100g nấm rơm bao nhiêu calo? Những tác dụng tuyệt vời của nấm rơm?
27 Th 01, 2021Hà Thị Huệ
5286Nấm rơm là một loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nổi tiếng và quen thuộc đối với nhiều người dân Việt Nam. Có một khoảng thời gian, nấm rơm từng trở thành một chủ đề “hot” trên các diễn đàn về dinh dưỡng. Người thì cho rằng, ăn nấm rơm không béo và rất tốt cho sức khỏe, người lại phản bác và khẳng định ăn nấm rơm tuy ngon nhưng độc và dễ gây tăng cân cho chị em nữ giới. Vậy thực hư câu chuyện này là gì, 100g nấm rơm bao nhiêu calo? Những tác dụng tuyệt vời của nấm rơm đối với sức khỏe? Hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng giải đáp trong bài viết ngay dưới đây.
100g nấm rơm bao nhiêu calo?
Nấm rơm là loài thực vật phổ biến ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Nấm rơm là một loài nấm sinh trưởng và phát triển từ các loài nấm rơm rạ. Ở nước ta, nấm rơm có nhiều loại khác nhau, ví dụ như nấm rơm xám trắng, nấm rơm xám đen,… Và hình dạng, kích thước, khối lượng của mỗi loài nấm sẽ không giống nhau.
Nấm rơm có 3 phần: Bao gốc, cuống nấm và mũ nấm. Chu kỳ phát triển của nấm rơm tương đối nhanh, chỉ từ 10 – 12 ngày. Bên cạnh đó, nấm rơm rất dễ chăm sóc và có thể sớm thu hoạch, mang lại giá trị kinh tế cao. Vậy 100g nấm rơm bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g nấm rơm tươi sẽ chứa khoảng 32 kcal. Ngoài ra, nấm rơm sẽ cung cấp cho con người vô số chất dinh dưỡng thiết yếu, cụ thể như sau:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng |
Protein | 3,83 g |
Chất béo | 0,68 g |
Carbohydrate | 4,64 g |
Tro | 0.97 g |
Nước | 89,88 g |
Chất xơ | 2,5 g |
Axit béo bão hòa | 0,089 g |
Axit béo bão hòa đơn | 0,012 g |
Axit béo bão hòa đa | 0,263 g |
Chất khoáng | |
Canxi | 10 mg |
Sắt | 1,43 mg |
Magie | 7 mg |
Photpho | 61 mg |
Kali | 78 mg |
Natri | 384 mg |
Kẽm | 0,67 mg |
Đồng | 0,133 mg |
Mangan | 0,098 mg |
Selen | 15,2 mcg |
Vitamin | |
Thiamin | 0,013 mg |
Riboflavin | 0,07 mg |
Niacin | 0,224 mg |
Pantothenic acid | 0,412 mg |
Vitamin B6 | 0,014 mg |
Folate | 38 mcg |
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g nấm rơm
Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng bên trên, có thể thấy cây nấm rơm tuy nhỏ bé nhưng ẩn chứa bên trong hàm lượng dinh dưỡng không hề thua kém bất cứ loại thực phẩm nào. Từ chất xơ, vitamin, cho tới những chất khoáng cần thiết cho hoạt động của cơ thể như sắt, đồng, kẽm, selen, folate,…
Tuy nhiên, 100g nấm rơm bao nhiêu calo còn phụ thuộc vào từng món ăn, cách chế biến nấm rơm của bạn. Ví dụ, một số món ăn được chế biến từ nấm rơm được nhiều người yêu thích sẽ chứa lượng kcal như sau:
- Nấm rơm xào trứng: 172 kcal
- Nấm rơm xào sả ớt: 97 kcal
- Nấm rơm xào tôm: 154 kcal
- Nấm rơm xào mướp: 65 kcal
- Nấm rơm xào thịt lợn: 165 kcal
- Nấm rơm xào chay: 68 kcal
Với hàm lượng calo được tìm thấy trong 100g nấm rơm bao nhiêu calo? Theo bạn, ăn nấm rơm có béo không? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo ngay sau đây.
Ăn nấm rơm có béo không?
Trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia giải đáp như sau:
Để xác định chính xác ăn nấm rơm có béo không, chúng ta không chỉ dựa vào 100g nấm rơm bao nhiêu calo. Mà còn phụ thuộc vào thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt, cơ địa,… của mỗi người. Tuy nhiên, trên thực tế, nấm rơm sẽ không gây béo phì, tăng cân nếu bạn biết cách sử dụng nấm rơm khoa học và phù hợp với cơ thể.
Theo đó, nấm rơm là một loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa rất ít calo, chỉ khoảng 32 kcal/ 100g mà thôi. Bên cạnh đó, nấm giàu chất xơ (2,3g/ 100g nấm rơm tươi). Lượng chất xơ trong nấm rơm được đánh giá cao hơn và nhiều hơn lượng chất xơ trong một số loại thực vật khác, ví dụ như khoai tây, đậu hà lan, hành, ngô, bắp cải, nho khô…
Hàm lượng vitamin B3 (niacin) trong nấm rơm cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải phóng năng lượng từ protein, chất béo và carbohydrate. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa tình trạng táo bón, tiêu chảy,… Chất vitamin H (biotin) – một loại hoạt chất thiết yếu, kích thích quá trình chuyển hóa protein và carbohydrate thành dạng năng lượng. Vừa giúp giảm thiểu tình trạng mỡ thừa tích tụ, vừa giúp bạn không bị béo phì, tăng cân khi ăn.
Ngoài ra, nấm rơm chứa rất ít chất béo nhưng lại cực kỳ giàu chất xơ. Điều này cũng phần nào giải đáp cho câu hỏi ăn nấm rơm có béo không? Trong nấm rơm cũng chứa tới 80% là nước, giúp bạn chế biến nấm mà không cần cho quá nhiều dầu mỡ.
Có thể nói, nấm rơm là một cái tên “vàng” trong nhóm thực phẩm ít calo mà chị em phụ nữ không nên bỏ qua. Ngoài chế biến thành những món ăn chính, nấm rơm có thể trở thành món ăn phụ vô cùng bổ dưỡng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể lại không hề gây béo phì.
Nấm rơm có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Ngoài công dụng hỗ trợ giảm cân, không gây béo phì, nấm rơm còn mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
- Phòng bệnh ung thư
Như đã phân tích trong phần 100g nấm rơm bao nhiêu calo? Trong nấm rơm chứa hàm lượng protein đáng kể và các chất chống oxy hóa, có công dụng chống lại sự xuất hiện và phát triển của tế bào ung thư. Chất selen có trong nấm rơm nổi tiếng với công dụng kìm hãm sự phát triển của khối u ác tính, chống viêm và vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh ung thư, đặc biệt là các gốc tự do.
Ngoài ra, chất vitamin D được tìm thấy trong nấm rơm cũng có khả năng chống lại bệnh ung thư vô cùng hiệu quả. Kết hợp với axit folic, giúp cơ thể tổng hợp DNA và tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể khỏi biến thể gen, tế bào ác tính gây ung thư.
Theo y học phương Đông, nấm rơm có vị ngọt tự nhiên, tính hàn và khử nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và cân bằng hàm lượng cholesterol trong máu. Có thể bạn chưa biết, trong một số loại thuốc điều trị bệnh thiếu máu có chứa nấm rơm đã được bào chế.
- Cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới
Nấm rơm xào ếch, thịt chim sẻ là những món ăn có công dụng hiệu quả trong việc kích thích ham muốn tình dục ở nam giới. Do đó, với những nam giới gặp phải vấn đề về chức năng sinh lý hay đang điều trị bệnh liệt dương, hãy bổ sung những món ăn được chế biến từ nấm rơm vào chế độ dinh dưỡng sẽ rất tốt.
- Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
Nấm rơm chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào, đặc biệt là chất vitamin nhóm B, bao gồm vitamin B5 (axit pantothenic), vitamin B3 (niacin), vitamin B2 (riboflavin),… Theo nhiều nghiên cứu, nấm rơm là thực phẩm chay duy nhất chứa vitamin D tự nhiên.
Thêm vào đó, nấm rơm cũng rất giàu chất khoáng quý giá đối với cơ thể, nổi bật trong đó là sắt, đồng, kali, selen và fosfor.
