Ngôi thai ngược có chuyển dạ không? [Bác sĩ tư vấn Hà Thị Huệ]
02 Th 11, 2020Hà Thị Huệ
889Ngôi thai ngược là tình trạng vị trí đầu của bé hướng lên phía trên ngực, còn mông của bé hướng về đáy khung chậu của mẹ. Nhiều người cho rằng ngôi thai ngược khi sinh thường có nguy cơ nguy hiểm cao cho cả mẹ và bé. Thậm chí có người cho rằng thai ngược thậm chí không thể chuyển dạ để sinh em bé. Vậy thực hư vấn đề này thế nào? Ngôi thai ngược có chuyển dạ không? Nếu như bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích được chuyên gia y tế có trong bài viết dưới đây.
Thai ngược là như thế nào?
Để biết được thai ngược có chuyển dạ được không, đầu tiên, chị em cần nắm vững những thông tin cơ bản về tình trạng thai ngược.
Theo y học nhận định: Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi với khung chậu của mẹ, là phần đầu tiên đi ra khỏi bụng mẹ khi chuyển dạ. Từ tuần đầu tiên cho tơi tuần thứ 24 của thai kỳ, thai nhi thường sẽ di chuyển thường xuyên, thay đổi vị trí ở trong bụng mẹ. So với những tuần đầu vì càng về cuối, vị trí của thai nhi sẽ bình ổn hơn. Cho tới tuần thứ 36 trở đi, phần lớn ngôi thai sẽ ổn định, ít xoay hướng.
Tình trạng ngôi thai ngược (còn gọi là ngôi mông), được nhận định là khi phần mông hoặc chân của bé hướng xuống phía dưới vùng xương chậu của mẹ, phần đầu lại ở phía trên gần ngực của mẹ. Theo thống kê, tỷ lệ thai ngược hiện nay không cao, chỉ chiếm từ 1 – 3% trong các ca sinh nở. Trường hợp này có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và con trong quá trình sinh nở.
Người ta thường chia tình trạng thai ngược thành 2 loại:
Ngôi ngược hoàn toàn:
Là tình trạng ngôi ngược khi bé nằm trong tư thế co đầu gối, đùi gập vào người giống tư thế ngồi xổm. Phần mông của bé sẽ đi ra ngoài cơ thể mẹ đầu tiên. Theo thống kê, đây là tư thế phổ biến nhất của ngôi thai ngược.
Ngôi ngược không hoàn toàn:
- Kiểu mông: mông của bé hướng xuống dưới khung chậu của mẹ, 2 chân duỗi thẳng chân vắt ngược lên đầu.
- Kiểu chân: 2 chân duỗi thẳng.
- Kiểu đầu gối: thai quỳ gối trong tử cung.
Tại sao ngôi thai ngược xảy ra?
Thai ngược có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, chủ yếu sẽ do 02 yếu tố sau hình thành:
- Khi sinh non (thai chưa kịp bình chỉnh thành ngôi thuận)
- Các yếu tố cản trở sự bình chỉnh của thai nhi.
Với 02 yếu tố trên thì nguyên nhân của tình trạng thai ngược có thể đến từ phí người mẹ hoặc từ phía thai nhi, cụ thể như sau:
Nguyên nhân từ phía người mẹ:
- Mẹ bầu với tử cung nhỏ, khó bình chỉnh ở người con rạ sinh nhiều lần.
- Mẹ bầu có hình dáng tử cung bất thường: tử cung bị dị dạng, tử cung đôi, tử cung 2 sừng, tử cung có nhân xơ, tử cung bị chèn ép bởi các khối u nang buồng trứng.
- Mẹ bầu có khung chậu hẹp.
Nguyên nhân từ thai nhi:
- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh, đầu cực to, não úng thủy.
- Thai bị suy dinh dưỡng.
- Do phần phụ của thai như rau tiền đạo, đa ối, thiểu ối, dây rốn ngắn hoặc do dây rốn quấn cổ.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến ngôi ngược
Trên thực tế, tình trạng ngôi thai ngược cũng có thể bị tác động bởi một số yếu tố nhất định khác. Dưới đây là một số yếu tố khác ảnh hưởng đến ngôi ngược:
- Mang đa thai
- Thể tích nước ối bất thường (đa ối hoặc thiểu ối) chính là dấu hiệu cho thấy thai kỳ đang gặp vấn đề bất thường.
- Xuất hiện những bất thường ở thai nhi.
- Tử cung và các cơ vùng chậu đã bị giãn do mẹ trải qua quá trình mang thai nhiều lần (từ 4 đứa).
- Tử cung của mẹ có bất thường sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến tư thế và ngôi của bé.
- Nhau bám ở vị trí thấp trong tử cung (nhau tiền đạo).
- Khung chậu nhỏ hoặc có chấn thương, gãy xương chậu trước đó.
- Chị em đã từng sinh mổ trước đó.
Ngôi thai ngược có chuyển dạ không?
Trao đổi về vấn đề ngôi thai ngược có chuyển dạ không thi theo chuyên gia y tế chia sẻ:
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định việc có thai ngôi ngược sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay sức khoẻ của mẹ trong suốt thai kỳ. Theo đó, khi chuyển dạ, dù là mang thai ngôi ngược mẹ vẫn có thể cảm nhận được những dấu hiệu chuyển dạ tương tự như sinh bình thường, chỉ là phương pháp sinh không hoàn toàn do mẹ chủ động mà phụ thuộc vào tư thế của thai nhi.
Bởi vậy, ngôi thai ngược có chuyển dạ không thì câu trả lời là có, bởi vậy mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Ngôi thai ngược có nguy hiểm không?
Ngôi thai ngược có chuyển dạ không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, điều có không có nghĩa là chứng không nguy hiểm. Trên thực tế, tình trạng ngôi thai ngược cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định với cả mẹ bầu và thai nhi:
Đối với mẹ bầu
- Mẹ bầu nếu mang thai ngược thì thời gian chuyển dạ có thể kéo dài hơn nhiều giờ. Mặt khác, trong giai đoạn đầu cổ tử cung mở, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn. Nhiều mẹ chọn phương pháp sinh mổ nhưng vì cơn đau quá dồn dập đã không thể kiên trì tới cuối.
- Một số trường hợp mẹ bầu có thể sẽ gặp biến chứng sa dây rốn. Đây là biến chứng thường gặp trong ngôi ngược, xuất hiện do không khí và nhiệt độ bên ngoài bị dây rốn ngăn cản, làm ngưng trệ quá trình cung cấp oxy cho bé. Sa dây rốn cần phải được cấp cứu sản khoa ngay lập tức, nếu không mổ sớm có thể không giữ được trẻ.
- Đối với những mẹ sinh thường, ngôi thai ngược có thể kiến đầu bé kẹt lại. Trường hợp này thường khiến trẻ bị thiếu oxy và thời gian sinh kéo dài. Trường hợp xấu nhất có thể phải mổ để cứu bé.
Nguy cơ với thai nhi
- Tình trạng ngôi thai ngược có thể là nguyên nhân khiến trẻ nằm trong bụng bị bầm dập mông do va chạm với xương chậu của mẹ. Một số bé có thể bị phù tại bộ phận sinh dục, đặc biệt là các bé trai có thể bị ứ nước trong tinh hoàn.
- Các bé có ngôi mông thiếu có thể sẽ giữ tư thế duỗi chân liên tục vài ngày sau đó, ngôi mông thì ngược lại.
- Trường hợp bé bị sinh non hoặc quá trình sinh diễn ra quá nhanh có thể khiến đầu bé bị tổn thương.
Những nguy cơ khi ngôi thai ngược sinh thường
Như đã nêu ở trên, tình trạng ngôi thai ngược có chuyển dạ không thì câu trả lời là có. Tử cung co thắt như nhau đối với mọi loại ngôi. Tuy nhiên, áp lực tác dụng lên vùng mông sẽ không nhiều bằng vùng đầu nên thời gian chuyển dạ có thể sẽ kéo dài hơn. Bởi vậy, nếu bà bầu sinh thường có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:
- Thời gian chuyển dạ kéo dài khiến bầu mệt và đuối hơn đặc biệt trong giai đoạn một. Một số bà bầu sẽ chọn sinh mổ vì kiệt sức, dù họ rất muốn được sinh thường.
- Sa dây rốn là biến chứng thường gặp trong ngôi thai ngược. Khi sa dây rốn, không khí và nhiệt độ bên ngoài sẽ làm dây rốn co quắp lại. Quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng cũng theo đó bị ngưng trệ.
- Tình trạng dây rốn bị chèn ép cũng có thể là nguyên nhân khiến oxy không chuyển đến cho thai được. Tình trạng này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
- Thai ngược khi sinh thường, phần thân sẽ ra ngoài trước. Lúc này, phần đầu bé có thể bị kẹt lại. Hậu quả là bé có thể thiếu oxy và thời gian sinh kéo dài. Trường hợp xấu nhất có thể phải mổ để cứu bé.
Cần làm gì khi mang thai ngôi ngược?
Sau khi giải đáp vấn đề ngôi thai ngược có chuyển dạ không, chuyên gia y tế cũng đưa ra một số khuyến cáo cần thiết đối với chị em khi rơi vào tình trạng mang thai ngôi ngược. Cụ thể như sau:
- Các trường hợp ngôi thai ngược cần được khám xét thường xuyên và cẩn thận, nhất là vào những tuần cuối của thai kỳ. Tiên lượng kỹ càng để có phương án xử trí chính xác an toàn cho cả mẹ và bé.
- Trong các cách sinh phổ biến hiện nay thì sinh mổ được coi là phương án tốt nhất cho các trường hợp ngôi thai ngược.
- Mẹ bầu cần sáng suốt trong việc tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ khám thai an toàn và uy tín bởi chỉ cần có sự chẩn đoán sai lầm và lựa chọn phương pháp sinh không chính xác là có thể trả giá bằng cả mạng sống của bé.
Nếu như vẫn còn đang băn khoăn về vấn đề này, chị em có thể tham khảo phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Đa khoa Y học Quốc Tế là một trong những địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín được đánh giá cao về cả chất lượng khám chữa bệnh với cơ sở vật chất hiện đại vượt trội.
Hệ thống thiết bị y tế tiên tiến bao gồm: Lavabo xét nghiệm tự động cho kết quả nhanh, chính xác, máy siêu âm 4D, máy phân tích nước tiểu,…đã được Sở Y tế kiểm duyệt trước khi sử dụng, phục vụ việc thăm khám thai và chẩn đoán chính xác, kịp thời.
Mặt khác, toàn bộ quá trình thăm khám thai tại đây đều được thực hiện dưới “bàn tay vàng” của đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, từng có thời gian dài công tác tại các bệnh viện lớn trên cả nước như: thạc sĩ – bác sĩ Trương Thị Vân, bác sĩ Hà Thị Huệ, bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế, bác sĩ Nguyễn Thị Luyện,…
Về chất lượng dịch vụ tại phòng Đa khoa Y học Quốc tế cũng đặc biệt được chú trọng. Tại đây xây dựng mô hình khám chữa bệnh toàn diện, áp dụng công nghệ 4.0 vào trong y tế. Nhờ vậy, suốt thời gian thăm khám thai hoặc hỗ trợ điều trị bệnh, bệnh nhân được hưởng quyền và lợi ích ngang nhau theo quy định của Bộ Y tế như:
✔ Được tư vấn miễn phí và đặt lịch hẹn khám online 24/7, thủ tục nhanh gọn không mất thời gian chờ đợi xếp hàng.
✔ Được cập nhật đầy đủ chi tiết về bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bản thân và được bác sĩ giải đáp cụ thể nhất.
✔ Được chăm sóc theo mô hình “1 bác sĩ – 1 y tá – 1 bệnh nhân” giúp chị em yên tâm và thỏai mái khi thăm khám thai tại đây, đồng thời được lựa chọn bác sĩ và nhân viên y tế chăm sóc cũng như điều trị cho mình theo yêu cầu hoặc sử dụng các dịch vụ y tế khác khi cần đến.
✔ Được đảm bảo quyền cá nhân với hệ thống bảo mật thông tin nghiêm ngặt.
✔ Được tôn trọng, cung cấp dịch vụ chu đáo, tận tình nhất với mức chi phí niêm yết theo quy định, nói “không” với văn hóa phong bì.
Bởi vậy, chị em có thể yên tâm thăm khám tình trạng thai tại đây.
Chị em nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn ngôi thai ngược có chuyển dạ không thì có thể ấn VÀO ĐÂY hoặc liên hệ hotline (miễn phí, 24/7): (024)38 255 599 – 0836 633 399 để được tư vấn cụ thể.
+> Bạn có thể quan tâm:
- Tiểu đường thai kỳ có đẻ thường được không?
- Mang thai bao nhiêu tuần là sinh?
- Siêu âm có ảnh hưởng tới thai nhi không?
+> Nguồn tham khảo: Reverse Pregnancy https://www.urbandictionary.com/define.php?term=Reverse%20Pregnancy Truy cập ngày: 2/11/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]