Làm thế nào để đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi phát triển bình thường?
Bác sĩ Huế nhấn mạnh, để đường kính thai nhi phát triển bình thường thì khi mang thai mẹ cần phải chăm sóc thật tốt cho sức khỏe từ chế độ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng cho đến việc thăm khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé. Đặc biệt khi biết mình mang thai, mẹ cần phải cung cấp đầy đủ và cân đối 4 thành phần dinh dưỡng đó là tinh bột, chất đạm, chất béo, các loại vitamin có trong rau củ quả. Trong đó chất đạm, chất béo có thể giúp tăng cường nhiều hơn đến sự phát triển tốt của em bé.
Mặt khác, ngoài các dưỡng chất nêu trên thì mẹ cần phải bổ sung chất sắt có trong viên uống theo chỉ định của bác sĩ, các thực phẩm hàng ngày, chất axit folic và đừng quên bổ sung canxi phòng tránh còi xương cho trẻ, bổ sung thêm vitamin tổng hợp cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng để mẹ có thể bảo vệ bé một cách tốt nhất.
Ngoài ra, mẹ đường quên trước khi mang thai phải tiêm phòng đầy đủ các múi cúm, rubella, sởi,…khi mang thai đừng quên tiêm phòng viêm gan B, uốn ván…..
>>>Tìm hiểu thêm: Những thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu
Đường kính lưỡng đỉnh nhỏ có đáng lo không? Có thể cải thiện được không?
Như đã trình bày ở phần trên bài viết, thông thường đường kính lưỡng đỉnh BPD bình thường của một em bé sắp chào đời trong khoảng từ 88-100mm. Nếu kết quả siêu âm BPD nhỏ thì có thể thai nhi đã bị chậm phát triển do các nguyên nhân sau:
+ Do não bộ của bé phát triển không đầy đủ khiến cho đường kính lưỡng đỉnh BPD nhỏ theo. Đối với tình trạng này, khi sinh em bé dễ gặp phải các vấn đề về phát triển trí não chậm, di chứng thần kinh, thể chất không tương đồng với não bộ đồng thời sức đề kháng sau khi sinh yếu hơn trẻ bình thường, dễ mắc các bệnh lý về huyết áp.
+ Đường kính lưỡng đỉnh BPD nhỏ cũng có thể là biểu hiện điển hình của hội chứng đầu phẳng. Đầu phẳng là một trong những bất thường gây nên tật vẹo cổ, theo đó khi sinh ra trẻ dễ bị lệch về hình thức ( đầu nghiêng một bên, còn cằm thì nghiêng về phía đối diện) chính những tác động này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hộp sọ- não bộ khiến cho đường kính lưỡng đỉnh BPD nhỏ hơn chuẩn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng này là do trong thời gian thai kỳ mẹ bị thiếu nước ối hoặc do chế độ dinh dưỡng khi mang thai không phù hợp.
+ Dị tật đầu nhỏ: cũng là nguyên nhân phổ biến gây đường kính lưỡng đỉnh nhỏ. Trường hợp nếu đầu bé bị nhỏ hơn mức tiêu chuẩn nhưng não bộ vẫn bình thường, thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng em bé của mẹ vẫn phát triển khỏe mạnh. Trong những trường hợp đầu nhỏ do yếu tố di truyền, hay bất thường cấu trúc não hoặc ảnh hưởng từ môi trường khiến cho đường kính lưỡng đỉnh BPD nhỏ sẽ là trường hợp đáng lưu ý mà mẹ cần phải lắng nghe bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng, bởi nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ và các giác quan của bé sau khi sinh ra.
Tuy nhiên mẹ cũng không cần quá lo lắng, bởi các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đo kích thước đường kính lưỡng đỉnh kèm theo các chỉ số khác, các xét nghiệm chuyên sâu khác. Sau đó mới có thể đánh giá toàn diện và tư vấn đọc kết quả cho mẹ. Vì thế, để bé có điều kiện phát triển tốt nhất, mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đặc biệt để theo dõi sự phát triển của bé thì cần lựa chọn địa chỉ khám, siêu âm và theo dõi thai uy tín.
Địa chỉ thăm khám, theo dõi thai uy tín tại Hà Nội
Hiện nay tại Hà Nội, chị em có thể an tâm thăm khám và siêu âm, theo dõi thai, thực hiện các xét nghiệm cần thiết tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế- 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội.
Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội- đáp ứng 83 tiêu chí khắt khe của Sở Y tế. Phòng khám được xây dựng theo khuôn mẫu “bệnh viện khách sạn”, được Sở Y tế cấp phép hoạt động trong chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa, siêu âm thai, theo dõi thai kỳ, thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh chính xác cho nhiều thế hệ chị em phụ nữ tại Hà Nội nhận được sự tín nhiệm.
Với ưu thế về đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm giỏi chuyên môn trực tiếp thăm khám thai, siêu âm thai, đọc kết quả và tư vấn cho mẹ bầu từng giữ chức vụ trưởng khoa các bệnh viện lớn trên toàn quốc. Hơn nữa, để có kết quả siêu âm, khám thai chính xác, phòng khám được trang bị hệ thống cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế đầy đủ và hiện đại gồm hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy siêu âm 2D, 4D được nhập khẩu từ Anh, Mỹ, Singapore, Đức,…đã được Sở Y tế kiểm duyệt trước khi sử dụng cho kết quả chính xác. Khi khám thai tại đây chị em không cần xếp hàng chờ đợi nhờ hệ thống đặt lịch khám qua mạng, dịch vụ y tế tại đây khá tốt. Toàn bộ quá trình khám thai được thực hiện đúng quy trình của Bộ Y tế, nhanh chóng và chính xác với thời gian khoảng 20 phút. Mặt khác, thủ tục khám bệnh tại đây khá nhanh chóng. Chi phí thăm khám và siêu âm thai được niêm yết công khai phù hợp với quy định của bộ y tế, là địa chỉ khám thai, siêu âm thai và theo dõi thai uy tín của chị em sống tại Hà Nội.
Mọi thắc mắc về vấn đề đường kính lưỡng đỉnh là gì hay các vấn đề Sản phụ khoa khác, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi (024) 38255599 – 083.66.33.399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Nguồn tham khảo:
+ Biparietal Diameter and Your Pregnancy Ultrasound https://www.verywellfamily.com/biparietal-diameter-bpd-2371600#:~:text=The%20biparietal%20diameter%20measurement%20increases,reliable%20in%20predicting%20gestational%20age. Truy cập ngày 26/9/2020
+ Biparietal diameter https://radiopaedia.org/articles/biparietal-diameter Truy cập ngày 26/9/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]