- Cải thiện chức năng trí nhớ
Theo chuyên gia dinh dưỡng, nấm rơm là nguồn cung cấp choline – một loại dưỡng chất thiết yếu cho các hoạt động chức năng thông thường của cơ thể. Công dụng nổi bật của choline là duy trì sự hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
Nếu ăn nấm rơm đúng cách và khoa học, nấm rơm sẽ giúp bạn điều hòa giấc ngủ, tăng cường sự tập trung và ghi nhớ. Ngoài ra, nấm rơm còn có khả năng duy trì cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ truyền tải xung điện thần kinh, kiềm chế sự hấp thụ chất béo,…
- Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường
Ăn nấm rơm sẽ giúp bạn hạ thấp đường huyết trong máu, nhất là với những người mắc bệnh đái tháo đường type 1. Sự kết hợp giữa chất xơ và khoáng chất thiết yếu trong nấm rơm còn giúp người mắc bệnh đái tháo đường type 2 giảm hàm lượng đường, cholesterol và insulin hiệu quả.
- Giảm cảm giác căng thẳng, stress
Cuộc sống ngày càng bộn bề, nhiều lo toan, áp lực dồn nén lại càng tăng lên. Khi không thể giải tỏa ra bên ngoài, con người ta rất dễ trở nên nóng tính, bất an, stress nặng, khiến tâm thần bất ổn, rối loạn,…
Những lúc này, hãy bổ sung nấm rơm vào chế độ dinh dưỡng của bạn. Nhờ hàm lượng vitamin B dồi dào, nấm rơm sẽ giúp bạn xoa dịu căng thẳng, giảm stress,…
- Chống lại quá trình oxy hóa
Như đã phân tích bên trên, trong nấm rơm chứa lượng chất chống oxy hóa tương đối cao. Chúng sẽ bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ra gốc tự do có hại, như chất phóng xạ, sự ô nhiễm từ môi trường, tia cực tím, hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu)…
Nói tóm lại, nấm rơm không chỉ giúp các bạn giảm cân, giữ dáng hiệu quả. Mà nấm rơm còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do vậy, đừng quên bổ sung nấm rơm vào chế độ dinh dưỡng của bạn nhé!
Cách ăn nấm rơm không béo và đúng cách
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nấm rơm tuy giàu dưỡng chất là vậy. Nhưng nếu không biết cách chế biến, nấm rất dễ bị mất chất dinh dưỡng.
Do đó, nếu bạn ăn nấm rơm nướng hoặc chiên, hãy sử dụng dầu oliu để chế biến. Dầu oliu được chuyên gia dinh dưỡng trên toàn thế giới khuyên dùng, vì sự lành mạnh cho sức khỏe và phù hợp đối với những người đang ăn kiêng, giảm cân. Dầu oliu sẽ tăng cường giá trị dinh dưỡng trong nấm và tốt hơn những loại dầu ăn từ động vật, thực vật khác.
Trong trường hợp ăn nấm rơm khô để giảm cân, các bạn hãy ngâm nấm rơm với nước sạch để nấm nở hết cỡ. Sau đó, dùng nước và nấm vừa ngâm để nấu canh hoặc nấu cháo sẽ rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
Kết luận lại, nấm rơm là một loài thực vật chứa rất ít calo và không hề gây béo như nhiều người vẫn tưởng. Điều này cũng đã được chứng minh trong bài viết, 100g nấm rơm bao nhiêu calo? Những tác dụng tuyệt vời của nấm rơm đối với sức khỏe.
>>> Bạn cũng nên tham khảo thêm:
- + Măng tây bao nhiêu calo? Ăn măng tây có béo không?
- + Ăn hạt điều có béo không? 100g hạt điều bao nhiêu calo?
- + 100g mộc nhĩ bao nhiêu calo? Ăn mộc nhĩ có giảm cân không?
Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích và giúp bạn có thêm cho mình những kiến thức bổ ích xoay quanh nấm rơm. Cảm ơn và chúc bạn đọc có một ngày mới bình an và may mắn!
Ngày sửa: 27-01-2021
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]