Sức khỏe mẹ và bé

Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi qua từng tuần

Chắc hẳn đã có rất mẹ bầu băn khoăn thắc mắc không biết quá trình hình thành và phát triển của thai nhi qua từng tuần như thế nào, đặc biệt với những mẹ lần đầu mang thai. Chính vì vậy, bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – Nguyên trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình” với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa sẽ chia sẻ cụ thể vấn đề này trong bài viết sau. Bài viết còn cung cấp những kiến thức giúp mẹ bầu hiểu hơn về cân nặng của thai, biết cách giúp thai phát triển tương xứng với tuần tuổi của mình.

Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi qua từng tuần

Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi: Tam cá nguyệt thứ 1 (Từ tuần 1 đến tuần 13)

Bé bắt đầu từ những tế bào đầu tiên, đặt nền móng vững chắc trên hành trình phát triển của mình.

  • Tuần 1 và 2: Trứng gặp tinh trùng để thụ thai.
  • Tuần 3: Trứng được thụ tinh thành công tạo thành hợp tử, di chuyển dần vào tử cung để làm tổ.
  • Tuần 4: Phôi thai hình thành với kích thước rất nhỏ, bắt đầu hoạt động để tạo ra cấu trúc cơ bản ban đầu.
  • Tuần 5: Kích thước thai lúc này lớn gấp 10.000 lần so với khi mẹ mới thụ thai với chiều dài khoảng 6 mm, tương đương một hạt vừng với hình dạng trông giống một chú nòng nọc nhỏ. Hệ thần kinh và hệ tuần hoàn đã bắt đầu phân hóa. Tim thai có thể đã xuất hiện.
  • Tuần 6: Thai dài khoảng 7-10 mm, tương đương một hạt đậu. Mắt, mũi, miệng bắt đầu định hình. Hệ xương hình thành. Ruột và não cũng bắt đầu phát triển. Tim đập khoảng 110 nhịp/ phút.
  • Tuần 7: Thai dài khoảng 15 mm, bằng hạt đậu phộng. Bàn tay, bàn chân đang dần phát triển. Bộ máy tiêu hóa và phổi tiếp tục được hoàn thiện.
  • Tuần 8: Bé dài khoảng 16 – 22 mm, nặng khoảng 1 gram, bắt đầu di chuyển vòng vòng nhưng mẹ chưa cảm nhận được. Các tế bào thần kinh bắt đầu phân nhánh, hình thành hệ thần kinh nguyên thủy.
  • Tuần 9: Bé dài khoảng 23 – 30 mm, nặng khoảng 2 gram bằng một quả nho. Đuôi đã biến mất, bé chính thức được gọi là bào thai. Mí mắt xuất hiện, đầu phát triển to hơn các bộ phận khác.
  • Tuần 10: Bé dài khoảng 3,2 cm, nặng khoảng 4 gram. Da vẫn trong mờ nhưng đôi tay, đôi chân nho nhỏ có thể gập duỗi.
  • Tuần 11: Bé nặng khoảng 7 gram, dài khoảng 4,1 cm, đã hình thành gần như đầy đủ. Miệng có thể mở và thực hiện những động tác thở đầu tiên, thậm chí còn nấc vì cơ hoành đang phát triển. Não bộ và hệ thần kinh phát triển nhanh chóng.
  • Tuần 12: Bé nặng khoảng 23 gram, dài khoảng 5,4 cm cỡ một quả chanh, bắt đầu thực hiện những cử động ngẫu nhiên như đá chân, duỗi chân, miệng mút tay.
  • Tuần 13: Bé nặng khoảng 73 gram, dài khoảng 6,5 cm. Về cơ bản thì các cơ quan đã hoàn thiện. Những ngón tay đã có vân tay, tĩnh mạch. Nội tạng có thể nhìn thấy rõ qua da. Nếu mẹ đang mang thai bé gái thì buồng trứng của bé đã chứa hơn 2 triệu trứng.

Quá trình phát triển thai nhi: Tam cá nguyệt thứ 2 (Từ tuần 14 đến tuần 27)

Bước vào tam cá nguyệt thứ hai, thai ít bị sảy hơn. Mẹ cũng dần tạm biệt khỏi tình trạng ốm nghén và mệt mỏi.

  • Tuần 14: Bé nặng khoảng 43 gram, dài khoảng 8,7 cm. Não đã có các xung động thần kinh và bé đã có thể vận động cơ mặt. Thận đang làm việc.
  • Tuần 15: Bé nặng khoảng 70 gram, dài khoảng 10,1 cm. Mí mắt nhắm kín nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu mẹ chiếu đèn vào bụng, bé sẽ tránh luồng sáng đó. Mẹ có thể xác định được giới tính cho bé khi tiến hành siêu âm.
  • Tuần 16: Bé nặng khoảng 100 gram, dài khoảng 11,6 cm với hệ xương phát triển, thính giác bắt đầu hình thành. Da đầu bắt đầu được tạo hình mặc dù vẫn chưa có tóc. Mẹ có thể cảm nhận được thai máy nếu để ý kỹ.
  • Tuần 17: Bé nặng khoảng 140 gram, dài khoảng 13 cm với hệ hô hấp dần hoàn thiện, dây rốn ngày càng khỏe và dày hơn. Bé có thể vận động các khớp.
  • Tuần 18: Bé nặng khoảng 190 gram, dài khoảng 14,2 cm, bắt đầu phản ứng với âm thanh. Một lớp bảo vệ myelin đang được hình thành xung quanh dây thần kinh của bé.

Quá trình phát triển thai nhi Tam cá nguyệt thứ 2 (Từ tuần 14 đến tuần 27)

  • Tuần 19: Bé nặng khoảng 240 gram, dài khoảng 15,3 cm với khuôn mặt hoàn thiện, các giác quan đang phát triển. Bé có thể nghe được giọng nói của mẹ.
  • Tuần 20: Bé nặng khoảng 300 gram, dài khoảng 16,4 cm. Toàn thân bé được bao phủ với 1 lớp lông mịn cùng một ít tóc trên đầu. Bé có thể nuốt và tạo ra phân su có màu tối, dính dính.
  • Tuần 21: Bé nặng khoảng 360 gram, dài khoảng 26,6 cm, có thể nắm bàn tay, mút tay, thỉnh thoảng nấc cụt. Chuyển động của bé chuyển từ đập cánh tay sang đá hoặc đạp vào thành tử cung của mẹ.
  • Tuần 22: Bé nặng khoảng 430 gram, dài khoảng 27,8 cm, trông giống một trẻ sơ sinh thu nhỏ. Môi và lông mày đã rõ rệt hơn.
  • Tuần 23: Bé nặng khoảng 501 gram, dài khoảng 28,9 cm, đã biết chớp mắt khi ngủ. Đôi tai tốt hơn trong việc thu nhận âm thanh.
  • Tuần 24: Bé nặng khoảng 600 gram, dài khoảng 30 cm với phổi đang phát triển toàn diện. Da vẫn mỏng và mờ, người khá dài và gầy.
  • Tuần 25: Bé nặng khoảng 660 gram, dài khoảng 34,6 cm với hệ hô hấp phát triển toàn diện. Làn da nhăn nheo bắt đầu được phủ bằng lớp mỡ dày. Tóc mọc lên với màu sắc và kết cấu.
  • Tuần 26: Bé nặng khoảng 780 gram, dài khoảng 35,6 cm, nhạy bén với âm thanh xung quanh. Bé hít vào và thở ra nước ối giúp phát triển phổi.
  • Tuần 27: Bé nặng khoảng 875 gram, dài khoảng 36,6 cm, đã thiết lập lịch trình ngủ – thức đều đặn và não rất năng động. Tuy phổi chưa hình thành đầy đủ nhưng có thể hoạt động bên ngoài tử cung với sự trợ giúp y tế.

Quá trình phát triển thai nhi: Tam cá nguyệt thứ 3 (Từ tuần 28 đến tuần 41)

Trong tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ sẽ thấy đi tiểu thường xuyên hơn, chân có thể bị chuột rút. Các cơ quan và hệ thống trong cơ thể bé đã hình thành đầy đủ, đang tiếp tục phát triển để chuẩn bị hành trang tốt nhất trước khi chào đời.

  • Tuần 28: Bé dài 37,6 cm và nặng 1000 – 1005 gram, đã mọc lông mi. Thị lực đang phát triển, có thể chớp mắt.
  • Tuần 29: Bé nặng khoảng 1153 gram, dài khoảng 38,6 cm với não bộ đang dần hoàn thiện.
  • Tuần 30: Bé dài 39,9 cm và nặng 1319 gram, được bao quanh bởi nửa lit nước ối.
  • Tuần 31: Bé dài 41,1 cm và nặng 1502 gram, có thể ngúc ngắc cái đầu xinh, đã tích tụ lớp mỡ dưới da, làm đầy những cánh tay và đôi chân bé nhỏ.
  • Tuần 32: Bé dài 42,4 cm và nặng khoảng 1702 gram, đã và đang hình thành các khối cơ bắp nhỏ, vẫn tiếp tục lớn lên từng ngày.
  • Tuần 33: Bé dài 43,7 cm và nặng khoảng 1918 gram với xương sọ đang trong giai đoạn hợp nhất, nối với nhau bằng tổ chức sụn.
  • Tuần 34: Bé dài khoảng 45 cm và nặng 2146 gram, có thể nhận biết được giọng nói của mẹ.
  • Tuần 35: Bé dài 46,2 cm và nặng 2383 gram, thận phát triển hoàn toàn, gan có thể xử lý được một số sản phẩm thải.
  • Tuần 36: Bé dài 47,4 cm và nặng 2622 gram, mất đi lớp màng mịn bao bọc cơ thể cùng chấy gây, chất sáp bảo vệ bé từ đầu đến giờ.
  • Tuần 37: Bé dài 48,6 cm và nặng khoảng 2859 gram, hoạt động cơ mặt một cách linh hoạt.
  • Tuần 38: Bé dài 49,9 cm và nặng khoảng 3083 gram, có thể nắm chắc bàn tay.
  • Tuần 39: Bé dài 50,7 cm và nặng khoảng 3288 gram với làn da dày và nhạt màu hơn, đang bận rộn tích mỡ để hỗ trợ điều tiết nhiệt độ cơ thể khi bước ra thế giới bên ngoài.
  • Tuần 40: Bé dài 51,2 cm và nặng khoảng 3462 gram, hoàn thiện về mọi mặt, sẵn sàng chào đời.
  • Tuần 41: Bé dài 51,7 cm và nặng khoảng 3597 gram. Thai kỳ hiện tại được xem là thai kỳ già tháng. Bác sĩ sẽ thực hiện giục sinh.

Những yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi

Cân nặng thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng giúp mẹ biết được thai nhi có đang phát triển ổn định hay không. Chỉ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Thế chất của cha mẹ
  • Bệnh lý từ mẹ
  • Thai bị dị tật bẩm sinh
  • Dây rốn bất thường
  • Bánh nhau bất thường
  • Số lượng thai nhi
  • Các thiết bị đo đạc
  • Dinh dưỡng thai kỳ

Những yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi

Những lưu ý về chuẩn cân nặng thai nhi

Thực tế là cân nặng thai nhi sẽ phát triển và thay đổi không ngừng theo từng tuần. Khi đủ tháng, thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 51,7 cm (tính từ đầu tới chân) và nặng khoảng 3,5 kg. Chi tiết từng tuần đã được liệt kê ở mục trên, mẹ có thể theo dõi.

Nếu bé quá lớn hoặc quá bé đều có nguy cơ gặp phải các biến chứng cao hơn so những bé phát triển bình thường, tương xứng với tuổi thai. Do vậy, mẹ cần theo dõi và tính toán cân nặng sao cho hợp lý để thai phát triển một cách tốt nhất.

Cần làm gì để cân nặng thai nhi theo tuần phát triển đúng chuẩn?

Để cân nặng thai nhi phát triển đúng chuẩn theo từng tuần, mẹ cần chú ý:

  • Nạp đủ chất dinh dưỡng nhưng không ăn quá nhiều
  • Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhiều hoặc quá ít
  • Duy trì chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý
  • Tránh căng thẳng, lo âu, suy nghĩ nhiều
  • Khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn với bác sĩ hoặc ngay khi thấy bản thân xuất hiện nhiều vấn đề bất thường ảnh hưởng tới sức khỏe

Khi cần khám thai, mẹ có thể tới phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội). Phòng khám đạt 83 tiêu chuẩn khắt khe của Sở Y tế với hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, ưu tú, đầu ngành, giàu kinh nghiệm. Dịch vụ chuyên nghiệp mang tầm “bệnh viện khách sạn”, thủ tục nhanh gọn, không phải đợi chờ lâu. Chi phí hợp lý, không chênh lệch quá nhiều so với các bệnh viện lớn.

Chế độ tăng cân hợp lý trong thai kỳ

  • Mẹ nên tăng khoảng 10 – 12kg trong một thai kỳ. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, mẹ chỉ nên tăng khoảng 1,5 – 2kg.
  • Nếu mang đa thai thì mẹ có thể tăng khoảng 16 – 20 kg trong một thai kỳ.
  • Nếu bác sĩ nói mẹ bị thiếu cân, mẹ cần tăng thêm 2kg nữa.
  • Nếu bác sĩ nói mẹ bị thừa cân trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg. Còn từ tuần thứ 14 – 28, mẹ có thể tăng khoảng 0.5kg cho mỗi tuần, nhưng nếu vẫn bị thừa cân thì mẹ chỉ nên tăng khoảng 0.2 – 0.3 kg cho mỗi tuần.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về quá trình hình thành và phát triển của thai nhi qua từng tuần. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột [Tại đây] hoặc gọi tới  (024) 38255599083.66.33.399 để được tư vấn cụ thể hơn (hoàn toàn miễn phí).

Nguồn tham khảo: 

+ Fetal development week by week https://www.babycenter.com/pregnancy/your-baby/fetal-development-week-by-week_10406730 Truy cập ngày: 14/10/2020
+ Fetal Development: Stages of Growth https://my.clevelandclinic.org/health/articles/7247-fetal-development-stages-of-growth Truy cập ngày: 14/10/2020

Ngày sửa: 19-11-2020

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội