Có bầu ra huyết trắng nhiều có sao không? [Giải đáp]
10 Th 11, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
835Huyết trắng là hiện tượng sinh lý thường xuyên xuất hiện ở phụ nữ độ tuổi sinh sản, xuất hiện nhiều vào thời điểm rụng trứng, khi được kích thích tình dục. Nhưng đối với phụ nữ mang thai thì sao? Có bầu ra huyết trắng nhiều có sao không? Phải làm như thế nào để khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất không ảnh hưởng tới thai nhi và sức khỏe của mẹ. Để giải đáp tất cả những thắc mắc này, chị em có thể theo dõi theo dõi thông tin có trong nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung chia sẻ được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế– nguyên trưởng khoa chăm sóc sức khỏe bà mẹ- kế hoạch hóa gia đình, bác sĩ Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
Ra nhiều huyết trắng khi mang thai là hiện tượng như thế nào?
Huyết trắng hay còn gọi là khí hư hay dịch tiết âm đạo ở trạng thái bình thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng, không mùi, hơi dính, hơi dai có thể kéo thành sợi. Đối với phụ nữ mang thai huyết trắng ra nhiều chính là khi dịch âm đạo xuất hiện nhiều, chị em luôn cảm thấy bí bách, khó chịu vùng kín.
Đa phần tình trạng huyết trắng ra nhiều ở phụ nữ mang thai chỉ xuất hiện một vài ngày rồi kết thúc mà không kèm theo dấu hiệu khác thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Nhưng nếu có hiện tượng huyết trắng ra nhiều mùi hôi, kèm theo các dấu hiệu bất thường tại vùng kín như: ngứa ngáy, sưng tấy, đau nhức vùng sinh dục; tiểu khó, tiểu buốt, tiểu đau,…thì mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan, cần tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân và khắc phục kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Tại sao khi mang thai lại ra nhiều huyết trắng?
Nguyên nhân huyết trắng ra nhiều khi mang thai được chia làm 2 nhóm nguyên nhân là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý, cụ thể như sau:
Nguyên nhân sinh lý
Huyết trắng hay khí hư sinh lý là hiện tượng bình thường của cơ thể, chúng có tác dụng giữ ẩm và cân bằng môi trường âm đạo đồng thời ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào vùng kín gây bệnh. Ngoài ra, huyết trắng sinh lý còn là chất xúc tác giúp quan hệ dễ dàng, tinh trùng dễ dàng di chuyển gặp trứng để thụ thai thành công. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu cảm thấy thực sự lo lắng khi vùng kín xuất hiện nhiều huyết trắng, không biết có phải bản thân đang mắc bệnh hay không hay đơn thuần huyết trắng khi mang thai chỉ là dấu hiệu sinh lý.
Theo bác sĩ Huế, phụ nữ mang thai ra nhiều huyết trắng là hiện tượng bình thường do trong thời gian 3 tháng đầu mang thai, nồng độ nội tiết tố và hormone trong cơ thể ở phụ nữ mang thai có những thay đổi nên khi mang bầu sẽ ra nhiều huyết trắng sinh lý hơn bình thường, do khi có bầu thì khung xương chậu và thành âm đạo phụ nữ có xu hướng thường mềm hơn, lúc này huyết trắng ra nhiều hơn sẽ có tác dụng bảo vệ, ngăn cản tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào âm đạo vào cổ tử cung gây bệnh. Đây cũng là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả ở bà bầu.
Vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ khi thai đã phát triển lớn thì đầu của em bé sẽ chèn ép vào vùng xương chậu người mẹ dẫn tới huyết trắng ra nhiều. Đây cùng là hiện tượng bình thường không đáng lo. Mẹ bầu chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín để vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh không có cơ hội xâm nhập gây viêm nhiễm.
Nếu do những lý do trên thì tình trạng huyết trắng ra nhiều sẽ không có mùi hôi và không kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào bất thường.
Nguyên nhân bệnh lý
Huyết trắng khi mang thai nếu như ra nhiều, có những biến đổi về màu sắc và tính chất thay đổi với màu vàng xanh, trắng đục; vón cục, đặc dính, loãng, mùi tanh….thì cần phải hết sức lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý sau đây:
+ Viêm âm đạo: là bệnh lý thường gặp, kể cả phụ nữ mang thai, tác nhân gây bệnh thường do nấm, vi khuẩn, tạp trùng gây nên. Khi mắc bệnh, mẹ bầu thường có dấu hiệu ra nhiều huyết trắng màu trắng đục, màu vàng xanh mùi hôi khó chịu. Những triệu chứng kèm theo bao gồm đau rát, sưng tấy vùng kín, có thể kèm theo tiểu dắt, tiểu khó khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu.
+ Viêm cổ tử cung: nếu mắc bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai, mẹ bầu cũng có thể gặp phải triệu chứng huyết trắng ra nhiều có màu vàng dạng lỏng có bọt mùi hôi tanh. Những triệu chứng kèm theo như đau rát vùng kín, đau khi quan hệ tình dục,…
+ Viêm phần phụ: bệnh lý này hiếm gặp ở phụ nữ mang thai hơn. Tuy nhiên, nếu như mắc bệnh, mẹ bầu sẽ xuất hiện dấu hiệu huyết trắng ra nhiều có mùi hôi màu xanh dạng mủ, kèm theo đau âm ỉ vùng xương chậu, vùng lưng và bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục….
