Thai bao nhiêu tuần thì đạp? Thai đạp như thế nào là nguy hiểm?
17 Th 10, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
913Thai máy là một trong những biểu hiện diệu kỳ giúp mẹ bầu có thể cảm nhận rõ rệt về sự tồn tại của con yêu ở trong bụng. Bởi vậy, mẹ bầu không thể nào ngừng chờ mong và háo hức mỗi ngày. Liệu thai bao nhiêu tuần thì đạp? Mẹ bầu có thể nhận biết thai máy vào thời điểm nào, vị trí nào? Tất cả sẽ được chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa – bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Thai đạp (thai máy ) là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu vấn đề thai bao nhiêu tuần thì đạp, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa – bác sĩ – bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế CKI sản phụ khoa, hiện công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế 12 Kim mã, sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ về về hiện tượng thai đạp (thai máy).
Thai đạp (thai máy) là một thuật ngữ dùng để chỉ những cử động của thai nhi khi còn nằm trong bụng mẹ như: huýt tay, lộn vòng, đá chân hay đạp chân,… của em bé. Mỗi mẹ bầu khác nhau lại có hiện tượng thai máy là không giống nhau. Thời điểm thai máy cũng khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, vào những tháng cuối thai kỳ, thai máy sẽ sẽ diễn ra mạnh mẽ với tần suất nhiều hơn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng thai máy còn được xem là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển khỏe mạnh và bình thường. Vậy cụ thể, thai bao nhiêu tuần thì đạp?
Thai bao nhiêu tuần thì đạp?
Trao đổi về vấn đề thai bao nhiêu tuần thì đạp, chuyên gia y tế chia sẻ như sau:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: ngay từ khi 8 tuần tuổi, thai nhi đã bắt đầu cử động. Tuy nhiên, lúc này kích thước bào thai còn quá nhỏ, cử động của thai nhi quá nhẹ nên mẹ không thể cảm nhận được. Phải tới khi em bé được 4 tháng tuổi, người mẹ có thể lần đầu tiên cảm nhận được thai máy.
Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng: thường những người mang thai con thứ sẽ cảm nhận thai máy tốt hơn so với những người sinh con đầu lòng. Điều này tức là với các mẹ mang thai lần đầu sẽ chậm cảm nhận những cử động thai máy hơn so với các mẹ đã mang thai lần 2, lần 3.
Theo các nhà khoa học, những cửa động của trẻ khi còn ở trong bụng sẽ được chia thành 4 trạng thái đó là:
- Tĩnh lặng
- Cử động thường xuyên
- Cử động mắt liên tục và không gia tăng tim thai
- Cử động thai liên tục kèm cử động của mắt và gia tăng tim thai.
Trong đó, hai trạng thái đầu tiên là phổ biến nhất.
Mặt khác, việc cảm nhận cử động của thai nhi không chỉ phụ thuộc vào tuổi thai mà còn tùy thuộc lượng nước ối nhiều hay ít, thành bụng mẹ dày hay mỏng.
Như vậy, thai bao nhiêu tuần đạp thì câu trả lời là từ tuần thứ 8. Tuy nhiên, lúc này mẹ thường chưa thể cảm nhận được.
Nhận biết thai máy vào thời điểm nào?
Như đã nêu ở trên, ở những tuần đầu của thai kỳ (thường là từ tuần thứ 8), thai có thể đã cử động song mẹ thường chưa thể cảm nhận được. Phải đến tận tuần tuổi thứ 20 của thai kỳ, mẹ bầu mới bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi. Thường trong ba tháng giữa – tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, những cử động của thai nhi thường không đều đặn, nhưng càng về sau càng đều đặn hơn. Thời gian hoạt động rõ nhất của thai nhi là từ cuối tuần thứ 27-32.
Thai máy ở vị trí nào?
Trên thực tế, thai máy có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong bụng của mẹ bầu. Các động tác như đạp bụng, đá chân, thậm chí là bé lộn vòng mẹ có thể cảm nhận ở vị trí bất kỳ trong bụng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: việc mẹ bầu nằm nghiêng một bên cũng được các bé yêu thích và thai máy nhiều hơn bởi với tư thế này, máu được cung cấp nhiều hơn đến thai nhi. Tuy nhiên đa phần, mẹ sẽ bắt gặp thai máy nhiều nhất phải kể đến phần bụng dưới và phần bụng bên trái.
Hướng dẫn theo dõi cử động thai
Theo các chuyên gia tư vấn, không có tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy bình thường hay bất thường. Tuy nhiên, một quy luật chung đó là bé càng lớn, càng cử động nhiều.
Hướng dẫn mẹ bầu cách theo dõi thai máy, bác sĩ sản phụ khoa có chia sẻ như sau: Mẹ bầu cần theo dõi thai máy đó vào giờ cố định trong ngày. Mẹ có thể theo dõi vào các khung giờ buổi sáng, trưa, chiều hay tối và tranh thủ đếm số cử động thai. Thai khi khỏe mạnh là có hơn 4 lần cử động trong 30 phút. Cứ 3 cữ như vậy mỗi ngày. Nếu thai máy mà ít hơn 4 lần, mẹ nên nằm và đếm cử động thai trong vòng 1 hoặc 2-4 giờ để theo dõi chi tiết hơn. Lúc này, nếu bé cử động 4 lần/giờ là ổn.
Trong 4 giờ nhiều hơn 10 cử động thai và liên tục khoảng 3 cữ/ngày cũng ổn. Ngược lại, nếu trong 4 giờ mà ít hơn 10 lần thai máy, mẹ nên thăm khám bác sĩ để được theo dõi tình hình cụ thể và có những chỉ định phù hợp.
Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau để có thể theo dõi cử động thai hiệu quả:
- Thời điểm đến cử động thai tốt nhất là sau khi ăn no.
- Mẹ bầu nên đếm thai máy 2 – 3 lần mỗi ngày và trong những giờ cố định để theo dõi sự thay đổi dễ hơn.
- Trường hợp mẹ bầu bận thì nên đếm ít nhất một lần trong ngày, mỗi lần đếm khoảng 30 phút.
- Trước khi đếm cử động thai mẹ nên đi tiểu để làm trống bàng quang.
- Khi đếm cử động thai nhi, mẹ có thể đặt tay lên bụng để cảm nhận rõ nhất thay vì chỉ quan sát bằng mắt thường.
- Thông thường một thai nhi khỏe mạnh sẽ có ít nhất 4 đợt cử động trong một giờ. Nếu bé của bạn cử động quá ít hoặc quá nhiều so với con số này thì nên đi khám bác sĩ để kịp thời chẩn đoán những bất thường và đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả.
>>>Bạn Có Thể Quan Tâm: Mang thai bao nhiêu tuần là sinh?
Thai nhi đạp như thế nào là nguy hiểm?
Ở những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu phải theo dõi số lượng máy của thai kỳ trong 1 giờ mỗi lần. Nếu trong lúc tỉnh, thai nhi sẽ cử động 3-4 lần/một giờ và cử động thai sẽ giảm dần khi gần đến ngày dự sinh. Trường hợp thai nhi máy ít hơn chuẩn này thì có thể bé đang ngủ hoặc đã gặp rắc rối về sức khỏe. Trường hợp thai nhi cử động quá nhiều thì rất có thể thi bị stress ảnh hưởng trực tiếp từ mẹ.
Ở những tháng cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường nhầm lẫn giữa thai máy với cơn gò tử cung. Trường hợp thai máy chỉ tác động ở một vùng bụng thì gò tử cung sẽ làm toàn bộ phần bụng cứng ngắc lại và có thể gây đau. Bởi vậy, nếu không chịu khó quan sát kỹ, mẹ sẽ rất khó để phát hiện được thai nhi có đang phát triển bình thường hay không.
Dấu hiệu mẹ cần tới gặp bác sĩ ngay
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: thai máy thay đổi cũng là dấu hiệu nhận biết rõ nhất về sự phát triển của bé. Trường hợp mẹ bầu bắt gặp những dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu cần tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám cụ thể:
Thai không máy
Như đã nêu ở trên, ở những tháng đầu thai kỳ, thai nhi thường ít cử động, đồng thời cử động còn yếu nên mẹ khó cảm nhận thấy. Nếu bạn đã từng cảm nhận được thai máy nhưng bỗng nhiên một ngày thai không máy hoặc máy rất ít so với thông thường thì lúc này, mẹ cần hãy đi khám ngay!
Xuất hiện triệu chứng bất thường
Một số các triệu chứng bất thường như:
- Nôn mửa,
- Xuất huyết âm đạo
- Không căng ngực hay co thắt tử cung
- Thai không máy
- …
Lúc này, mẹ cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu báo hiệu sức khỏe thai nhi đang bị đe dọa. Chúng có thể là biểu hiện của việc thiếu ối, thiếu oxy hoặc các vấn đề bất thường về nhau thai rất nguy hiểm.
Thai máy quá nhiều
Thai máy nhiều đôi khi lại là hiện tượng bất thường. Điều này có thể cho thấy em bé đang bị stress hoặc do chính mẹ bầu đang gặp căng thẳng quá độ. Lúc này, mẹ cần bình tĩnh lại, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Trường hợp vẫn không cải thiện tình hình thì mẹ nên thăm khám ngay trước khi quá muộn.
Một gợi ý cho các mẹ bầu về địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, giúp các mẹ có thể thăm khám thai an toàn đó là phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế – 12 Kim mã, Ba Đình, Hà Nội. Tại đây, mẹ bầu sẽ không mất nhiều thời gian chen chúc nhau ở các bệnh viện công nhờ hệ thống tư vấn và đặt lịch hẹn khám 24/7. Phòng khám không chỉ được trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại, phục vụ quá trình thăm khám chuẩn xác mà còn hội tụ đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Môi trường y tế sạch sẽ, vô trùng – vô khuẩn.
Mặt khác, khi thăm khám và siêu âm thai tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, mẹ bầu cũng được đảm bảo hưởng những hưởng quyền và lợi ích ngang nhau theo quy định của Bộ Y tế:
- Mẹ bầu được thông báo đầy đủ chi tiết về bệnh lý, tình trạng bệnh của mình để được bác sĩ giải đáp cụ thể nhất. Toàn bộ thông tin các nhân sẽ được hệ thống bảo mật giữ kín.
- Mẹ bầu được lựa chọn bác sĩ và nhân viên y tế chăm sóc cũng như điều trị cho mình theo yêu cầu hoặc sử dụng các dịch vụ y tế khác khi cần đến.
- Mẹ bầu được tôn trọng trong quá trình khám chữa bệnh, được cung cấp dịch vụ chu đáo, tận tình nhất.
Bởi vậy, mẹ bầu có thể an tâm khi thực hiện thăm khám và siêu âm thai an toàn và chuẩn xác tại đây.
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề thai bao nhiêu tuần thì đạp, hy vọng hữu ích với bạn đọc. Để được tư vấn thăm khám và siêu âm thai an toàn tại phòng khám, mẹ bầu có thể ấn vào ĐÂY hoặc liên hệ hotline (miễn phí, 24/7): (024)38 255 599 – 0836 633 399.
+ Nguồn tham khảo: What do baby kicks feel like, and when will you feel your baby kick? https://www.cgbabyclub.co.uk/pregnancy/health/baby-kicks.html#:~:text=Your%20baby%20will%20first%20start,one’s%20way%20of%20saying%20hello. Truy cập ngày 17/10/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]