Dinh dưỡng

Nho khô có béo không? Ăn nhiều nho khô có tốt không?

Nho khô không chỉ dồi dào dinh dưỡng mà còn là món ăn thú vị dành cho mọi lứa tuổi bởi vị ngọt cùng hương thơm đặc trưng, thường được bày biện tại bàn tiếp khách của nhiều gia đình Việt cứ mỗi dịp Tết đến (kể cả Tết Nguyên Đán hay Tết Trung Thu). Tuy nhiên, nho khô có béo không? Ăn nhiều nho khô có tốt không? Tất cả điều này sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Nho khô bao nhiêu calo?

Nho khô là một trong những món ăn vặt yêu thích của nhiều người với quy trình chế biến khá đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều thời gian. Bạn có thể thưởng thức trực tiếp hoặc kết hợp nho khô với nhiều món khác nhau như bánh quy yến mạch nho khô, salad hạnh nhân nho khô, salad gà nho khô và táo ngọt…

Nho khô bao nhiêu calo

Để trả lời được câu hỏi ăn nhỏ khô có béo không đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu nho khô chứa bao nhiêu calo. Theo các chuyên gia về mặt dinh dưỡng, 100 gram nho khô cung cấp 299 calo cho cơ thể cùng 0,5 gram chất béo, 2,7 gram chất xơ, 3,1 gram protein, 2,3 mg vitamin C, 3,5 mg vitamin K, 0,8 mg Niacin, 5 mcg Folate, 11,1 mg choline… Lượng calo này có thể thay đổi tùy thuộc vào việc bạn có thêm đường vào nho khi sấy khô hay không.

Nho khô có béo không?

Nho khô là một trong những sản phẩm nổi tiếng về việc quản lý cân nặng. Sở dĩ nho khô có thể quản lý cân nặng là vì người ăn có thể tăng cân hoặc giảm cân tùy vào cách sử dụng.

Nho khô rất giàu glucose và fructose, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể đồng thời chứa rất ít cholesterol nên có thể giúp chúng ta tăng cân mà không làm tăng nồng độ cholesterol.

Cụ thể, mỗi ngày chúng ta cần khoảng 2.000 – 2.200 calo để học tập, làm việc và thực hiện các hoạt động sinh hoạt. Nếu chia thành 3 bữa chính thì mỗi bữa chúng ta cần khoảng 667 – 733 calo. 100g nho khô chứa đến 299 calo. Chỉ cần ăn khoảng 200g nho khô là chúng ta đã gần đạt chỉ tiêu cho một bữa. Nếu vẫn tiêu thụ thức ăn như bình thường kết hợp thêm nho khô thì bạn có thể dễ dàng tăng cân mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ăn nho khô có giảm cân không?

Như đã chia sẻ ở trên thì bạn hoàn toàn có thể giảm cân khi ăn nho khô.

Tiêu thụ nho khô cùng các thức ăn khác ở tỷ lệ thích hợp kết hợp với tập thể dục thường xuyên, đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm cân hiệu quả. Sở dĩ là vì trong nho khô chứa rất ít chất béo bão hòa đồng thời lại chứa nhiều chất xơ. Chất xơ sẽ giúp cơ thể no lâu hơn, hạn chế cơn đói trong ngày còn chất béo bão hòa sẽ không bị hấp thụ trong cơ thể, không gây ảnh hưởng tới cân nặng.

Nho khô có béo không

Để mang lại hiệu quả giảm cân tốt hơn, bạn nên thay thế nho khô bằng nho tươi. Dưới đây là một số thực đơn giảm cân bằng nho tươi mà bạn có thể tham khảo:

  • Làm nước ép nho xanh: Rửa sạch nho, giữ nguyên vỏ và hạt rồi cho vào máy ép hoa quả để ép lấy nước uống. Để tăng thêm hấp dẫn, bạn có thể thêm vài viên đá lạnh vào nước ép nho.
  • Chế biến trà hạt nho: Sau khi ăn nho, giữ lại hạt rửa sạch rồi đem đi phơi khô. Lấy 10 – 20 hạt nho cho vào ấm nước, đun sôi 5 phút là có thể thưởng thức.
  • Kết hợp nho đen với sữa chua: Chuẩn bị nho đen, rửa sạch, bổ thành 4 miếng, giữ nguyên vỏ, bỏ hạt rồi cho vào một chiếc bát. Lấy 1 hộp sữa chua không đường đổ vào bát đựng nho rồi trộn đều. Có thể ăn ngay hoặc cho hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Ăn nhiều nho khô có tốt không?

Do chứa nhiều dưỡng chất cần thiết nên nho khô được xem là một trong những thực phẩm hữu ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Cụ thể một số lợi ích có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu: Nho khô giàu vitamin B, đồng và sắt rất quan trọng cho sự hình thành hồng cầu. Thường xuyên ăn nho khô có thể giúp bạn điều trị bệnh thiếu máu và đẩy nhanh quá trình đông máu trong quá trình lành vết thương.
  • Cải thiện tiêu hóa: Do chứa một lượng lớn chất xơ nên ăn nho khô có thể giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón và loại bỏ các độc tố cùng chất thải qua đường tiêu hóa, từ đó cải thiện nhu động ruột.
  • Ngừa nhiễm trùng: Nho khô chứa dinh dưỡng thực vật polyphenolic, chất chống oxy hóa chống viêm nên có tính kháng khuẩn giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm nguy cơ sốt. Để ngăn ngừa một số bệnh liên quan nhiễm trùng, bạn có thể ăn vài quả nho khô mỗi ngày.
  • Tốt cho mắt: Dinh dưỡng thực vật polyphenolic cùng chất chống oxy hóa còn giúp đôi mắt khỏe mạnh hơn, giảm hoạt động của các gốc tự do gây thoái hóa cơ bắp và đục thủy tinh thể mà dẫn tới suy yếu thị lực. Ngoài ra, nho khô còn chứa vitamin A, A-carotenoid và beta carotene đều rất tốt cho đôi mắt.

Ăn nhiều nho khô có tốt không

  • Đẹp da: Do chứa lượng lớn chất chống oxy hóa nên nho khô rất hữu ích trong việc duy trì làn da sáng và khỏe mạnh. Tiêu thụ nho khô sẽ giúp bạn làm sạch máu bằng cách loại bỏ các tế bào màu đen và độc hại đồng thời cải thiện sự hình thành của hồng cầu bằng cách cung cấp oxy cho da, khiến da rạng rỡ, sạch và đẹp hơn.
  • Ngoài ra, do chứa nhiều magie và kali nên ăn nho khô sẽ giúp cơ thể giảm nồng độ axit và loại bỏ các độc tố, từ đó ngăn ngừa một số bệnh thông thường như sỏi thận, gút, viêm khớp và bệnh tim.

Những người nên ăn nho khô

  • Người thường xuyên bị hạ đường huyết, hạ huyết áp: Do chứa lượng đường cao nên bạn có thể ăn nho khô khi bị hạ đường huyết, hạ huyết áp để mau chóng cải thiện bệnh tình.
  • Người thường xuyên làm việc với cường độ tập trung vào mắt cao: Do nho khô chứa hoạt chất tiền vitamin A rất cao nên khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A với tác dụng bảo vệ thần kinh thị giác tốt, đặc biệt thích hợp với những người thường xuyên làm việc với cường độ tập trung vào mắt cao như thêu tranh nghệ thuật, thợ bạc, dân công sở phải làm việc với máy tính nhiều.
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, đổ mồ hôi trộn: Nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, đổ mồ hôi trộn là do thiếu canxi. Ăn nho khô có thể giúp trẻ bổ sung canxi để cải thiện những vấn đề này.
  • Người cao tuổi: Người cao tuổi thường bị thiếu nước khiến nhu động ruột thiếu kali, magie dẫn tới táo bón. Nho khô lại chứa hàm lượng chất xơ dồi dào cùng nhiều dưỡng chất khác như kalo và magie nên rất thích hợp với người cao tuổi, giúp người cao tuổi nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón.

Những người không nên ăn nho khô

Mặc dù nho khô rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được. Nếu thuộc một trong những trường hợp sau thì bạn cần tránh ăn nho khô:

  • Viêm loét dạ dày: Quả nho là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều vitamin C sẽ khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nho khô còn chứa nhiều tinh bột nên ăn quá nhiều sẽ khiến đường ruột bị ảnh hưởng, dẫn tới đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy…
  • Tiểu đường: Trong quả nho chứa hàm lượng đường nhất định. Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến đường huyết tăng cao, đặc biệt không tốt với những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Huyết áp cao: Nếu bạn đang trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị bệnh huyết áp cao thì tốt nhất là không nên ăn nho khô. Một số chất trong nho khô sẽ làm giảm quá trình chuyển hóa thuốc, từ đó giảm tác dụng điều trị khiến bệnh lâu khỏi đồng thời gặp nhiều vấn đề khác.

