Sức khỏe mẹ và bé

Tim thai và những điều mẹ bầu nên biết [Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế]

Tim thai được hình thành từ khá sớm, đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình phát triển của bé. Dựa vào nhịp tim, mẹ còn có thể biết được thai đang ra sao, có khỏe mạnh hay không, từ đó kịp thời khắc phục. Để tìm hiểu về tim thai và những điều mẹ nên biết, hãy xem ngay bài viết dưới đây. Bài viết được tham vấn kiến thức từ Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – Nguyên trưởng khoa “Sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình” với hơn 20 năm kinh nghiệm về khám thai, chăm sóc thai, hiện đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

Tim thai và những điều mẹ bầu nên biết

Nhịp tim thai có từ tuần thứ mấy và phát triển ra sao?

Theo quá trình phát triển của thai nhi thì tim thai được hình thành khá sớm, kể từ tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể phát hiện muộn hơn, tới tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ mới thấy tim thai. Điều này phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của mẹ và sự phát triển của phôi thai.

Ban đầu, tim phát triển từ dạng ống đơn giản rồi xoắn và phân chia dần. Đến tuần thứ 16 của thai kỳ, tim thai hoàn chỉnh về cấu tạo với 4 buồng và van tim, có thể đảm đương nhiệm vụ chức năng như một quả tim bình thường (bơm 24 lít máu mỗi ngày, giải phóng máu từ tim đến khắp cơ thể bé).

Tim thai nghe được khi nào?

Ngay sau khi thấy que thử thai xuất hiện 2 vạch, nữ giới nên tiến hành thăm khám ngay để biết bản thân có chắc chắn đang mang thai hay không, thai được bao nhiêu tuần tuổi, đã vào tử cung hay chưa.

Nếu thai 8 – 9 tuần trở lên thì bác sĩ có thể tiến hành siêu âm cho mẹ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp phải 11 – 14 tuần mới được tiến hành siêu âm lần đầu. Lúc siêu âm này có thể giúp mẹ biết được:

  • Thai nằm trong tử cung hay nằm ngoài tử cung
  • Nhịp tim thai
  • Chiều dài đầu đến chân của bé
  • Tuổi thai
  • Đánh giá thai kỳ bất thường

Tóm lại, thời điểm có thể nghe được nhịp tim thai ở mỗi người là không giống nhau.

Một số lưu ý về nhịp tim thai – mẹ bầu nên biết

Nhịp tim thai có thể giúp bác sĩ biết tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cùng những nguy cơ có thể xảy ra. Do đó, mẹ cần chú ý theo dõi thật kỹ sự thay đổi của nhịp tim trong suốt thai kỳ để có hướng khắc phục kịp thời, tốt nhất.

Nhịp tim bình thường

  • Tại tuần thứ 16 của thai kỳ, tim thai được xem là hoàn thiện với nhịp tim dao động khoảng 120 – 160 lần/phút, có thể tăng lên 180 lần/phút mỗi khi bé cựa quậy, đá, đạp, xoay mình.
  • Sang tuần thứ 20, nhịp tim đập nhanh và mạnh hơn. Thậm chí, mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được.
  • Ở giai đoạn chuyển dạ, nhịp tim thai tốt nhất là từ 110 – 160 lần/ phút.

Thông thường, nhịp đập càng to và dễ dàng thì càng chứng tỏ bé khỏe mạnh, phát triển tốt. Tuy nhiên, mẹ cũng cần nhớ rằng, khi ngủ, khi hoạt động, nhịp tim thai cũng thay đổi. Nếu cảm thấy không chắc về nhịp tim của bé thì mẹ có thể nhấp chuột [Tại đây] để được tư vấn thêm.

Một số lưu ý về nhịp tim thai

Nhịp tim nhanh

Khi mẹ chuyển dạ, tim thai có thể đập nhanh hơn do thai cần nhiều oxy hơn. Tim thai có thể tăng ít nhất 15 nhịp/ phút, kéo dài 15 giây. Đây là hiện tượng bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng.

Nếu tim thai tăng nhanh và đột ngột tại các thời điểm khác thì mẹ cần chú ý. Nếu có dấu hiệu bất thường của suy tim, nhịp tim chậm lại, bác sĩ sẽ có những tác động cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, chẳng hạn như:

  • Lắc nhẹ nhàng bụng mẹ.
  • Đưa ngón tay qua cổ tử cung của mẹ rồi ấn lên đầu thai (đối với thai ngôi thuận).
  • Tạo những âm thanh động ngắn.

Nếu tim thai tăng bình thường thì chứng tỏ thai vẫn khỏe mạnh.

Nhịp tim chậm

So với nhịp tim nhanh thì nhịp tim chậm gây nguy hiểm nhiều hơn. Nguyên nhân có thể do suy thai. Nếu mẹ thấy nhịp tim chỉ khoảng 80 lần/ phút thì cần tới trung tâm y tế ngay để được cấp cứu kịp thời.

Tim thai yếu có nguy hiểm hay không?

Tim thai yếu (nhất là trong 3 tháng đầu) có thể do sảy thai sớm.

Với thai 6-8 tuần tuổi, nếu nhịp tim dưới 70 lần/ phút thì tỷ lệ sảy thai có thể lên 100%. Nếu nhịp tim dưới 90 lần/ phút thì tỷ lệ sảy thai khoảng 86%. Còn nếu nhịp tim dưới 120 lần/ phút thì tỷ lệ sảy thai khoảng 50%.

Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác cũng có thể khiến tim thai yếu, điển hình là:

  • Mẹ bị huyết áp thấp
  • Khả năng lưu thông máu đến tử cung của mẹ kém
  • Nhau thai bất thường
  • Vỡ tử cung
  • Thai bị dị tật bẩm sinh

Nếu thai bị dị tật bẩm sinh nhẹ thì mẹ bầu không cần điều trị chuyên sâu, chỉ cần cẩn thận trong ăn uống và sinh hoạt là được. Còn nếu thai bị dị tật bẩm sinh nặng thì mẹ buộc phải có những biện pháp can thiệt sớm để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của bé.

Phương pháp phòng ngừa tim thai yếu cho mẹ bầu

Mẹ có thể giảm tối đa nguy cơ tim thai yếu bằng cách:

  • Tiêm phòng trước khi mang thai
  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý, đặc biệt bổ sung axit folic cho cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ được bổ sung đầy đủ axit folic trong suốt thai kỳ có thể ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh lên tới 70% (bao gồm cả tim thai yếu). Axit folic có nhiều trong rau muống, cải xanh, súp lơ, cải bó xôi, ngũ cốc, thịt gia cầm, gan, tim động vật…
  • Tránh làm việc nặng, vận động mạnh.
  • Từ bỏ tất cả những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, bia, cà phê hay sử dụng các chất kích thích.
  • Không tự ý dùng thuốc, thực phẩm chức năng hay thậm chí cả vitamin tổng hợp khi chưa có sự cho phép cuả bác sĩ.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng khi mang thai: đi bộ, yoga…
  • Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, tránh cáu gắt, stress, suy nghĩ nhiều.
  • Khám thai thường xuyên, định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai, kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường.

Một trong những địa chỉ khám thai uy tín hàng đầu tại Hà Nội quy tụ rất nhiều bác sĩ giỏi, ưu tú, giàu kinh nghiệm phải kể đến là phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội).

Phòng khám trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị chuyên dụng nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới như hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy phân tích nước tiểu 10 thông số, siêu âm 2D, 3D, 4D… giúp việc thăm khám diễn ra nhanh chóng, độ chuẩn xác lên tới 99,9%. Do đó, mẹ có thể yên tâm thăm khám ở đây mà không phải lo lắng điều gì.

Thủ tục nhanh gọn, không rườm rà, không phải đợi chờ lâu. Dịch vụ chu đáo, chuyên nghiệp, bảo mật thông tin tuyệt đối. Chi phí hợp lý, công khai minh bạch, không chênh lệch quá nhiều so với các bệnh viện lớn.

>>> Bạn có thể quan tâm: Vitamin cho bà bầu: Tầm quan trọng và lưu ý khi sử dụng

Khi nào giới tính thai nhi được xác định?

Khi nào giới tính thai nhi được xác định

Mặc dù sự hình thành giới tính thai đã có từ thời điểm trứng và tinh trùng gặp nhau nhưng phải đến tuần thứ 9 trở đi, cơ quan sinh dục của thai mới bắt đầu phát triển. Đến khi thai được 12 tuần tuổi, mẹ có thể phát hiện được giới tính thai.

Thực tế có rất nhiều phương pháp giúp mẹ xác định giới tính cho thai như siêu âm thai, sinh thiết gai nhau, chọc ối, xét nghiệm máu…

  • Siêu âm thai: Siêu âm thai cho kết quả xác định giới tính chuẩn nhất khi thai được 18 – 20 tuần tuổi. Tuy nhiên, trong quá trình siêu âm, không phải lúc nào bác sĩ cũng nhìn rõ được bộ phận sinh dục của bé. Thường thì nếu không thấy bộ phận sinh dục của bé, bác sĩ sẽ siêu âm lại cho mẹ trong lần khám thai tiếp theo.
  • Sinh thiết gai nhau: Mục đích chính của sinh thiết gai nhau là để xác định những rối loạn di truyền và bất thường nhiễm sắc thể cho bé. Ngoài ra, sinh thiết gai nhau cũng có thể giúp mẹ xác định giới tính thai nhi, thường được thực hiện khi thai đạt 10 – 13 tuần tuổi.
  • Chọc ối: Tương tự như sinh thiết gai nhau, chọc ối cũng có thể giúp mẹ xác định giới tính thai cùng những rối loạn di truyền cho bé. Chọc ối thường được thực hiện khi thai đạt 16 – 20 tuần tuổi.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp mẹ phát hiện nhiều vấn đề bệnh lý đồng thời tìm ra nhiễm sắc thể giới tính nam trong máu. Xét nghiệm máu cho kết quả sớm nhất từ tuần thứ 9 của thai kỳ nhưng chưa thể khẳng định 100% nên mẹ vẫn cần làm thêm những xét nghiệm tiêu chuẩn khác.

Thai nhi hình thành giới tính như thế nào có thể giúp cha mẹ biết cách chăm sóc và chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đợi của bé. Cha mẹ tránh phân biệt giới tính, đình chỉ thai vì muốn lựa chọn giới tính sinh. Dù bé là trai hay gái thì cũng đều là những thiên thần bé nhỏ cần được nâng niu và yêu thương.

Có thể đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim thai không?

Nhiều người rỉ tai nhau rằng có thể đoán giới tính thai thông qua nhịp tim thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Cụ thể, nếu nhịp tim đập trên 140 lần mỗi phút thì thai là một bé gái còn nếu dưới 140 lần mỗi phít thì thai là bé trai.

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác!

Một nghiên cứu trên 966 phụ nữ mang thai cho thấy, nhịp tim trung bình cuả bé trai trong 3 tháng đầu tiên là 154,9 bpm (dao động trên hoặc dưới 22,8 bpm) còn với bé gái là khoảng 151,7 bpm (dao động trên hoặc dưới 22,7 bpm). Một nghiên cứu khác vào năm 2016 xem xét nhịp tim của 332 bé gái và 323 bé trai trong 3 tháng đầu của thai kỳ cũng không tìm ra sự khác biệt đáng kể.

Tóm lại, không có sự khác biệt giữa nhịp tim bé trai và bé gái trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ban đầu nhịp tim sẽ dao động khoảng 90 – 110 lần/ phút, tăng mỗi ngày. Nhịp tim này tiếp tục tăng cho đến khi đạt đỉnh điểm vào tuần thứ 9 là từ 140 – 170 lần/ phút cho cả bé trai và bé gái.

Bài viết chia sẽ những thông tin hữu ích về tim thai mà mẹ bầu nên biết. Nếu còn điều gì thắc mắc, mẹ có thể nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp thêm (hoàn toàn miễn phí).

Nguồn tham khảo:

+ Fetal Heart Monitoring https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/fetal-heart-monitoring Truy cập ngày: 14/10/2020
+ Fetal Heart https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/fetal-heart Truy cập ngày: 14/10/2020

Ngày sửa: 19-11-2020

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội