Sống khỏe

Pha thuốc với đường có sao không?

Nhiều trẻ nhỏ sợ uống thuốc do không chịu được vị đắng của thuốc nên các bậc cha mẹ đã pha thuốc với đường để trẻ dễ uống hơn. Tuy nhiên, việc này có gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hay không? Pha thuốc với đường có sao không? Dưới đây là những chia sẻ cụ thể của các chuyên gia y tế phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã Hà Nội về vấn đề này!

PHA THUỐC VỚI ĐƯỜNG CÓ SAO KHÔNG?

Theo bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Thị Luyện: Việc pha thuốc cùng với đường hay những loại nước ngọt, nước trái cây khác là điều các bậc cha mẹ không nên làm vì sẽ có thể ảnh hưởng đến dược lực của thuốc, làm suy giảm tác dụng thuốc và dẫn đến một số tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Pha thuốc với đường có sao không

Để biết được việc pha thuốc với đường có sao không thì các bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc uống thuốc cùng nước đường có gây tương tác nguy hại gì hay không?

Ngoài nước đường, thì những loại đồ uống khác như: Sữa, nước ép trái cây…, nếu pha chung cùng với thuốc thì sẽ có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, tốt nhất là cha mẹ nên cho bé uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội.

KHI BÉ KHÓ UỐNG THUỐC PHẢI LÀM SAO?

Khi trẻ bị ốm thì ngoài việc cho bé ăn uống khó hơn bình thường thì việc uống thuốc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp trẻ dễ uống thuốc hơn:

  • Cha mẹ nên tạo tâm lý thoải mái, nói cho bé rằng việc uống thuốc là điều hoàn toàn bình thường. Việc bố mẹ dỗ dành, động viên bé cũng rất quan trọng, giúp cho bé cảm thấy yên tâm hơn, không còn sợ việc uống thuốc nữa.
  • Khi cho bé uống thuốc, các cha mẹ hãy khích lệ khen, động viên bé hoặc sử dụng một vật mà trẻ thích để thu hút sự chú ý của trẻ.
  • Các mẹ nên pha thuốc cho bé bằng nước lọc và pha thêm một chút nước ấm để làm giảm đi vị khó chịu của thuốc, giúp bé không có cảm giác buồn nôn khi uống thuốc.
  • Cha mẹ hãy chia nhỏ các bữa thuốc, mỗi lần chỉ đưa khoảng 1 – 2 viên để bé không bị hoảng sợ khi nhìn thấy quá nhiều thuốc.
  • Đối các loại thuốc dạng lỏng thì các mẹ nên lắc đều chai thuốc trước khi cho trẻ uống. Điều này giúp đảm bảo tất cả các thành phần thuốc được phân phối đồng đều.
  • Đặc biệt, đối với một số loại thuốc, các cha mẹ cần chú ý không được nghiền thuốc, mở viên thuốc con nhộng vì điều này sẽ có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Một số loại thuốc cần phát huy tác dụng chậm, các bé phải nuốt nguyên viên. Nếu thuốc bị nghiền, mở vỏ, thì sẽ có thể bị dịch axit trong dạ dày phân hủy, làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
  • Nếu trẻ đã lớn, có nhận biết tốt thì trước khi cho trẻ uống thuốc, các cha mẹ hãy cho bé ngậm kẹo vị bạc hà hoặc dâu tây. Nó có thể giúp làm giảm hương vị khó chịu của thuốc.

NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM TRẺ BỊ ỐM ĐỂ MAU HỒI PHỤC

Bên cạnh việc cho trẻ uống thuốc đúng cách, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi chăm sóc trẻ bị ốm:

  • Để trẻ nghỉ ngơi luôn

Cơ thể trẻ đang bị ốm thường rất mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Do đó, trong những ngày này, các cha mẹ nên cho trẻ ở nhà, vận động nhẹ nhàng trong môi trường trong lành, thông thoáng, tránh nắng gắt hoặc những nơi có nhiều khói bụi. Hơn nữa, việc cho trẻ nghỉ ở nhà sẽ ngăn ngừa việc lây bệnh sang những bé khác.

  • Bổ sung nước cho cơ thể trẻ

Khi trẻ đang bị ốm, sốt, các cha mẹ cần chú ý bổ sung thêm nước cho trẻ bằng các loại nước lọc, nước trái cây hoặc sữa để tránh tình trạng trẻ bị mất nước. Ngoài ra, đối với các bữa ăn thường ngày thì cũng nên ưu tiên nấu cho trẻ các các món ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa như: Canh, súp, cháo,…

  • Xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Sốt là phản ứng của cơ thể khi chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu trẻ bị ốm sốt kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, lờ đờ, thì cha mẹ hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và xử trí đúng cách.

  • Hạ sốt đúng cách

Khi chăm sóc trẻ đang bị ốm sốt tại nhà, các cha mẹ không nên cho con mặc quá nhiều quần áo hoặc đóng kín cửa. Thay vào đó, hãy cho con mặc đồ rộng rãi, thoải mái và ở trong phòng thoáng đãng, mát mẻ. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh chóng hạ cơn sốt và cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.

Nếu muốn cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt, thì cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, không được tùy tiện sử dụng.

  • Làm thông mũi

Trong trường hợp bé bị cảm thường sẽ gặp phải tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi và chảy nước mũi. Các mẹ hay loại bỏ chất nhầy trong mũi của bé bằng ống hút cao su. Để thực hiện, đầu tiên, các bạn nhỏ vài giọt nước ấm hoặc nước muối sinh lý vào hai bên mũi của bé để giúp làm mềm chất nhầy rồi hút chúng ra sau vài phút.

Khi con ngủ, hãy cho con nằm gối đầu cao hơn bình thường để giúp bé dễ thở hơn.

  • Làm dịu cổ họng

Để chăm sóc trẻ đang bị đau họng, các bạn cần kiêng hoàn toàn việc cho trẻ dùng các loại đồ uống và thức ăn lạnh. Thay vào đó, hãy khuyến khích bé uống nước ấm, ăn các món ấm để làm dịu tình trạng đau họng.

Đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên, cha mẹ có thể dặn dò trẻ súc miệng bằng nước muối ấm khoảng 2 lần/ ngày để làm sạch cổ họng.

  • Ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đang ốm cần ưu tiên lựa chọn các loại món ăn mềm như: Cháo, khoai tây nghiền, sữa chua, súp… Các món ăn này sẽ giúp cơ thể bé dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Tham Khảo Thêm:

Hy vọng bài viết trên phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế đã giúp các bạn giải đáp được băn khoăn: Pha thuốc với đường có sao không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Ngày sửa: 17-04-2023

Nguyễn Thị Luyện
Tác giả Bác sĩ: Nguyễn Thị Luyện CKI sản phụ khoa
  • Bác sĩ tốt nghiệp đại học Y dược Thái Nguyên, từng giữ chức vị trưởng khoa Sản bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La. Hiện đang công tác khám chữa phụ khoa tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã – Ba Đình
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

an-oc-buou-vang-co-bi-gi-khong

Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]

an-chuoi-voi-khoai-lang-co-sao-khong

Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội