Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không? [Giải đáp thắc mắc]
13 Th 10, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
704Các bác sĩ Sản phụ khoa khuyến cáo rằng, tất cả phụ nữ mang thai đều cần thiết phải thăm khám sức khỏe, khám thai và siêu âm thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé, phát hiện và can thiệp kịp thời những bất thường có thể xảy ra, bảo vệ cho mẹ và em bé một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số ý kiến trái chiều về vấn đề có nên siêu âm thai không, siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?….Để giải đáp tất cả những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung chia sẻ được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế– nguyên trưởng khoa sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế.
Siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai nhi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong y học, sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của túi thai trong tử cung và các cơ quan khác trong khung xương chậu người mẹ. Theo đó, siêu âm thai được thực hiện theo lịch chi tiết, cụ thể theo từng giai đoạn có chỉ định của bác sĩ. Nếu như thai trong buồng tử cung phát triển tốt, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiếp tục hẹn siêu âm ở các tháng tiếp theo cho đến khi sinh em bé. Nếu nghi ngờ có vấn đề gì bất thường, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm nhiều hơn, thường xuyên hơn để theo dõi hoặc thực hiện thêm các kỹ thuật chẩn đoán, xét nghiệm khác.
Siêu âm thai có thể giúp bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển bình thường của thai nhi hay phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn, đặt biệt là dị tật bẩm sinh.
Có thai bao lâu thì siêu âm được?
Theo bác sĩ Quỳnh Huế, tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối. Thông thường khi chậm kinh 5-7 ngày (tương đương thai 4-5 tuần), bạn thử que thử thai lên 2 vạch thì đã có thể đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám sức khỏe, siêu âm xác định thai đã vào tử cung chưa. Nếu như thai chưa vào tử cung thì bác sĩ có thể hẹn siêu âm trong lần tiếp theo hoặc có thể cần thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu khác chẩn đoán.
Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhiều chị em lo lắng siêu âm thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? đặc biệt khi thai còn nhỏ, sóng siêu âm ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến em bé. Tuy nhiên, chuyên gia cho biết siêu âm hoàn toàn không ảnh hưởng tới thai nhi. Vì thế các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Ngược lại, phương pháp siêu âm thai cho phép bác sĩ Sản khoa chẩn đoán những thông tin về sự tiến triển của thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của người mẹ như: tuổi thai, nhịp tim thai, trọng lượng thai, tình trạng thai, nước ối, bánh nhau ngôi thai, thai 1song thai hay đa thai, phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi, tính toán ngày dự sinh và tiên lượng cho cuộc đẻ…..
Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại đã cho ra đời nhiều phương pháp siêu âm, bao gồm: siêu âm đầu dò, siêu âm 2 chiều (2D), 3 chiều, siêu âm 4 chiều, siêu âm tim thai, cụ thể:
+ Siêu âm đầu dò: hay còn gọi là siêu âm qua ngả âm đạo, phương pháp này thường được thực hiện ở những tuần thai đầu tiên giúp cung cấp hình ảnh thai nhi rõ ràng hơn siêu âm qua thành bụng.
+ Siêu âm 2D: là kỹ thuật siêu âm thai phổ biến, bác sĩ sẽ bôi lớp gel lên thành bụng của mẹ và sử dụng thiết bị đầu dò ghi lại cấu trúc âm của các mô trong cơ thể nằm trên mặt phẳng quét của chùm sóng âm. Hình ảnh siêu âm thu được từ các âm vang này sẽ được lưu trữ và chuyển thành tín hiệu trên màn hình siêu âm bằng những chấm trắng đen, xám. Vì thế phương pháp siêu âm này còn được gọi là siêu âm đen trắng, siêu âm 2 chiều.
+ Siêu âm 3D: là kỹ thuật siêu âm thai hiện đại hơn 2D, cung cấp hình ảnh tổng quát hơn để giúp bác sĩ đánh giá cả chiều rộng, chiều cao và chiều sâu của thai nhi một cách rõ ràng. Các bước siêu âm 3D cũng tương tự như siêu âm 2D. Nhưng, đặc biệt để tạo ra hình ảnh 3D chính xác nhất thì đòi hỏi các kỹ thuật viên thực hiện siêu âm phải được đào tạo kỹ lưỡng nên trong thực tế ít được sử dụng.
+ Siêu âm 4D: cải tiến hơn siêu âm 3D, kết quả của siêu âm 4D là tạo ra một video chuyển động của thai nhi trên màn hình siêu âm một cách chính xác. Điều này giúp các bác sĩ cũng như bố mẹ có thể quan sát rõ ràng hơn khuôn mặt và chuyển động của thai nhi. Tuy nhiên, kỹ thuật này thường áp dụng đối với tuổi thai lớn từ 10 tuần trở lên.
+ Siêu âm tim thai: Kỹ thuật thường ít được áp dụng, chủ yếu sử dụng đối với các trường hợp siêu âm 2D, 3D, 4D mà bác sĩ nghi ngờ thai nhi có dấu hiệu dị tật tim bẩm sinh. Phương pháp này phản ánh rõ ràng kích thước, hình dạng, cấu trúc và hoạt động trái tim thai.
>>> Bạn có thể quan tâm: Lịch tiêm phòng cho mẹ bầu trong quá trình mang thai
Siêu âm nhiều có sao không?
Thực tế hiện nay có những mẹ bầu rất mong ngóng được nhìn thấy con yêu, vì thế đã đi siêu âm thai nhiều lần. Và lúc này, điều họ lo lắng đó chính là nếu siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng gì đến em bé hay không?
Đối với câu hỏi này, bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế cho biết rằng: đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng tới em bé. Tuy nhiên, để tránh mất thời gian cũng như tốn kém chi phí thì mẹ bầu chỉ nên siêu âm thai đúng lịch hẹn của bác sĩ là đủ.
Đối với những trường hợp có những bất thường xảy ra thì bác sĩ sẽ có chỉ định siêu âm thai nhiều hơn các trường hợp khác, thậm chí phải thực hiện thêm những xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính .
Các mốc khám thai quan trọng
Dưới đây là các mốc khám thai quan trọng mà mẹ cần ghi nhớ:
+ Mốc 1: Thời điểm mới khi phát hiện trễ kinh 5-10 ngày, chị em đã có thể thử thai 2 vạch nghi ngờ có thai thì có thể đi siêu âm thai để bác sĩ test nhanh xác định có thai không, siêu âm xác định thai bao nhiêu tuần, vào tử cung chưa.
+ Mốc 2: tuần thứ 6-8 tuần: siêu âm xác định tình trạng thai, thai 1 , thai đôi, hay đa thai, lắng nghe nhịp tim thai đồng thời dự đoán ngày sinh.
+ Mốc 3: Tuổi thai từ 11-14 tuần tuổi: là mốc siêu âm quan trọng nhằm phát hiện một số dị tật bẩm sinh ở thai như: bất thường về nhiễm sắc thể, phát hiện những dị tật bẩm sinh sớm như hội chứng Down, hội chứng Patau, Edwards.…
+ Mốc 4: Thai 16 tuần tuổi: mẹ sẽ được siêu âm thai theo dõi sự phát triển toàn diện của bé. Thực hiện xét Triple test (hay còn gọi là xét nghiệm bộ ba) để có thể tầm soát rối loạn bẩm sinh ở thai nhi.
+ Mốc 5: Tuổi thai 20-22 tuần: tiếp tục theo dõi tình trạng thai, trọng lượng thai, siêu âm thai phát hiện các bất thường của thai như hở hàm ếch, các dị tật ở các cơ quan trong cơ thể bé. Bên cạnh đó, thời điểm này siêu âm thai lúc này có thể khảo sát về tình trạng nước ối, bánh rau,…
+ Mốc 6: thai 24 tuần, thời điểm này siêu âm có thể quan sát được tình trạng phát triển của vé, sự phát triển cơ quan nội tạng, cơ xương khớp, cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, tay chân của thai nhi đồng thời ở thời điểm này, mẹ có thể tư vấn tiêm phòng uốn ván.
+ Mốc 7: Tuổi thai 30-32 tuần tuổi: đánh giá sự phát triển toàn diện của thai, kích thước, trọng lượng thai có tương xứng với tuần thai không; ngôi thai, vị trí bánh nhau, lượng nước ối,…
+ Mốc 8: Đến ngày sinh: siêu âm thai xác định trọng lượng thai, tình trạng thai, nước ối, bánh nhau, ngôi thai đồng thời tiên lượng cuộc đẻ sắp tới.
Tuy nhiên, để có kết quả siêu âm thai chính xác nhất thì mẹ bầu cần phải chú ý lựa chọn địa chỉ siêu âm uy tín, chính xác, đầy đủ thiết bị y tế, do bác sĩ chuyên khoa giỏi siêu âm mang lại kết quả chính xác, tránh sai sót không đáng có.
>>>Bạn có thể quan tâm: Những loại rau khiến bà bầu sảy thai
Địa chỉ siêu âm thai chính xác tại Hà Nội
Hiện nay, tại Hà Nội mẹ bầu có thể thăm khám, siêu âm thai, theo dõi thai kỳ tại các bệnh viện lớn như: bệnh viện phụ sản TW, phụ sản Hà Nội, bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện Bưu Điện,…tuy nhiên, để tránh tình trạng xếp hàng đông đúc chờ đợi khám thì mẹ có thể tham khảo lựa chọn phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội.
Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đơn vị trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và điều trị hiệu quả các bệnh phụ khoa, nam khoa, siêu âm thai, theo dõi thai kỳ uy tín cho nhiều chị em phụ nữ tại thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Với những ưu điểm nổi bật sau đây:
- Cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại ngang tàm “bệnh viện khách sạn”, gồm hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy phân tích nước tiểu 10 thông số, máy siêu âm 2D, 4D cho hình ảnh chân thực, sắc nét.
- Đội ngũ bác sĩ chuyên Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, từng giữ chức vụ trưởng khoa trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ trực tiếp thăm khám, siêu âm thai kỹ lưỡng, đọc và tư vấn kết quả đầy đủ. Nếu có dấu hiệu bất thường sẽ có chỉ định khắc phục.
- Thủ tục khám thai nhanh chóng, mẹ bầu không cần xếp hàng chờ đợi nhờ hệ thống đặt lịch khám online. Quá trình siêu âm thai nhanh chóng chỉ khoảng 20 phút.
- Chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của bộ y tế.
Hiện nay phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ và ngày lễ từ 7h30 đến 20h hàng ngày. Mọi thông tin chi tiết về vấn đề siêu âm có ảnh hưởng tới thai nhi không hay các vấn đề Sản phụ khoa khác, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi tới :( 024) 38.255.599 – 083.66.33.399 để được tư vấn và đặt lịch khám miễn phí.
Nguồn tham khảo:
+ Are ultrasound scans safe? https://www.babycentre.co.uk/a1014487/are-ultrasound-scans-safe#:~:text=No%2C%20having%20an%20ultrasound%20won,your%20baby’s%20position%20and%20movements. Truy cập ngày: 13/10/2020
+ Are Too Many Ultrasounds Harmful? Experts Weigh In https://www.ccrmivf.com/news-events/fertility-crisis-flint-2/ Truy cập ngày: 13/10/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]