Nhau tiền đạo có uống nước dừa được không?
12 Th 10, 2022Đinh Thị Quỳnh Huế
438Nhau tiền đạo là một trong những biến chứng phổ biến ở thai kỳ và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả và mẹ bé. Khi bị nhau tiền đạo, các bác sĩ luôn khuyến cáo phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý tới dinh dưỡng vì một số thực phẩm mà mẹ ăn có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Nhau tiền đạo có uống nước dừa được không? Có ảnh hưởng gì không? Cùng tìm hiểu tác động của nước dừa đối với sức khỏe bà bầu ở nội dung dưới đây nhé.
Nhau tiền đạo ở phụ nữ mang thai là gì?
Bệnh nhau tiền đạo, hay rau tiền đạo là tình trạng nhau thai (cơ quan được hình thành trong tử cung khi người mẹ mang thai có chức năng cung cấp oxy và dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi) bám vào đoạn dưới của tử cung, cổ tử cung. Điều này khiến cổ tử cung bị che mất một phần hoặc che kín hoàn toàn, gây cản trở đường ra của em bé khi sinh. Thông thường, nếu không mắc nhau tiền đạo, nhau thai sẽ bám vào mặt phía trước hoặc phía sau đáy tử cung.
Các bác sĩ cho biết, bệnh nhau tiền đạo được chia thành 4 dạng dựa trên vị trí bám bất thường của nhau thai:
- Nhau thai bám thấp: Là tình trạng bờ của bánh nhau bám vào đoạn phía dưới của tử cung nhưng chưa đến khu vực lỗ trong của cổ tử cung.
- Nhau thai bám mép: Được hiểu là tình trạng bờ của bánh nhau đã bám đến bờ của lỗ trong cổ tử cung.
- Nhau tiền đạo dạng bán trung tâm: Được định nghĩa là tình trạng bánh nhau che kín mất một phần của lỗ trong cổ tử cung.
- Nhau tiền đạo dạng ngay trung tâm: Hiểu đơn giản là phần bánh nhau che kín lấy hoàn toàn lỗ trong của cổ tử cung.
Hiện nay, các yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhau tiền đạo ở phụ nữ mang thai có thể kể đến như:
- Phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh nở
- Người phụ nữ từng bị sảy thai hoặc có tiền sử nạo phá thai nhiều lần
- Có tiền sử viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là viêm ở cổ tử cung-tử cung
- Từng bị nhau tiền đạo ở các lần mang thai trước đó
- Nhau thai lớn do mang đa thai
- Cấu tạo của tử cung bất thường
- Mang thai khi tuổi đã lớn (trên tuổi 35)
- Quá trình mang thai thường xuyên sử dụng chất kích thích
- Hút thuốc lá khi mang thai
Triệu chứng bệnh nhau tiền đạo có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ mang thai do phụ thuộc vào thể lâm sàng cùng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nhưng nhìn chung, phụ nữ khi bị nhau tiền đạo thường có các biểu hiện:
- Ra máu bất thường ở âm đạo
- Màu thường có màu đỏ tươi, có thể bị lẫn máu cục
- Một số người có cảm giác khó chịu hay đau đớn ở vùng bụng nhưng một số người lại không có cảm giác gì cả
- Tình trạng máu ra có thể tự cầm mà không cần điều trị
- Tuy nhiên, nó có thể tái phát sau vài ngày và lượng máu ra thường nhiều hơn các lần trước đó
- Thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ
Bệnh nhau tiền đạo nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn em bé.
- Đối với người mẹ:
+ Dẫn đến tình trạng thiếu máu, có nguy cơ cao sinh non do tình trạng ra máu thường xuyên
+ Trường hợp bánh nhau bám gần vị trí của cổ tử cung, sau khi sinh thì bánh nhau bị bóc tách gây hở cổ tử cung. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại xâm nhập, gây viêm nhiễm.
- Đối với em bé:
+ Tình trạng thiếu máu của mẹ có thể khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng, thậm chí là suy thai.
+ Trong trường hợp người mẹ ra quá nhiều máu, bác sĩ sẽ cần phải mổ lấy thai gấp để cứu cả mẹ lẫn con. Mổ lấy thai khi thai chưa được đủ tháng, trẻ sinh non sẽ có nguy cơ cao bị suy hô hấp.
+ Trường hợp bánh nhau thai nằm ở phần phía dưới của tử cung, tình trạng có thể khiến cho thai nhi khó xoay được phần đầu xuống gây ra tình trạng ngôi thai ngược.
Với những biến chứng nguy hại nêu trên, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai cần chú ý lắng nghe các dấu hiệu của cơ thể, đặc biệt khi có hiện tượng ra máu bất thường thì cần đi khám ngay để được xác định nguyên nhân, từ đó có chỉ định điều trị thích hợp.
Nhau tiền đạo uống nước dừa được không?
Với những người bị nhau tiền đạo, dinh dưỡng là một trong những vấn đề mà bà bầu cần lưu tâm. Điều này giúp giảm thiểu tối đa các nguy cơ do nhau tiền đạo gây ra cũng như đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của em bé. Vậy nhau tiền đạo có uống nước dừa được không?
Theo các bác sĩ, những bà mẹ bị nhau tiền đạo vẫn có thể uống nước dừa để nhận được những lợi ích mà thức uống này mang lại. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ sử dụng nước dừa tươi, uống ngay sau khi dừa được chặt và uống với một lượng vừa phải. Không nên uống quá nhiều và uống liên tiếp trong nhiều ngày.
Với bà bầu, trừ 3 tháng đầu của thai kỳ, việc uống nước dừa có thể mang đến những ích lợi như:
- Có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, bổ sung điện giải: Nước dừa thanh mát, ngọt dịu, có hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, bổ sung điện giải, ngăn ngừa tình trạng mất nước của cơ thể.
- Cải thiện chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ xâm hại của tác nhân gây bệnh: Sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Uống nước dừa có thể giúp chức năng miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn nhờ giúp cơ thể bổ sung vitamin C.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Với hàm lượng đường thấp cũng như calo không quá cao, nước dừa là một sự lựa chọn phù hợp trong thực đơn dinh dưỡng khỏe mạnh. Phụ nữ mang thai sẽ không phải quá lo lắng về việc dư thừa cân nặng khi mang thai nếu sử dụng thức uống này.
- Tăng cường chức năng tim mạch: Uống nước dừa có thể giúp chức năng tim mạch hoạt động hiệu quả hơn. Nước dừa cũng giúp làm giảm cholesterol “xấu” gây ra các mảng bám trong lòng động mạch cản trở quá trình lưu thông máu.
- Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa trong thai kỳ: Các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón,… rất thường gặp khi mang thai do thay đổi hormone. Uống nước dừa thường xuyên giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và trơn tru hơn.
>>> NÊN XEM THÊM: Uống nước dừa liên tục 15 ngày có sao không?
Những lưu ý đối với thai phụ để phòng ngừa nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo được biết tới là một trong những biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm. Khi được chẩn đoán, phụ nữ mang thai cần được theo dõi chặt chẽ, nhất là vào 3 tháng cuối của thai kỳ để có đánh giá chính xác và can thiệp xử lý một cách kịp thời.
Để phòng ngừa nhau tiền đạo, người phụ nữ cần lưu ý:
- Hạn chế việc mang thai khi tuổi trên 35, nạo phá thai nhiều lần
- Khi có viêm phụ khoa, cần điều trị kịp thời và đúng cách
- Dinh dưỡng lành mạnh, không sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá khi mang thai
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh các công việc nặng nhọc
Trên đây là chia sẻ của bác sĩ phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế cho thắc mắc nhau tiền đạo có uống nước dừa được không. Nếu bạn có thắc mắc khác cần được tư vấn về sức khỏe thai kỳ, hãy nhắn tin [TẠI ĐÂY] hoặc liên hệ theo số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được bác sĩ tư vấn miễn phí.
Ngày sửa: 12-10-2022
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]