Những dấu hiệu sắp sinh – mẹ bầu nên chú ý
23 Th 10, 2020Nguyễn Thị Luyện
652- 1Sự phát triển của thai nhi tháng cuối thai kỳ
- 2Những dấu hiệu sắp sinh – mẹ bầu nên chú ý
- 2.1. Sa bụng, bụng bầu tụt xuống
- 2.2. Các cơn co thắt chuyển dạ
- 2.3. Chuột rút và đau lưng nhiều hơn
- 2.4. Cổ tử cung giãn nở là một triệu chứng sắp sinh
- 2.5. Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi
- 2.6. Tiêu chảy
- 2.7. Bản thân mệt mỏi, chỉ muốn nằm nghỉ
- 2.8. Giảm cân hoặc ngừng tăng cân
- 2.9. Giãn khớp
- 2.10. Vỡ nước ối
- 3Mang thai tháng cuối cần lưu ý những gì?
- 4Những câu hỏi thường gặp
Trên thực tế, rất khó có thể xác định chính xác thời điểm mẹ bầu chuyển dạ là khi nào. Điều này khiến nhiều mẹ bầu rơi vào thế “bị động” khi không kịp chuẩn bị sẵn cho quá trình vượt cạn. Thấu hiểu được nỗi lòng của chị em, ở bài viết này, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa – bác sĩ Nguyễn Thị Luyện – Nguyên trưởng khoa sản bệnh viện Sơn La hiện tại đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ cung cấp cho bạn đọc những dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần chú ý để có thể chuẩn bị tốt nhất mọi thứ cho quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi nhất.
Sự phát triển của thai nhi tháng cuối thai kỳ
Trước khi đi vào tìm hiểu những dấu hiệu sắp sinh – mẹ bầu nên chú ý, mẹ bầu cần biết được sự phát triển của thai nhi tháng cuối thai kỳ.
Ở tháng cuối cùng của thai kỳ, cơ thể bé đã phát triển khá hoàn chỉnh. Lúc này, các nét trên gương mặt của bé đã rõ ràng hơn nhờ sự phát triển của lớp mỡ hai bên gò má và các lớp cơ. Đa phần trẻ trước khi vượt cạn sẽ tự quay đầu. Tuy nhiên, nếu trẻ không thể tự làm thì các bác sĩ sẽ buộc phải có biện pháp can thiệp cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Cũng ở thời điểm này, toàn bộ các chức năng của trẻ cũng đã phát triển toàn diện, đặc biệt là phổi và não bộ. Hầu hết chất gây trên da và lông măng đã biến mất. Các cơ quan của trẻ cũng đã hoàn thiện và sẵn sàng bước ra môi trường sống mới ở bên ngoài cơ thể người mẹ.
Cũng vào thời điểm tháng cuối thai kỳ này, thai nhi có chiều dài khoảng 480mm, cân nặng khoảng 3400g. Thế nhưng những chỉ số kích thước và cân nặng này của thai nhi chỉ là tương đối. Mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt, do đó, những chỉ số trên sẽ không phải yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của thai nhi.
Vậy trong thời điểm sắp chuyển dạ này, mẹ bầu sẽ có những biểu hiện gì?
Những dấu hiệu sắp sinh – mẹ bầu nên chú ý
Sa bụng, bụng bầu tụt xuống
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ dịch chuyển dần vào khu vực khung xương chậu để chuẩn bị cho sự chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra trước một vài tuần hoặc vài giờ trước khi bạn chuyển dạ thực sự. Nếu đây không phải là lần sinh nở đầu tiên của bạn, dấu hiệu sắp sinh này có thể bị bỏ qua nếu bạn không thường chú ý đến hình dạng hay vị trí bụng bầu của mình.
Khi dấu hiệu này xuất hiện, bạn có thể sẽ cảm thấy dễ thở hơn vì thai nhi không còn chèn ép phổi. Thế nhưng, thai nhi tụt xuống khung chậu sẽ gây áp lực lên cổ tử cung và đè lên bàng quang, khiến bạn muốn đi tiểu nhiều hơn.
Các cơn co thắt chuyển dạ
Các cơn co thắt tử cung đôi khi vẫn xuất hiện trong thai kỳ. Song các cơn co thắt này không đều và xuất hiện thưa thớt. Đây gọi là co thắt sinh lý Braxton Hicks hay dấu hiệu sắp sinh giả.
Trong khi đó, các cơn co thắt chuyển dạ thật sự sẽ mạnh, đau khiến bạn khó chịu và không giảm dù bạn đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơ co diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 7 phút sẽ có một cơn co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút. Vì vậy, sẽ không quá khó để bạn có thể phân biệt giữa co thắt sinh lý với co thắt chuyển dạ.
Tần suất các cơn gò tử cung diễn ra mạnh và liên tục có thể khiến bạn run rẩy dù không cảm thấy lạnh. Điều này có thể xảy ra trong hoặc sau khi sinh, nhưng đừng lo lắng. Hiện tượng run rẩy là cách tự nhiên của cơ thể để giảm căng thẳng. Để giảm tình trạng này, bạn có thể ngâm mình trong nước ấm hoặc nhờ chồng massage.
Chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Vào gần ngày sinh, bạn sẽ cảm thấy hiện tượng đau nhức lưng và chuột rút xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Đây cũng là một trong những hiện tượng khá nhiều mẹ bầu gặp phải cho nên chị em cũng không cần quá lo lắng. Lý giải cho hiện tượng này các bác sĩ chuyên khoa cho biết khi sắp sinh các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung sẽ bị kéo căng ra chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.
Cổ tử cung giãn nở là một triệu chứng sắp sinh
Cổ tử cung sẽ bắt đầu mở, giãn ra và mỏng đi trong vài ngày hoặc một vài tuần trước khi bạn chuyển dạ nhằm “thông đường” cho bé yêu ra đời. Khi bạn đi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể đo lường, theo dõi độ giãn và mỏng của cổ tử cung thông qua việc thăm khám âm đạo. Trung bình cổ tử cung phải mở 10cm mới được xem là dấu hiệu sắp sinh.
Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi
Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong thời kỳ mang thai dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn. Đây là hiện tượng mất nút nhầy cổ tử cung khi nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã bong ra nhằm “dọn đường” cho bé yêu chào đời.
Dịch nhầy có thể có màu trong suốt, sậm màu hoặc màu hồng hoặc có một ít máu. Đây là dấu hiệu cho thấy trong một vài ngày tới, bé yêu của bạn sẽ chào đời. Song có không ít thai phụ phải chờ đến 1 đến 2 tuần sau đó mới thực sự chuyển dạ. Nếu thai kỳ đã đủ tháng và bạn mong muốn gặp bé yêu song vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể tham khảo ý kiến nác sĩ để được áp dụng các phương pháp kích thích chuyển dạ.
Lưu ý là nếu dịch nhầy chứa nhiều máu (gần giống như khi bạn có kinh), đây có thể là một dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm, bạn cần phải đến bệnh viện ngay.
Tiêu chảy
Những thay đổi trong chế độ ăn uống, nội tiết tố, việc sử dụng thuốc… đều có thể khiến bạn gặp phải tình trạng tiêu chảy trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi đã sắp đến ngày dự sinh, tiêu chảy có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên chuẩn bị chào đón bé yêu chào đời.
Nguyên nhân của tình trạng tiêu chảy khi sắp sinh là do các hormone được tạo ra nhằm tạo thuận lợi cho sự ra đời của em bé có thể kích thích ruột của bạn hoạt động thường xuyên hơn, khiến bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Điều này thường khiến bạn mệt mỏi vì mất nước song đừng quá lo lắng vì đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Trong quá trình chuyển dạ, bạn cũng có thể muốn đi vệ sinh.
Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là hãy uống nhiều nước để cơ thể tránh mất nước. Nếu tình trạng tiêu chảy quá nghiêm trọng, bạn nên đi khám để bác sĩ có những chỉ định y khoa thích hợp.
Bản thân mệt mỏi, chỉ muốn nằm nghỉ
Bụng bầu ngày càng to, gây chèn ép bàng quang khiến bạn phải đi tiểu đêm thường xuyên nên khó có thể ngủ yên giấc mỗi đêm. Do đó, nếu bất cứ khi nào cảm thấy buồn ngủ, bạn nên tranh thủ chợp mắt dưỡng sức để có sức khỏe cho giai đoạn quan trọng sắp tới.
Ngược lại, ở giai đoạn này có không ít bà mẹ bỗng trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn một cách khác thường và thích dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đồ đi sinh hơn. Đây cũng có thể xem là một dấu hiệu sắp sinh khi bản năng làm mẹ của bạn trỗi dậy và bạn muốn chuẩn bị tốt nhất để chào đón bé yêu của mình.
Giảm cân hoặc ngừng tăng cân
Vào cuối thai kỳ, cân nặng của bạn thường ổn định hoặc thậm chí có thể giảm cân. Điều này là bình thường, bạn không cần lo lắng vì sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Đây cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu nên chú ý. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do lượng nước ối giảm đi và chuẩn bị cho bé ra đời.
Giãn khớp
Trong suốt thai kỳ, dây chằng giữa các khớp xương sẽ trở nên mềm hơn. Bạn sẽ nhận ra điều này rõ ràng hơn khi chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh nở. Lúc này, các khớp xương trở nên linh hoạt hơn để giúp khung xương chậu mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.
Vỡ nước ối
Thai nhi phát triển trong một túi chất lỏng bảo vệ gọi là túi ối. Khi túi ối vỡ nghĩa là con đã sẵn sàng chào đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ gặp phải dấu hiệu này. Nghiên cứu cho thấy, chỉ có khoảng 8–10% thai phụ vỡ ối trước khi sinh.
Tùy mỗi người mà lượng nước ối có thể chảy ra nhiều hay ít, chảy thành dòng hay nhỏ từng giọt. Nước ối thông thường trong suốt hoặc có màu vàng nhạt. Khi vỡ ối, bạn nên ghi lại thời gian vỡ ối, lượng nước ối, màu sắc của nước ối và đến bệnh viện ngay. Chuyên gia cũng khuyên rằng bạn nên đặc biệt thận trọng hơn nếu bị vỡ ối non trước tuần 37 của thai kỳ.
Bạn có thể sẽ gặp phải hầu hết các dấu hiệu ở trên nhưng vẫn chưa đến thời điểm chuyển dạ thật sự. Ngược lại, bạn sẽ sinh con chỉ một vài giờ sau khi vỡ ối. Do đó, khoảng thời gian từ khi xuất hiện dấu hiệu sắp sinh đến khi sinh nở thật sự sẽ khác nhau ở từng người.
Nhìn chung, nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, thời điểm chuyển dạ có thể cách 12–24 giờ sau khi các cơn co thắt hoặc dấu hiệu vỡ ối xuất hiện.
Mang thai tháng cuối cần lưu ý những gì?
- Gặp bác sĩ sản khoa mỗi tuần.
- Tập thở, học các kỹ thuật thở và cũng có thể tham gia các lớp học yoga trước khi sinh.
- Tập thể dục cho bà bầu giúp mẹ làm giảm đau nhức trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tâm trạng tốt hơn và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.
- Hãy chuẩn bị tinh thần và thể chất cho những điều sắp xảy ra. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên uống thuốc bổ vitamin. Ăn một lượng nhỏ vài lần và ăn những thức ăn lành mạnh.
- Mẹ không nên hút thuốc hoặc uống rượu vì chúng có thể gây hại nghiêm trọng cho bé của mẹ.
- Hãy cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt và mẹ chỉ nên nghĩ đến các khía cạnh tích cực về những việc sắp tới.
- Mẹ cố gắng tranh thủ ngủ khi có thể, hãy cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Lập danh sách những ai có thể giúp đỡ khi mẹ sinh trong bệnh viện và phân công cụ thể ai làm gì cùng giờ giấc thích hợp.
- Lập kế hoạch tuyến đường đến bệnh viện.
Những câu hỏi thường gặp
Chỉ số nước ối tuần 40 là bao nhiêu?
25 – 26 tuần tuổi lượng nước ối là 670ml. 32 – 36 tuần nước ối ở thai nhi là khoảng 800 ml hoặc cao hơn. Từ tuần 40 – 42 nước ối sẽ giảm xuống còn khoảng từ 540 – 600 ml. Đây là thời gian sắp sinh, theo dõi nước ối thời gian này cực kỳ quan trọng giúp chẩn đoán sức khỏe của thai nhi.
Tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng, cách dưỡng thai của mẹ trong kỳ tam cá nguyệt cuối sẽ là một cơ hội quý giá để giúp bé phát triển hoàn thiện, thông minh lanh lẹ hơn trong tương lai. Trong suốt thai kỳ, thai phụ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg
Đau xương mu có phải sắp sinh
thực tế, đau xương mu chỉ là dấu hiệu cho biết cơ thể mẹ bầu đã có những thay đổi để sẵn sàng cho việc sinh nở. Thông thường hiện tượng này sẽ biến mất sau khi thai nhi ổn định, hoàn toàn quay đầu xuống dưới.
Ăn gì để chuyển dạ nhanh?
- Thực phẩm cay: Các món ăn cay như cà ri Ấn Độ, món Thái là những thực phẩm giúp giục sinh tự nhiên. …
- Dứa: Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme giúp làm mềm cổ tử cung, kích thích các cơ trơn tử cung co bóp để chuyển dạ.
- Đu đủ xanh. …
- Dầu thầu dầu. …
- Giấm balsamic. …
- Trà lá mâm xôi đỏ …
- Trà cam thảo. …
- Trà thì là
- Cỏ thiên ma
Ra máu báo bao lâu thì sinh?
Mặc dù ra máu báo sinh là dấu hiệu sớm của quá trình chuyển dạ song phần lớn trường hợp máu báo xuất hiện trước khi sinh khoảng 1 tuần. Đôi khi tình trạng này sẽ tái diễn nhiều lần cho tới thời điểm sinh mỗi khi có sự giãn nở tử cung của mẹ bầu.
Tháng cuối thai kỳ có nên quan hệ không?
Mang thai tháng thứ 9 có nên quan hệ hay không cần được cân nhắc trên nhiều yếu tố. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là tình trạng sức khỏe của người mẹ. Nếu sự phát triển của thai kỳ diễn ra bình thường và sức khỏe của người mẹ vẫn tốt thì vẫn có thể quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, bạn cần phải chắc chắn là người vợ không thuộc các trường hợp kiêng quan hệ. Trong đó gồm: có tiền sử sảy thai, sinh non, xuất huyết âm đạo, cao huyết áp, tiền sản giật. Nếu không thấy tự tin về sức khỏe của người vợ, tốt nhất bạn nên kiêng quan hệ.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết những dấu hiệu sắp sinh – mẹ bầu nên chú ý. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột [Tại đây] để được trực tiếp các bác sĩ Sản phụ khoa giỏi, hơn 20 năm kinh nghiệm của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế tư vấn thêm (hoàn toàn miễn phí).
Nguồn tham khảo:
+ 10 Signs of Labor https://www.whattoexpect.com/pregnancy/labor-signs Truy cập 23/10/2020
+ 10 Signs of Labor That Tell You the Baby Is Near https://www.fatherly.com/health-science/signs-your-wife-is-going-into-labor-giving-birth/ Truy cập 23/10/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Bác sĩ tốt nghiệp đại học Y dược Thái Nguyên, từng giữ chức vị trưởng khoa Sản bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La. Hiện đang công tác khám chữa phụ khoa tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã – Ba Đình
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]