+ Bệnh lây truyền qua đường tình dục: bệnh lậu, chlamydia khi chị em mắc phải cũng có thể gặp phải dấu hiệu huyết trắng ra nhiều màu trắng đục- vàng đục mùi hôi kèm theo rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ vào buổi sáng,….
Nhấp chuột TẠI ĐÂY để được tư vấn thêm!.
Có bầu ra huyết trắng nhiều có sao không?
Tình trạng huyết trắng ra nhiều khi mang thai nếu xuất hiện không kèm dấu hiệu khác, đi khám bác sĩ thai nhi vẫn phát triển bình thường thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu như có bầu ra huyết trắng nhiều mùi hôi do bệnh lý phụ khoa hay bệnh lây truyền qua đường tình dục nêu trên mà không sớm thăm khám và khắc phục sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.
Viêm phụ khoa hay bệnh lây truyền qua đường tình dục khi mang thai nếu không sớm khắc phục đúng cách có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng ối, rỉ ối dẫn tới sảy thai, thai chết lưu và sinh non, nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ. Riêng đối với những trường hợp mắc bệnh lậu mà sinh con qua đường sinh thường có thể lây bệnh cho bé khiến trẻ bị viêm giác mạc, kết mạc mắt dẫn tới mù lòa.
Thậm chí, nếu các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa kéo dài dai dẳng khi mang thai không được điều trị làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư buồng trứng,… sau này.
>>>Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị tiêu chảy có sao không?
Bà bầu nên làm gì khi ra nhiều huyết trắng?
Khi có dấu hiệu ra nhiều huyết trắng khi mang thai mẹ bầu cần chú ý thực hiện theo những nguyên tắc dưới đây:
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không lạm dụng dung dịch vệ sinh
- Không thụt rửa âm đạo
- Lựa chọn đồ lót chất liệu cotton, không mặc đồ lót ẩm ướt
- Huyết trắng ra nhiều, mẹ có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc can thiệp bệnh tại nhà
- Không âm thầm chịu đựng bệnh, hãy sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Hiện nay tại Hà Nội, mẹ bầu có thể lựa chọn các bệnh viện lớn thăm khám như: bệnh viện phụ sản TW, phụ sản Hà Nội,….tuy nhiên, lượng bệnh nhân tại những cơ sở này rất đông, mẹ bầu có thể phải xếp hàng chờ đợi cả ngày chưa tới lượt khám. Vì vậy, một sự lựa chọn khác chất lượng hơn, dịch vụ tốt hơn, mẹ bầu không cần chờ đợi, an tâm lựa chọn thăm khám thai, theo dõi thai; thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục hiệu quả tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội.
Tại phòng khám, sau khi thăm khám thai, thăm khám sức khỏe phụ khoa, làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị huyết trắng bất thường hiệu quả. Đối với những phụ nữ mang thai, việc điều trị bệnh cần được xem xét kỹ lưỡng, sử dụng thuốc sao cho không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chuyên khoa tây y đặc hiệu hoặc thuốc tây y phối hợp phù hợp dành cho mẹ bầu nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh, sử dụng công nghệ ánh sáng sinh học tiêu viêm hiệu quả.
Sau đó, để tăng cường hiệu quả điều trị, tại phòng khám kết hợp sử dụng phương pháp tăng cường miễn dịch do bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền kê đơn và chỉ định liều lượng giúp cân bằng nội tiết, thông lâm, bổ huyết, ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả được chứng minh trên lâm sàng.
Chú ý để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn thì chị em cần kiên trì điều trị theo liệu trình của bác sĩ, dùng thuốc đúng giờ, không bỏ dở liệu trình. Bên cạnh đó cần có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi, vệ sinh vùng kín sạch sẽ để bảo vệ cho một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế- đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội được xây dựng theo khuôn mẫu “bệnh viện khách sạn” với cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế đầy đủ hiện đại, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động cho kết quả chính xác, máy siêu âm 2D, 4D cho hình ảnh sắc nét, chân thực. Đặc biệt, phòng khám có đội ngũ bác sĩ chuyên Sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn từng làm việc tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc trực tiếp thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính tại đây khá nhanh chóng, chi phí được niêm yết công khai,… Những năm qua, phòng khám là địa chỉ điều trị các bệnh lý phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản,… uy tín trên địa bàn thành phố Hà Nội được người bệnh tín nhiệm.
Mọi thông tin chi tiết về vấn đề có bầu ra nhiều huyết trắng có sao không hay các vấn đề sản phụ khoa khác, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] các bác sĩ của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ tư vấn cụ thể hoặc gọi điện đến tổng đài: (024) 38.255.599 – 083.66.33.399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Nguồn tham khảo:
- Vaginal Discharge During Pregnancy (Leukorrhea) https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/vaginal-discharge.aspx#:~:text=other%20things%20too.-,What%20is%20leukorrhea%20or%20pregnancy%20discharge%3F,increase%20as%20your%20pregnancy%20progresses. Truy cập ngày: 10/11/2020
- Vaginal Discharge During Pregnancy: What’s Normal? https://www.healthline.com/health/pregnancy/vaginal-discharge-during-pregnancy Truy cập ngày: 10/11/2020
Ngày sửa: 04-05-2021
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]