Ăn nho khô có bị nóng không?

Theo nhận định của các chuyên gia thì việc bạn ăn nho khô hoàn toàn không bị nóng nhé. Thậm chí với một số loại nho khô có tỉ lệ đường thấp cùng với vị chua nhẹ nhàng lại còn có tính mát giúp thanh nhiệt, thải độc cơ thể.

Ăn nho khô có bị nóng không

Hướng dẫn cách làm nho khô đơn giản

Để tạo ra nho khô, bạn có thể tham khảo 3 cách sau:

Cách 1: Sấy nho dưới ánh nắng mặt trời

  • Loại bỏ những thân cây lớn từ nho rồi rửa sạch dưới vòi nước.
  • Trải đều nho ra khay nướng rồi đậy nắp lại. Có thể dùng khay bằng gốc, đan lát, tre hoặc nhựa để không khí có thể lưu thông xung quanh nho. Sau đó sử dụng khăn để che nho. Chú ý không để nho chạm vào nhau trên khay.
  • Đặt khay ngoài trời nắng trong thời tiết khô và ấm. Đặt ở vị trí nhận được nhiều ánh sáng mặt trời trong ngày.
  • Phơi nho 3 – 4 ngày và lật nho mỗi ngày để đảm bảo hai mặt được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Khi đã thu được nho khô thì lấy nho khô cho vào hộp rồi bảo quản ở nơi mát mẻ hoặc trong tủ lạnh.

Cách 2: Làm nho khô bằng lò nướng

  • Đặt nhiệt độ lò thành 107 độ C và để lò làm nóng trong 15 phút.
  • Loại bỏ các thân cây xung quanh nho rồi rửa nho sạch dưới vòi nước. Vứt những quả nho hư hỏng trong quá trình làm sạch.
  • Mở 2 tờ giấy nướng rồi phết một lượng nhở dầu ăn hoặc dầu hạt cải.
  • Trải đều nho lên 2 tờ giấy nướng, tránh để nho chạm vào nhau càng nhiều càng tốt.
  • Nướng nho trong lò trong vòng 4 giờ đến khi chúng teo lại. Trong thời gian nướng, nếu thấy nho đủ khô rồi thì bạn hoàn toàn có thể tắt bếp.
  • Lấy nho khô ra khỏi lò, để nguội ít nhất 30 phút rồi lấy ra.
  • Cho nho khô vào hộp kín để lưu trữ. Nên đặt vào tủ lạnh để giữ nho khô ngon hơn.

Cách 3: Làm nho nhô bằng máy sấy thực phẩm

  • Loại bỏ các thân cây xung quanh nho rồi rửa nho sạch dưới vòi nước. Vứt những quả nho hư hỏng trong quá trình làm sạch.
  • Trải nho lên khay máy sấy. Sắp xếp nhẹ nhàng, giữ khoảng cách để hạn chế chạm vào nhau.
  • Đặt nhiệt độ máy sấy ở 65 độ C và sấy trong vòng 30 – 40 giờ.
  • Sau khi nho đã được sấy khô thì lấy ra, để nguội hoàn toàn rồi cho vào hộp kín, cất trữ tủ lạnh.

Ngoài ra, nếu muốn làm mứt nho nhô thì sau khi sấy nho khô xong, bạn chỉ cần sên mứt bằng cách hòa 200g đường với nước rồi cho lên bếp đun. Khi nước đường hơi đặc thì hạ lửa liu riu rồi cho nho vào sên. Sên nho khoảng 20 – 30 phút để đường kết dính bao quanh nho thì tắt bếp là xong. Đợi nho nguội hẳn có thể cho vào hộp kín đựng ăn dần.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về nho khô, biết nho khô có béo không, ăn nhiều nho khô có tốt không. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan tới món ăn này, bạn có thể chia sẻ [Tại Đây] để được giải đáp.

NGUỒN THAM KHẢO:

Ngày sửa: 09-12-2020

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
an-oc-buou-vang-co-bi-gi-khong

Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]

an-chuoi-voi-khoai-lang-co-sao-khong

Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]

an-chuoi-voi-mat-ong-co-sao-khong

Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội