Sức khỏe mẹ và bé

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Những tư thế bà bầu nên tránh

Có thể bạn chưa biết: trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu trở nên vô cùng nhạy cảm. Bất kỳ điều gì cũng đều có thể là nguyên nhân tác động đến đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng, trong đó có cả cách ngồi hàng ngày. Bạn có biết tại sao bà bầu không được ngồi xổm không? Dáng ngồi nào được cho là tốt cho các mẹ? Tất cả sẽ được chuyên gia y tế chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi nguyên trưởng khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La – bác sĩ CKII sản phụ khoa Nguyễn Thị Luyện, hiện công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm?

Trao đổi về nguyên nhân tại sao bà bầu không được ngồi xổm, chuyên gia y tế chia sẻ như sau:

Tư thế ngồi xổm dù không gây nguy hại đến mức nghiêm trọng cho sự an toàn của thai nhi, tuy nhiên, khi bụng mẹ to lên, phần dưới của cơ thể và cột sống vốn đã phải chịu áp lực rất lớn từ thai nhi sẽ lại bị kéo căng ra hơn, khiến cho mẹ cảm thấy đau nhói. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nặng hơn hoặc mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã, rất nguy hiểm. Mặt khác, mẹ bầu ngồi xổm nhiều trong thai kỳ còn có thể gây áp lực lên bàng quang khiến cho các mẹ bị đau bụng dữ dội. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì thường mẹ bầu không nên ngồi xổm trong thai kỳ.

Tuy nhiên, đối với các mẹ sắp sinh, tư thế ngồi xổm lại được khuyến khích sử dụng như một bài tập giúp xương chậu nở ra và dùng sức ép lên tử cung để đẩy em bé ra ngoài dễ hơn.

Những tư thế ngồi bà bầu nên tránh

Bên cạnh tư thế ngồi xổm thì trong thai kỳ, bà bầu cũng cần lưu ý tránh một số tư thế có thể gây hại đến sức khỏe, cụ thể như sau:

Tư thế ngồi chùng lưng, thõng vai

Thông thường, việc ngồi gù lưng khiến cho cơ thể chúng ta có cảm giác được thả lỏng. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, xương sống đã phải chịu một áp lực lớn khi phải chống đỡ cơ thể nặng nề của mẹ bầu. Bởi vậy, tư thế ngồi buông thõng người này chỉ làm mọi chuyện tệ hơn chứ không hề khiến mẹ bầu thoải mái.

Tư thế ngồi bắt chéo chân

Đối với một bộ phận lớn người dân, tư thế ngồi bắt chéo chân từ lâu đã trở thành thói quen khó bỏ. Thế nhưng tư thế bắt chéo chân này gây hại nhiều hơn lợi bởi nó có thể khiến tình trạng giãn tĩnh mạch chân trầm trọng (do máu khó lưu thông). Chưa kể việc thường xuyên ngồi bắt chéo chân khiến các dây thần kinh ở đùi bị chèn ép, dễ khiến tình trạng sưng phù chân của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn. Mặt khác, ngồi bắt chéo chân cũng có thể là nguyên nhân gây chứng bệnh viêm khớp và ảnh hưởng đến chân, hông, cột sống,

Ngoài ra, một số chị em, đặc biệt là những mẹ bầu ngồi làm việc văn phòng thường yêu thích tư thế gác chân lên cao. Tuy nhiên đối với mẹ bầu đang trong thời kỳ thai nghén, nếu thực hiện tư thế này sẽ khiến chân càng sưng phù khó chịu hơn.

Tư thế ngồi không có lưng tựa

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thường khó tránh khỏi việc cảm thấy mệt mỏi. Bởi vậy, nhiều mẹ bầu ngồi đâu, đứng đâu đều thích tựa lưng vào một thứ gì đó để giảm bớt sự mệt nhọc cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ bầu cũng có thể tựa lưng được một cách thoải mái. Việc mẹ bầu không chọn được một điểm tựa vững chắc nhất để tựa vào thì rất có thể sẽ bị xô ngã, gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Bên cạnh đó, nếu ngồi ghế tựa thì mẹ nên chọn loại ghế có lưng tựa cao để đỡ được hoàn toàn phần lưng.

Những tư thế ngồi bà bầu nên tránh

Tư thế ngồi gập người về phía trước

Một trong những tư thế ngồi được đánh giá là hoàn toàn không hề tốt cho thai nhi đó là tư thế ngồi gập người về phía trước. Nguyên do là bởi khi mẹ ngồi gập người về phía trước sẽ tạo áp lực lên bụng. Việc làm này không những khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, không thoải mái mà còn ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Bởi vậy, nếu mẹ bầu đang làm một công việc nào đó phải gập người hoặc có thói quen ngồi tư thế gập người thì cần phải xem xét lại, tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của con trong bụng. Mặt khác, việc thường xuyên ngồi ở tư thế gập người cũng có thể khiến cho lồng ngực của mẹ chèn ép lên thai nhi và để lại dấu tích vĩnh viễn trên cơ thể bé đó!

Tư thế ngồi nửa mông

Bên cạnh tư thế ngồi bắt chéo chân thì ngồi nửa mông cũng là kiểu ngồi thường thấy của nhiều chị em phụ nữ. Thực tế, tư thế ngồi nửa mông lại không được  khuyến cáo thực hiện bởi người mang bầu. Nguyên do là bởi tư thế ngồi nửa mông khi mẹ bầu ngồi trên ghế hoặc giường gây nhiều áp lực lên cột sống. Đó là nguyên nhân tại sao nhiều mẹ thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu như vậy. Hơn nữa, ngồi nửa mông rất dễ khiến cơ thể bị nghiêng dẫn tới thai nhi cũng nghiêng theo, trong trường hợp nguy hiểm con còn có thể bị chèn ép do mẹ ngồi nghiêng.

Tư thế ngồi tốt cho bà bầu

Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản, tư thế ngồi tốt nhất dành cho người mang thai đó là tựa thẳng lưng vào thành ghế, nếu cần có thể kê thêm chiếc gối mềm vào đằng sau. Đối với những mẹ bầu phải làm việc cùng máy tính thì nên nghỉ ngơi đi lại, cứ làm 1 tiếng thì đi ra khỏi chỗ 10 phút. Trường hợp điều kiện làm việc không cho phép thì có thể vận động tay chân tại chỗ, đồng thời lưu ý một số điều sau:

  • Luôn ngồi thẳng lưng, vai hơi đẩy ra sau, không chùn lưng cũng không đẩy người.
  • Bà bầu hãy ngồi sâu vào trong ghế, mông chạm vào lưng ghế để đảm bảo lương tìm được điểm tựa tốt, nên trang bị thêm gối đệm ở chỗ đường cong của lưng để hạn chế tình trạng bị mỏi và đau lưng.
  • Bà bầu không nên gác cao chân hay bắt chéo chân khi ngồi. Hãy bảo đảm bàn chân đặt thoải mái trên sàn  (hoặc đặt chân thoải mái trên chiếc ghế thấp kê chân), đầu gối tạo góc 90 độ, phân bố đều trọng lượng cơ thể ở cả hai bên hông.

Tư thế ngồi tốt cho bà bầu

  • Bà bầu khi ngồi ghế xoay thì đừng nên vặn eo khi đang ngồi, thay vào đó, bạn hãy xoay cả người.
  • Bà bầu cũng không nên ngồi lâu quá 30 phút, hãy thường xuyên đứng lên, duỗi người, đi lại một chút, uống nước… Để đứng lên, bạn hãy dịch người về trước rồi đứng dậy bằng cách thẳng chân, tránh chồm người để đứng dậy.
  • Để có một dáng ngồi đúng tư thế, tốt cho sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ thì ngay từ thời điểm trước mang thai, hãy tập nhớ và có thói quen ngồi đúng tư thế. Điều này hoàn toàn không thừa chút nào bởi nó không chỉ đem lại sức khỏe cho bà bầu trong thai kỳ mà còn giúp bạn có một dáng người đẹp hơn nữa đó!

>>Có thể bạn quan tâm:

Những lưu ý khi mang thai dành cho bà bầu

Sau khi giải đáp vấn đề tại sao bà bầu không được ngồi xổm, bác sĩ Nguyễn Thị Luyện cũng đưa ra một số lưu ý dành cho bà bầu trong thai kỳ để mẹ bầu có thể ổn định về sức khỏe, thuận lợi cho sự phát triển của con yêu trong bụng. Cụ thể như sau:

  • Chú ý nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, tránh vận động mạnh, khiêng vác đồ nặng. Mẹ bầu có thể vận động, đi lại nhẹ nhàng, áp dụng một số bài tập đơn giản sẽ tốt cho thai kỳ.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng điều độ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết trong thai kỳ đồng thời tránh xa những thực phẩm gây hại, chất kích thích,…
  • Tránh xa các loại hóa chất độc hại, sóng wifi, bức xạ,…, tránh đi giày cao gót.
  • Tránh dùng các loại thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Thăm khám thai định kỳ điều độ theo kịch hẹn của bác sĩ để tầm soát sức khỏe thai kỳ một cách tốt nhất.

Trong trường hợp mang thai khiến cơ thể mệt mỏi, chị em ngại chen chúc chật chội tại các bệnh viện công thì có thể tìm đến phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế – 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Xuất sắc đáp ứng được 83 tiêu chí khắt khe của Bộ Y tế đề ra, đó là lý do vì sao Đa khoa Y học Quốc tế không chỉ nổi tiếng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, tiện nghi, không gian thăm khám thoáng mát, rộng rãi mang tầm “bệnh viện khách sạn“, mà còn hội tụ đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu Mẹ bầu có thể yên tâm thăm khám thai an toàn hiệu quả, gửi gắm sức khỏe trong thai kỳ cho đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế. Đội ngũ bác sĩ tại đây từng có thời gian dài công tác tại các bệnh viện tuyến trung ương với tài năng và y đức đã được khẳng định bao gồm:

  • Thạc sĩ – Bác sĩ CKI sản phụ khoa Trương Thị Vân.
  • Bác sĩ CKI sản phụ khoa Đinh Thị Quỳnh Huế.
  • Bác sĩ CKI sản phụ khoa Hà Thị Huệ.
  • Bác sĩ CKI sản phụ khoa Giao Thị Kim Vân.
  • Bác sĩ CKII sản phụ khoa Nguyễn Thị Luyện.
  • Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền Nguyễn Thị Minh Tâm.

Thêm vào đó, Đa Khoa Y Học Quốc Tế đã và đang áp dụng thành công công nghệ 4.0 trong y tế, tiến hành triển khai hệ thống y tế điện tử hiện đại, hỗ trợ tư vấn qua điện thoại, chat trực tuyến 24/24; đặt lịch khám, lấy mã số khám qua mạng; hồ sơ bệnh án được bảo mật riêng tư theo quy định của ngành y tế. Chi phí niêm yết theo quy định, nói không với “văn hóa phong bì”.

Mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề tại sao bà bầu xin không được ngồi xổm vui lòng hoặc liên hệ đường dây nóng 024)38 255 5990836 633 399 hoặc ấn vào ĐÂY để được tư vấn cụ thể và miễn phí, 24/7 với bác sĩ sản phụ khoa đầu ngành.

+ Nguồn tham khảo: Squats while pregnant: safety, benefits & guidelines https://www.ourfitfamilylife.com/blog/squats-while-pregnant Truy cập ngày: 10/11/2020

Ngày sửa: 19-11-2020

Nguyễn Thị Luyện
Tác giả Bác sĩ: Nguyễn Thị Luyện CKI sản phụ khoa
  • Bác sĩ tốt nghiệp đại học Y dược Thái Nguyên, từng giữ chức vị trưởng khoa Sản bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La. Hiện đang công tác khám chữa phụ khoa tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã – Ba Đình
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội