Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? [Giải đáp bác sĩ]
20 Th 10, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
877Tiểu đường thai thai kỳ là một trong những tình trạng bệnh lý có thể gặp ở nữ giới trong thời gian mang thai, căn bệnh này nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? trong nội dung bài viết hôm nay, bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.
Tiểu đường thai kỳ là như thế nào?
Ngày nay, đái tháo đường thai kỳ không phải là tình trạng hiếm gặp. Các thống kê dịch tễ lớn gần đây cho thấy có đến 15% tổng số nữ giới mang thai trên thế giới có tình trạng đường huyết cao trong thai kỳ. Theo đó, tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường xảy ra trong giai đoạn mang thai của nữ giới. Có khoảng 5% phụ nữ mang thai gặp phải rối loạn này và thường phổ biến vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Bệnh sẽ mất dần sau khi mẹ sinh xong. Nếu mẹ bầu đã từng bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai lần thứ nhất thì khả năng lặp lại trong lần mang thai thứ 2 là rất cao.
Tiểu đường thai kỳ cũng giống như bệnh tiểu đường ở người thường. Hầu hết các mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ thường ít có triệu chứng rõ ràng. Chỉ có một vài người nhận thấy qua việc đi tiểu nhiều, khát nước thường xuyên…. Nguyên nhân dễ gây nên bệnh chính là: do ăn nhiều đồ ngọt, ăn thực phẩm dầu mỡ, huyết áp cao, lười vận động,…
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi?
Mặc dù bệnh lý tiểu đường thai kỳ không ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ trong thời kỳ mang thai, nhưng lại có thể gây nguy hiểm khi có dấu hiệu chuyển dạ hoặc trong lúc sinh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai thai nhi. Cụ thể như sau:
Đối với mẹ bầu
- Nguy cơ bị băng huyết sau sinh do đờ tử cung
- Thai nhi to nên khi sinh dễ gây chấn thương cho mẹ: gãy xương đòn, trật khớp,…
- Dễ xảy ra tiền sản giật. Trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị tiền sản giật cao gấp 4 lần so với những mẹ bầu không mắc bệnh.
- Dễ gặp phải tình trạng sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và thai nhi.
- Trường hợp mẹ bị tiểu đường mà có thai to có tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn là sinh thường.
- Tăng nguy cơ biến chứng cho mẹ như rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, tổn thương mạch vành.
Đối với thai nhi
- Nguy cơ thai nhi có khả năng bị dị dạng.
- Lượng insulin tăng làm cho phổi của trẻ bị ảnh hưởng khiến trẻ có khả năng suy hô hấp.
- Trẻ có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh và tim mạch,..
- Tỷ lệ thai nhi tử vong sẽ tăng cao từ 2 – 5 lần so với bình thường, đặc biệt sau đẻ do hạ Glucose máu, canxi máu, do đẻ non.
- Lượng đường trong cơ thể trẻ cao hơn so với những trẻ khác và dễ có nguy cơ dẫn đến béo phì về sau.
- Trẻ khi sinh ra dễ bị hạ đường huyết và tụt canxi.
Chính vì thế, các bác sĩ sản khoa nên thực hiện kiểm tra, tầm soát sớm bệnh đái tháo đường thực sự (gồm đường huyết đói và HbA1c) cho các mẹ có nguy cơ cao vào ngay lần khám thai đầu tiên. Đồng thời, để biết được mình có bị tiểu đường thai kỳ không thì tất cả các mẹ bầu đều nên thực hiện kiểm tra đường huyết và tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose vào tuần thứ 24-28 của thai kỳ bằng cách cho bệnh nhân nhịn đói nguyên đêm, sáng hôm sau thử một mẫu đường huyết đói và một mẫu đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g Glucose. Tiểu đường rõ nếu FPG ≥ 126mg/dL. Bệnh không rõ nếu ít nhất một mẫu đường huyết đói từ 92-125mg/dL, đường huyết 1 giờ sau uống 75g glucose ≥ 180 mg/dL hoặc đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 153mg/dL. Trường hợp những mẹ được chẩn đoán là bị đái tháo đường thai kỳ hoặc đái tháo đường thực sự trong thai kỳ cần tiếp tục theo dõi đường huyết sau sinh.
>>> Tìm hiểu thêm: Khắc phục tình trạng bà bầu bị thiếu máu trong thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Sinh thường là mong muốn của hầu hết các bà mẹ bởi đặc tính an toàn, ít nguy hiểm nhất cho mẹ và bé. Theo các bác sĩ thì nếu mẹ bầu biết điều chỉnh chế độ ăn uống và có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể và thai kỳ vẫn có thể diễn ra bình thường mà không ảnh hưởng gì đến việc sinh nở. Nhưng trong nhiều trường hợp khách quan, bác sĩ bắt buộc phải chỉ định sinh mổ, trong đó có nhiều trường hợp do tiểu đường thai kỳ.
Nhưng để quyết định thời điểm sinh đối với những trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì các bác sĩ cần phải dựa vào kết quả thăm khám thường xuyên của các mẹ bầu thì mới có thể quyết định chính xác được. Trong trường hợp nếu người mẹ hoặc thai nhi có biến chứng, thì thời điểm sinh tốt nhất là vào tuần thứ 38-41 để phòng ngừa một số biến chứng do đẻ sớm, nhất là suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành. Tuy nhiên, khi thăm khám nếu thấy thai to thì có thể cho sinh ở tuần thứ 38. Nếu quyết định cho sinh sớm trước tuần 37 thì phải xem xét đến sự phát triển phổi của thai nhi bằng xét nghiệm nước ối.
Nên sinh thường hay sinh mổ với sản phụ bị tiểu đường?
Việc mẹ bầu có duy trì được đường huyết ổn định trước khi sinh hay không là yếu tố quyết định đến việc sinh thường hay sinh mổ đối với những sản phụ bị tiểu đường thai kỳ. Nếu đường huyết ở ngưỡng cho phép và sau khi siêu âm nhận thấy phổi của thai nhi đã trưởng thành thì sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh thường như những mẹ bầu khác. Ngược lại, nếu thăm khám lâm sàng, siêu âm thấy đường huyết quá cao và thai to thì nên cân nhắc mổ đẻ để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình ra đời của bé như:
- Em bé lớn sẽ dễ bị chấn thương, trật khớp vai.
- Thai nhi bị ngạt thở: Đường máu của sản phụ lúc đang chuyển dạ cao trên 8,3 mmol/l đồng nghĩa với việc em bé sẽ bị thiếu oxy.
- Suy tim thai do sinh thường gặp khó khăn, thời gian sinh kéo dài hoặc sản phụ bị nhiễm toan xeton.
Thế nhưng trong khi đang chuyển dạ vẫn cần tiếp tục theo dõi tim thai và điều chỉnh đường huyết. Đường huyết người mẹ trong cuộc đẻ nên được kiểm soát < 6,1 mmol/l, nếu để trên 8,3 mmol/l thì khả năng thai nhi bị thiếu oxy sẽ cao.
Các lưu ý khi sinh con với bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ
Khi sinh con với bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ, các nguy cơ có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh trong tuần đầu sau đẻ có thể kể đến như:
+ Suy hô hấp cấp: Nếu các bà mẹ không được kiểm soát đường huyết tốt thì trẻ có nguy cơ cao bị suy hô hấp cấp do phổi chưa phát triển hoàn chỉnh, bệnh thường nặng và tỉ lệ tử vong khá cao. Trẻ bị suy hô hấp cấp thường thở rất nhanh trên 60 lần/ phút, khò khè, co kéo lồng ngực và cả bụng, tím tái… việc điều trị khá phức tạp nhưng ngày nay đã có 1 số phương pháp đạt kết quả tốt.
+ Hạ đường huyết: Trẻ có thể bị hạ đường huyết trong vòng 48 giờ đầu sau sinh, đường huyết có khi thấp dưới 1,7 mmol/l. Lý do là bởi tình trạng tăng insulin máu vẫn còn tồn tại sau sinh. Trẻ thường bị hôn mê hơn là kích thích, và hạ đường huyết có thể phối hợp với ngừng thở, hoặc thở nhanh, tím, hoặc co giật. Trong trường hợp này có thể phòng ngừa bằng cách cho uống nước đường hoặc cho qua sonde dạ dày sau đẻ khoảng 1 giờ, nếu biện pháp này không thành công thì sẽ cho truyền tĩnh mạch đường glucose.
Ngoài ra, còn có thể gây nên một số rối loạn khác như: hạ canxi máu, tăng bilirubin máu (gây vàng da), đa hồng cầu và ăn kém.
Vậy nên, tất cả những trường hợp mẹ bầu bị mắc tiểu đường thai kỳ cần được chữa trị tích cực nhằm kiểm soát tốt đường huyết trong suốt thời gian mang thai. Bên cạnh đó, thai nhi cần được theo dõi thường xuyên để có thể phát hiện được sớm các dị tật, các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, từ đó có hướng xử lý kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Nhưng để đảm bảo an toàn và có được kết quả chính xác thì mẹ cần thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng.
Nếu như vẫn băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ để thực hiện thăm khám và theo dõi thai kỳ thì phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội là một gợi ý cho các mẹ bầu. Đây là cơ sở y tế chuyên khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản uy tín hàng đầu tại Hà Nội và đạt 83 tiêu chí khắt khe của Bộ Y tế. Phòng khám được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại và được nhập khẩu từ các nước tiên tiến như: máy siêu âm 4D, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động,… cho kết quả thăm khám nhanh chóng, chính xác và hình ảnh chân thực sắc nét.
Không những thế, toàn bộ quá trình thăm khám và theo dõi thai kỳ tại phòng khám đều do đội ngũ bác sĩ chuyên sản phụ khoa giỏi, kinh nghiệm dày dặn (trên 20 năm) và từng có thời gian dài công tác tại các bệnh viện lớn trực tiếp thực hiện. Cùng với đó là cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi mang tầm “bệnh viện khách sạn”, thủ tục thăm khám nhanh gọn, không mất thời gian chờ đợi. Chi phí hợp lý và được niêm yết công khai, minh bạch phù hợp với quy định của bộ y tế.
Hy vọng với những giải đáp xoay quanh về vấn đề tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? ở bài viết trên đây đã cung cấp cho các mẹ bầu có thêm được những thông tin bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thai kỳ, hãy nhấp chuột chọn [Tư Vấn Trực Tuyến] hoặc gọi đến số 0836.633.399 – 02438.255.599 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Nguồn tham khảo:
+ Diabetes and pregnancy https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/diabetes-pregnant/ Truy cập ngày: 20/10/2020
+ Pregnancy if You Have Diabetes https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/diabetes-pregnancy Truy cập ngày: 20/10/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]