LỊCH TIÊM PHÒNG CHO MẸ BẦU TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI
25 Th 09, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
799Theo khuyến cáo từ bác sĩ Sản phụ khoa thì trước khi mang thai và khi đang mang thai mẹ bầu cần phải tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa những bất trắc có thể xảy đến. Vậy, lịch tiêm phòng cho mẹ bầu trong quá trình mang thai như thế nào? tiêm phòng có an toàn không và địa chỉ tiêm ở đâu chính xác.
Tiêm vắc xin cho mẹ bầu có cần thiết hay không?
Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế, bác sĩ chuyên khoa 1, Sản phụ khoa hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết:
Việc tiêm phòng khi mang thai là hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai do hệ thống miễn dịch sẽ tự nhiên suy giảm, sức khỏe của mẹ có xu hướng yếu hơn rất nhiều nên cơ thể dễ bị tấn công bởi những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng xảy ra với thai nhi trong suốt thai gian thai nghén như: dị tật bẩm sinh hoặc lây bệnh từ mẹ, thậm chí sảy thai, sinh non.
Do vậy, việc tiêm vắc xin cho mẹ bầu là một trong những biện pháp phòng ngừa quan trọng trước mang thai và trong khi mang thai sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho bản thân người mẹ và em bé khi cơ thể không may bị tấn công bởi các mầm bệnh nguy hiểm. Theo đó, tất cả những phụ nữ đã có kế hoạch mang thai hay đang mang thai cần tìm hiểu về những loại vắc xin mình cần tiêm phòng để chuẩn bị sẵn sàng tiêm chủng một cách khoa học và hiệu quả.
Việc tiêm phòng khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe người mẹ mà còn cung cấp cho em bé một lượng kháng thể (miễn dịch) ngắn hạn nhằm mục đích bảo vệ trẻ trong suốt những năm tháng đầu đời sau khi sinh ra, khi bé chưa đủ tuổi để có thể chủng ngừa vắc xin tiếp theo.
Thời gian tiêm phòng hợp lý nhất cho các mẹ bầu
Để đảm bảo nhất thì hiện nay Bộ Y Tế khuyên mẹ bầu nên tiêm vắc xin phòng trước khi mang thai và trong khi mang thai, cụ thể như sau:
+ Trước khi mang thai:
Chị em có kế hoạch mang thai sẽ tới cơ sở y tế, cơ sở tiêm phòng vắc xin để được tư vấn cụ thể nhất về các mũi tiêm cần thiết khi mang thai. Những vắc xin mà chị em phụ nữ cần được tiêm trước mang thai lần đầu là:
- Sởi – quai bị – rubella (mũi tiêm 3 trong 1)- nên tiêm trước 1-3 tháng khi mang thai, nhưng an toàn nhất là 3 tháng.
- Tiêm phòng viem gan B- thời gian thích hợp là trước mang thai 1-3 tháng, nhưng tiêm khi mang thai vẫn được.
- Thủy đậu, Cúm – thời gian nên tiêm tiêm trước khi có thai từ 1- 3 tháng.
+ Trong thời gian mang thai:
Nếu như phụ nữ lần đầu mang thai thì cần tiêm 2 mũi uốn ván, những lần mang thai tiếp theo chỉ cần tiêm 1 mũi nếu lần đầu đã tiêm 2 mũi đầy đủ.
Các loại vắc xin phòng ngừa mà mẹ bầu nên tiêm
Dưới đây là một số loại vắc xin mà mẹ bầu nên tiêm trong giai đoạn thai kỳ, cụ thể như sau:
Tiêm phòng Sởi – Quai bị – Rubella (mũi 3 trong 1)
Trong thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ có sức đề kháng suy giảm rất dễ mắc các bệnh sởi, quai bị hay rubella. Những bệnh này xảy ra đối với phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, trong đó có các biến chứng dị tật, sảy thai, lưu thai, trẻ suy dinh dưỡng…
Do vậy, khi tiêm mũi vắc xin này sẽ giúp phụ nữ chủ động phòng ngừa cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ, phòng tránh các bệnh lây nhiễm, tăng khả năng đề kháng, giúp mẹ có một thai kì luôn an toàn.
Tiêm phòng thủy đậu
Thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng đối với phụ nữ mang thai cũng không loại trừ. Khi mang thai mắc bệnh thủy đậu, em bé có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, phổ biến như: khiến trẻ em khi sinh ra sẽ bị thủy đậu bẩm sinh, dị tật đầu nhỏ, bại não,…
Khi tiêm vắc xin phòng thủy đậu trước khi mang thai sẽ phòng ngừa bệnh thủy đậu cho mẹ và bé trong suốt thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, tránh được nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Tiêm phòng viêm gan B
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm phổ biến có thể dẫn tới những tổn thương gan, đặc biệt là xơ gan và ung thư gan. Bệnh lý này có đặc điểm lây truyền từ mẹ sang con qua đường máu. Do vậy khi mang thai, phụ nữ được khuyến cáo nên xét nghiệm viêm gan B, nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì cần phải tiêm phòng viêm gan B để có thể phòng tránh cho bé khỏi bị lây nhiễm virus viêm gan B.
Tiêm phòng Cúm
Mặc dù là bệnh thường gặp nhưng vô cùng nguy hiểm tới phụ nữ mang thai. Theo đó, nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm virus cúm thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh là rất lớn như sứt môi, hở hàm ếch,…. Vì vậy, chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ nên tiêm phòng vắc xin phòng cúm có thể tiêm trước khi mang thai hoặc trong khi đang mang thai đều được.
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai
Là một trong những mũi tiêm vô cùng quan trọng khuyến cáo mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua. Bệnh uốn ván một căn bệnh cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây nên tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Tình trạng này gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thần kinh, khiến các cơ bị căng cứng và tê liệt. Trong trường hợp nguy hiểm, các cơ hô hấp sẽ ngưng hoạt động và có thể tử vong.
Do vậy, việc mẹ bầu tiêm uốn ván sẽ giúp tạo kháng thể cho người mẹ để tránh những tai biến khi chuyển dạ, hỗ trợ cả trẻ sơ sinh hạn chế tối đa việc bị nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn,…
Ngoài ra, tùy vào những trường hợp cụ thể mà mẹ bầu có thể được khuyên nên thực hiện tiêm phòng vắc xin viêm gan A, tiêm phòng viêm não, tiêm phòng bệnh bại liệt, tiêm phòng bệnh dại,…
Lịch tiêm phòng lần đầu và lần 2 có gì khác nhau
Bác sĩ Huế nhấn mạnh: tiêm phòng vắc xin ở mỗi mẹ mang thai lần đầu và lần 2 sẽ có sự khác nhau. Theo đó, đối với những phụ nữ mang thai lần 2 thì các mũi tiêm sẽ phụ thuộc vào trước đây bạn đã tiêm hay chưa và thời gian tiêm là bao lâu.
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:
NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO BÀ BẦU TRONG 3 THÁNG ĐẦU
CÁC MỐC KHÁM THAI QUAN TRỌNG – MẸ BẦU CẦN NHỚ
MẸ BẦU NÊN ĂN GÌ ĐỂ THAI NHI TĂNG CÂN NHANH
Đối với mẹ bầu mang thai lần 2, khi đi tiêm phòng vắc xin cần phải thông báo với bác sĩ để được tư vấn và tiêm đúng mũi tiêm cần thiết. Bởi khi mang thai lần 2, các mũi tiêm nhắc lại chỉ có hiệu lực khoảng vài năm. Giả sử phụ nữ mang thai lần 2 cách lần 1 đến 5 năm thì cần làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để phát hiện ra kháng thể trước khi tiêm nhắc các loại vắc xin như : viêm gan B, Rubella… nếu lượng kháng thể trong cơ thể mẹ thời điểm xét nghiệm xuống thấp dưới mức bảo vệ. Trong khi đó đối với vắc xin phòng cúm được khuyến cáo nên tiêm hàng năm.
Đặc biệt, chú ý đối với tiêm phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai lần 2 sẽ khác lần 1 Số mũi tiêm mẹ bầu được tiêm lần mang thai thứ 2 sẽ phụ thuộc vào mũi tiêm cuối cùng cách đó bao lâu. Cụ thể là:
- Phụ nữ mang thai lần đầu chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 năm thì khi mang thai lần 2 cần tiêm mũi uốn ván đầu tiên trong 3 tháng giữa của thai kỳ và mũi tiêm thứ 2 sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng và tiêm mũi trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.
- Phụ nữ mang thai lần 2 hoặc những lần sau đó mà trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván, cần tiêm một mũi uốn ván vào 3 tháng giữa thai kỳ.
- Đối với những phụ nữ đã được tiêm 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 -5 của thai kỳ.
- Trường hợp phụ nữ mang thai trước đó đã được tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối trên 1 năm thì cần tiêm nhắc lại 1 mũi.
- Trường hợp phụ nữ mang thai đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm nhắc lại khi mang thai lần sau. Vì nếu mẹ đã tiêm 5 mũi thì khả năng bảo vệ an toàn là trên 95%.
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vắc xin
Lưu ý rằng để quá trình tiêm phòng vắc xin diễn ra an toàn nhất và hiệu quả nhất thì mẹ cần phải lựa chọn địa chỉ tiêm phòng uy tín thực hiện nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi, đầy đủ các mũi vắc xin, tiêm chủng mở rộng chuyên nghiệp. Nếu sau khi tiêm thấy có những dấu hiệu sốt, sưng đau tại vị trí tiêm hay các hiện tượng bất thường khác kèm theo thì bạn cần phải trao đổi tình trạng với bác sĩ để được tư vấn và khắc phục kịp thời.
Chú ý riêng với vắc xin phòng cúm sau khi tiêm mẹ có thể gặp phải một số hiện tượng giả cúm như hắt hơi, mệt mỏi, chảy nước mũi, ngạt mũi sau khoảng 1 – 2 ngày tiêm vắc xin. Đây là những triệu chứng hoàn toàn bình thường không đáng lo ngại nên mẹ bầu không cần quá lo lắng, dấu hiệu này sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần dùng thuốc.
Đặc biệt lưu ý đối với những trường hợp mẹ mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non thì trước khi tiêm phòng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước để được tiêm đúng và đủ các mũi vắc xin cần thiết.
Mẹ chú ý tuyệt đối không tiêm phòng khi bản thân đang có dấu hiệu bị sốt hoặc mắc bệnh cúm, các bệnh viêm gan, các bệnh nhiễm trùng cấp tính,…
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề lịch tiêm phòng cho mẹ bầu trong quá trình mang thai. Nếu chị em còn có thắc mắc hãy nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi điện thoại tới số máy (024) 38255599 – 083.66.33.399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Chúc mẹ bầu sức khỏe!.
Nguồn tham khảo:
+ Which vaccines during pregnancy are recommended and which ones should I avoid? https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/vaccines-during-pregnancy/faq-20057799#:~:text=One%20dose%20of%20Tdap%20vaccine,and%2036%20weeks%20of%20pregnancy. Truy cập ngày: 25/9/2020
+ Vaccines for Pregnant Women https://www.vaccines.gov/who_and_when/pregnant Truy cập ngày: 25/9/2020
Ngày sửa: 03-10-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]