Cách trị cảm cúm, sổ mũi cho bà bầu an toàn, hiệu quả
03 Th 10, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
775Cảm cúm, sổ mũi trong thai kỳ là nỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Nguyên do là bởi vào thời điểm này, mẹ bầu không thể dùng thuốc cảm như trước khi mang thai, mặt khác, thời điểm này, những ảnh hưởng không chỉ tác động lên cơ thể mẹ bầu mà còn có thể gây hại đến sức khỏe của thai nhi. Mẹ bầu cần phải làm gì trước tình trạng này? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về cách trị cảm cúm, sổ mũi cho bà bầu thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây!
Mẹ bầu bị cảm cúm: không nên xem thường!
Trước khi chia sẻ về cách trị cảm cúm, sổ mũi cho bà bầu, chuyên gia y tế sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về tình trạng cảm cúm ở mẹ bầu.
Đối với những người bình thường, cảm cúm hoặc những vấn đề liên quan như hắt hơi, sổ mũi thường không quá khó chữa. Bạn chỉ cần dùng thuốc là có thể mau chóng “thoát” khỏi tình huống này. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu trong thai kỳ, mọi vấn đề phát sinh không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn liên lụy đến cả thai nhi. Nhất là trong thời kỳ này, những loại thuốc cảm cúm thông thường được xem là không phù hợp và có thể gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Bởi vậy, cảm cúm trong thai kỳ là tình trạng mà mẹ bầu không thể xem thường.
Cách trị cảm cúm, sổ mũi cho bà bầu
Cảm cúm đối với bà bầu không phải là vấn đề nhỏ, càng không thể dễ dàng khắc phục giống như đối với người bình thường. Vậy mẹ bầu khi gặp trình trạng này cần phải làm gì? Theo chuyên gia y tế, mẹ bầu nếu gặp tình trạng cảm cúm thì tốt nhất nên tìm đến địa chỉ y tế để được thăm khám và hỗ trợ điều trị cụ thể. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc cảm cúm tại nhà mà không thông qua những chỉ định, thăm khám của bác sĩ để tránh gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Dưới đây là một số cách trị sổ mũi, cảm cúm dành cho bà bầu mà chị em cần nắm được:
- Trị cảm cúm, sổ mũi bằng cách xoa tinh dầu bạc hà lên vùng ngực, thái dương và dưới mũi
- Trị cảm cúm, sổ mũi bằng cách dán miếng thông mũi nhằm khắc phục tình trạng nghẹt mũi, khó thở
- Sử dụng viên ngậm chống ho hoặc siro ho
- Sử dụng Paracetamol nhằm chấm dứt những cơn đau đầu và sốt
- Sử dụng thuốc trị ho vào ban đêm hoặc thuốc long đờm dùng trong ngày
- Trường hợp mẹ bầu gặp một số biểu hiện như ợ nóng, buồn nôn hoặc đau dạ dày thì cần bổ sung thêm Canxi carbonate hoặc các loại thuốc tương tự
- Trường hợp mẹ bầu bị ho không có đờm có thể được chỉ định sử dụng dextromethorphan và dextromethorphan-guaifenesin để cải thiện các triệu chứng.
- Một số trường hợp mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc chống siêu virus. Đây là loại thuốc an toàn cho bà bầu và sẽ hoạt động tốt nhất nếu bạn sử dụng trong vòng 2 ngày sau khi bị bệnh.
- Acetaminophen là loại thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị tình trạng đau nhức hoặc nhức đầu khó chịu. giống như những loại thuốc khác, mẹ bầu sử dụng Acetaminophen cũng cần tư vấn của bác sĩ về liều lượng thích hợp.
- Đa phần các loại thuốc ho như: thuốc giảm đau (Mucinex), thuốc giảm ho (Robitussin hoặc Vicks 44) đều được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai khi được sử dụng với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
- Nước muối và thuốc xịt giúp làm sạch và giữ ẩm cho mũi, được coi là an toàn ngay cả đối với những mẹ bầu trong thai kỳ.
Cảnh báo: Bác sĩ sản phụ khoa khuyến chị em trong thời kỳ thai nghén tuyệt đối không bao giờ được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Mặt khác, hỗ trợ điều trị cảm cúm cần được thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé.
>>>Tìm hiểu thêm: Các mốc khám thai quan trọng – Mẹ bầu cần nhớ
Các biện pháp điều trị cảm cúm cho bà bầu tại nhà
Song song với việc hỗ trợ điều trị cảm cúm bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu cũng cần kết hợp với một số biện pháp điều trị tại nhà dưới đây để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, đạt kết quả cao nhất. Dưới đây là một số biện pháp điều trị tại nhà được chuyên gia y tế khuyến cáo thực hiện:
- Chú ý nghỉ ngơi điều độ, nghỉ ngơi nhiều để cải thiện tình trạng mệt mỏi.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước.
- Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bị đau họng hoặc ho
- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%) hoặc thuốc xịt mũi dạng xịt. Phương pháp này được thực hiện khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
- Để tránh bị nhiễm lạnh, mẹ bầu cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ môi trường xung quanh ở mức cân bằng và ấm áp
- Mẹ bầu cũng có thể thử xông hơi giúp cơ thể thải độc và giảm mệt mỏi, tinh thần trở nên thoải mái hơn. Trước khi xông hơi, mẹ có thể tắm và lau người bằng nước ấm thay vì sử dụng nước lạnh.
- Một số thực phẩm bổ dưỡng hỗ trợ quá trình điều trị các triệu chứng của cảm cúm, sổ mũi trong thai kỳ đó là: súp gà nóng giúp giải cảm, hỗn hợp chanh mật ong để giảm đau họng,…
- Một số trường hợp mẹ bị nhức đầu có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm thiểu triệu chứng.
Tiêm phòng cúm có an toàn khi mang thai không?
Hiện nay, với sự phát triển của Y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã có thể phát minh ra những loại vắc-xin an toàn với mẹ bầu. Bởi vậy, trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cùng với Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo dành cho tất cả nữ giới trong thời kỳ thai nghén trong mùa cúm nên tiêm phòng cúm, bất kể trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, riêng loại vắc-xin dạng xịt mũi cúm (LAIV) thì không được khuyến cáo cho phụ nữ đang trong thời kỳ thai nghén hoặc đang cố gắng thụ thai.
Một số lợi ích tuyệt vời của việc thực hiện tiêm phòng cúm theo đúng chỉ định đó là:
- Như đã nêu ở trên, cả, cúm có thể gây biến chứng nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai.Việc tiêm phòng cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm trong thai kỳ, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe thai nhi tiềm ẩn do cúm: Bị sốt do cúm trong thai kỳ đầu mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
- Tương tự như ở mẹ bầu, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ cao mắc cảm cúm nặng. Tuy nhiên, vắc-xin cúm chỉ có thể tiêm cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Thai phụ khi thực hiện tiêm phòng cảm cúm, những kháng thể sẽ truyền qua nhau thai (khi thai còn trong bụng mẹ) và sữa mẹ (đối với trường hợp đang cho con bú) giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm sau khi sinh.
Lưu ý: Loại vắc-xin được chuyên gia y tế khuyến cáo đó là tiêm phòng cúm, không phải vắc-xin xịt mũi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: thành phần của thuốc tiêm phòng cúm an toàn cho cả mẹ và bé trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Ngược lại thì vắc-xin xịt mũi lại không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai, vì nó có chứa chủng virus sống.
Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng sớm vào mùa cúm tháng 10 để phòng ngừa bệnh cúm trong thai kỳ một cách tốt nhất.
>>>Tìm hiểu thêm: Những loại rau khiến bà bầu sảy thai
Cách phòng tránh cảm cúm cho mẹ bầu
Mang thai vốn là thiên chức thiêng liêng của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, một sự thật đó là khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm, bởi vậy, rất dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn gây hại. Đây cũng là lý do vì sao các mẹ bầu có nhiều khả năng bị biến chứng cúm hơn so với phụ nữ không mang thai. Một số biến chứng nguy hiểm của cảm cúm trong thai kỳ mà mẹ bầu không thể xem thường đó là: viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang.
Có thể nói, tiêm vắc-xin cúm là biện pháp phòng tránh tối ưu nhất,giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng. Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tiêm vắc-xin cúm cũng là phương pháp giúp bảo vệ phụ nữ mang thai và em bé trong tối đa 6 tháng sau khi sinh.
Song song với tiêm vắc-xin cúm, chuyên gia y tế cũng đưa ra một số khuyến cáo giúp chị em có thể phòng tránh cảm cúm cho mẹ bầu, cụ thể như sau:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
- Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh
- Tránh tiếp xúc gần gũi quá gần gũi với mọi người, hạn chế đến nơi đông đúc.
- Tập thể dục thường xuyên
- Giữ cho tâm lý thoải mái, tránh để căng thẳng, stress kéo dài
- …
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Trên thực tế, mẹ bầu có thể mắc phải bệnh cúm quanh năm, đặc biệt vào mùa đông. Cúm trong thai kỳ nếu không khắc phục đúng cách có thể gây biến chứng nguy hại đến sức khỏe của mẹ và bé. Những biểu hiện của cảm cúm trong thai kỳ thường đến rất nhanh, rõ ràng, đồng thời, xu hướng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn từ 1 đến 2 tuần. Bởi vậy, ngay khi gặp một số dấu hiệu cảm cúm dưới đây, mẹ bầu cần tìm gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời:
- Đau nhức đầu
- Nghẹt mũi và sổ mũi.
- Đau họng, viêm họng.
- Cơ thể ớn lạnh.
- Cơ thể mệt mỏi kéo dài.
- Ho khan.
- Sốt cao.
- Đau nhức các cơ hoặc toàn thân.
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề cảm cúm ở bà bầu, hy vọng hữu ích với bạn đọc, đồng thời giúp bạn đọc nắm được cách trị cảm cúm, sổ mũi cho bà bầu để kịp thời có phương án khắc phục phù hợp.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách trị cảm cúm, sổ mũi cho bà bầu hoặc đang gặp rắc rối về vấn đề sức khỏe sinh sản, mẹ bầu có thể tìm đến phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế – 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội để được đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm với tài năng và y đức đã được khẳng định trực tiếp thăm khám, hỗ trợ điều trị an toàn và hiệu quả. Liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp chuột chọn [Tư Vấn Trực Tuyến] hoặc gọi trực tiếp đến số máy (miễn phí, 24/7): 024)38 255 599 – 0836 633 399 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Nguồn tham khảo:
+ Flu & Pregnant Women https://www.cdc.gov/flu/highrisk/pregnant.htm Truy cập ngày: 3/10/2020
+ Flu During Pregnancy: What You Need to Know to Stay Safe https://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/flu-during-pregnancy/ Truy cập ngày: 3/10/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]