Siêu âm đầu dò có chính xác không? Thời điểm siêu âm đầu dò hợp lý
14 Th 10, 2020Trương Thị Vân
1868- 1Siêu âm đầu dò là gì?
- 2Siêu âm đầu dò để làm gì?
- 3Thời điểm siêu âm đầu dò hợp lý
- 4Mẹ bầu cần chuẩn bị gì khi siêu âm đầu dò?
- 5Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò
- 6Siêu âm đầu dò có chính xác không?
- 7Ưu nhược điểm của kỹ thuật siêu âm đầu dò
- 8Siêu âm đầu dò có đau không?
- 9Trường hợp nào nên dùng siêu âm đầu dò?
- 10Trường hợp nào không nên dùng kỹ thuật siêu âm đầu dò?
Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán được sử dụng nhiều trong y học, đặc biệt là sản khoa, siêu âm phát hiện bất thường tại cơ quan sinh sản nữa giới, siêu âm phát hiện có thai sớm….Tuy nhiên, nhiều chị em nghi ngờ không biết siêu âm đầu dò có chính xác như siêu âm qua thành bụng hay không? Địa chỉ siêu âm đầu dò ở đâu uy tín và chất lượng nhất. Để giải đáp tất cả những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong nội dung dưới đây.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, bác sĩ Trương Thị Vân– nguyên trưởng khoa Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, bác sĩ chuyên Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm có hai dạng là siêu âm đầu dò và siêu âm qua thành bụng. Siêu âm đầu dò là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến hiện nay có độ chính xác cao được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Phương pháp siêu âm đầu dò cho phép bác sĩ quan sát, phát hiện các dấu hiệu bất thường xảy ra tại cơ quan sinh sản như tử cung, buồng trứng, vòi trứng, chẩn đoán có thai sớm, có giá trị trong hỗ trợ điều trị vô sinh- hiếm muộn cũng như được sử dụng nhiều trong sản khoa.
Siêu âm đầu dò để làm gì?
Siêu âm đầu dò được các bác sĩ chỉ định khi chị em khám phụ khoa, siêu âm trứng, phát hiện có thai hoặc nghi ngờ những bất thường tại cơ quan sinh sản, cụ thể.
- Siêu âm đầu dò đánh giá được sự bất thường về tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, vòi trứng, đánh giá độ dày niêm mạc, xác định số nang trứng tại hai bên buồng trái và phải (đánh giá nang thứ cấp), sự phát triển của trứng kích thước, số lượng trứng,….
- Những chị em đi khám phụ khoa cũng được bác sĩ chỉ định siêu âm đầu dò để đánh giá niêm mạc tử cung có tương thích hay không, quan sát sự phát triển của trứng, phát hiện ứ dịch vòi trứng, u nang trứng, u xơ tử cung,….ngoài ra, siêu âm đầu dò còn có giá trị chẩn đoán nhiều loại bệnh phụ khoa khác. Tuy nhiên, tùy mục đích chẩn đoán mà bác sĩ có chỉ định siêu âm đầu dò hay không.
- Đối với những phụ nữ mới mang thai, có dấu hiệu nghi ngờ thai ngoài tử cung, đánh giá tim thai ở tuần thai 6 – 8,…cũng được chỉ định siêu âm đầu dò qua đường âm đạo.
Đặc biệt, siêu âm đầu dò là kỹ thuật tiên tiến, hiện đại được sử dụng trong quá trình thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
Thời điểm siêu âm đầu dò hợp lý
Bác sĩ Vân cho biết, thời điểm siêu âm đầu dò hợp lý sẽ do bác sĩ Sản phụ khoa chỉ định. Thông thường, nếu bạn rơi vào một trong những trường hợp dưới đây thì cần phải sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò để cho kết quả chính xác nhất.
- Nghi ngờ những bất thường xảy ra ở vùng chậu.
- Mới mang thai hoặc nghi ngờ mang thai ngoài tử cung.
- Siêu âm phát hiện khối u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
- Siêu âm kiểm tra trước khi đặt vòng tránh thai.
- Theo dõi nhịp tim thai rong 3 tháng đầu của thai kì.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Nghi ngờ và chẩn đoán xảy thai.
Mẹ bầu cần chuẩn bị gì khi siêu âm đầu dò?
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chỉ định có siêu âm đầu dò hay không, từ đó trợ lý bác sĩ sẽ nêu một vài lưu ý trước khi siêu âm đầu dò.
Hầu hết các trường hợp siêu âm đầu dò không cần chuẩn bị gì. Chủ yếu là đi vệ sinh trước khi thăm khám hoặc nếu cần làm căng bàng quang vừa phải thì uống nước trước khi siêu âm. Nhưng nếu đang trong chu kỳ kinh nguyệt mà những trường hợp đặt tampon thì cần yêu cầu tháo ra, đi tiểu sạch trước khi siêu âm.
Ngoài ra, khi đi siêu âm đầu dò, bạn hãy mặc đồ rộng rãi, thuận tiện để tiện thăm khám. Trong lúc siêu âm bạn nên giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng để không nên gò gập người khiến siêu âm càng khó khoăn.
Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò
Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò đúng quy chuẩn của Bộ Y Tế được tiến hành như sau :
+ Bước 1: Để thực hiện thủ thuật, người bệnh cần phải mặc váy hoặc cởi quần áo từ eo trở xuống.
+ Bước 2: Người bệnh được nằm trên bàn siêu âm, gác chân lên giá đỡ, có một gối nhỏ kê phần hông, sau đó người bệnh sẽ được bác sĩ tiến hành siêu âm đầu dò
+ Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành đưa đầu dò (đã bọc bằng bao cao su có kèm gel bôi trơn) vào trong âm đạo để giúp tạo hình ảnh phản ánh trên màn hình siêu âm.
+ Bước 4: Đầu dò phát sóng siêu âm và thu lại tín hiệu được mã hóa và truyền ảnh trực tiếp vào các cơ quan vùng chậu để thu được hình ảnh đầy đủ và tổng thể.
Từ những hình ảnh này, bác sĩ siêu âm có thể chẩn đoán chính xác những gì đang xảy ra tại khung xương chậu người mẹ.
Siêu âm đầu dò có chính xác không?
Theo các chuyên gia y tế, kỹ thuật siêu âm đầu dò hầu như cho kết quả chính xác. Phương pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát hiện thai, giúp chẩn đoán nang trứng phục vụ thụ thai hay chẩn đoán các bệnh lý xảy ra tại tử cung, phần phụ, buồng trứng người phụ nữ.
Tuy nhiên, để hạn chế tối đa sai sót thì kỹ thuật này cần được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa giỏi chuyên môn trực tiếp thăm khám, chỉ định và thực hiện siêu âm đầu dò cho kết quả chính xác nhất.
Ưu nhược điểm của kỹ thuật siêu âm đầu dò
Mặc dù siêu âm đầu dò là một trong những phương pháp hiệu quả nhưng vẫn còn tồn tại một số ưu và nhược điểm dưới đây:
Ưu điểm: kỹ thuật siêu âm đầu là kỹ thuật chẩn đoán y khoa hiện đại, tính xác cao giúp bác sĩ có thể quan sát được rõ ràng hơn cơ quan sinh dục bên trong đồng thời phát hiện các bệnh lý ở cùng tiểu khung mà siêu âm qua thành bụng khó có thể thấy được.
Nhược điểm: kỹ thuật siêu âm đầu dò vẫn tồn tại một số nhược điểm đó là không thể quan sát rõ ràng các cơ quan tại ổ bụng. Vì thế trong sản khoa thường kết hợp siêu âm đầu dò và siêu âm qua thành bụng.
Siêu âm đầu dò có đau không?
Với sự phát triển của y học hiện đại thì siêu âm đầu dò được chứng minh là an toàn, không đau. Theo đó đầu dò đưa vào ngả âm đạo chứ không đưa vào tử cung nên các tổn thương xảy ra là rất hiếm và gần như không có.
Tuy nhiên, nếu chị em gồng mình khi siêu âm có thể cảm thấy đôi chút khó chịu nhưng không đau. Thao tác siêu âm đầu dò được thực hiện rất nhanh chỉ khoảng 5-10 phút nên chị em không cần lo lắng.
Trường hợp nào nên dùng siêu âm đầu dò?
Như đã trình bày nêu trên, những trường hợp cần siêu âm đầu dò tương đối rộng. Trong đó có thể tóm gọn siêu âm đầu dò nên dùng trong trường hợp dưới đây:
- Phát hiện bệnh phụ khoa
- Siêu âm đếm nang trứng
- Theo dõi sự trưởng thành của trứng
- Phục vụ quá trình thụ thai tự nhiên, thụ thai nhân tạo, thụ thai ống nghiệm
- Xác định có thai, thai ngoài tử cung
- Xác định nhau tiền đạo….
Tuy nhiên, mọi chỉ định cận lâm sàng bao gồm cả siêu âm đầu dò cần phải do bác sĩ Sản khoa chỉ định.
Trường hợp nào không nên dùng kỹ thuật siêu âm đầu dò?
Dưới đây là một số trường hợp chị em không nên siêu âm đầu dò, cụ thể như sau:
Siêu âm đầu dò âm đạo chủ yếu sử dụng trong điều trị bệnh phụ khoa, hỗ trợ sinh sản, thăm khám thai, theo dõi thai….Do vậy phương pháp này không áp dụng đối với trẻ em hay những phụ nữ chưa quan hệ tình dục hay nói cách khác là chưa bị rách màng trinh.
Đối với những phụ nữ đi khám sức khỏe sinh sản ngày 2 chu kỳ kinh thường sẽ được xét nghiệm nội tiết tố cùng với siêu âm đầu dò.
Kết luận: Nhìn chung kỹ thuật siêu âm đầu dò tương đối chính xác và an toàn. Do vậy, nếu bác sĩ chỉ định bạn cần thực hiện phương pháp này thì có thể hoàn toàn yên tâm. Điều quan trọng là bạn cần tìm địa chỉ khám, siêu âm đầu dò uy tín và chính xác.
Hiện nay tại Hà Nội, có nhiều địa chỉ thăm khám, thực hiện siêu âm đầu dò. Trong đó chị em có thể an tâm, tin tưởng lựa chọn siêu âm đầu dò tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín- đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và điều trị hiệu quả bệnh phụ khoa, nam khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục, thăm khám thai, siêu âm thai uy tín, chính xác, nhanh chóng cho nhiều thế hệ chị em tại Hà Nội được nhiều chị em tin tưởng, phòng khám với những ưu thế:
- Cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại tầm cỡ bệnh viện khách sạn, thiết bị y tế được nhập khẩu từ các nước lớn trên thế giới như Anh, Nhật, Mỹ….bao gồm siêu âm đầu dò và siêu âm qua thành bụng với máy siêu âm 2D, 4D, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy phân tích nước tiểu 10 thông số, lavabo xét nghiệm cho kết quả chính xác.
- Đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa giỏi chuyên môn hơn 20 năm, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám tỉ mỉ, chi tiết, phát hiện bất thường đọc kết quả và tư vấn kết quả, chỉ định điều trị cụ thể cho chị em.
- Thủ tục khám thai nhanh chóng nhờ hệ thống đặt lịch trước, mô hình “1 bác sĩ- 1 y tá- 1 bệnh nhân”, thông tin cá nhân người bệnh được bảo mật; chi phí thăm khám và siêu âm thai được niêm yết công khai phù hợp với quy định của bộ y tế.
Mọi thắc mắc về vấn đề siêu âm đầu dò có chính xác không, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi tới số máy (024) 38255599 – 083.66.33.399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
+ Nguồn tham khảo: Ultrasound Technique https://www.startradiology.com/the-basics/ultrasound-technique/index.html Truy cập ngày: 14/10/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Thạc sĩ. Bác sĩ Trương Thị Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm, từng làm việc tại Sở Y tế, giữ vị trí trưởng khoa Sản tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, đạt “bàn tay vàng” trong kỹ thuật phá thai an toàn tại Hà Nội.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]