Chậm kinh bao lâu thì đi khám thai? Dấu hiệu nhận biết thai sớm
11 Th 11, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
543Chậm kinh là một trong những biểu hiện điển hình cho thấy nữ giới đang mang thai. Nguyên nhân là do sau khi phôi thai làm tổ trong tử cung sẽ khiến cơ thể nữ giới sản sinh ra hormone HCG để duy trì thai kỳ và giảm bớt sự tích trứng tại buồng trứng trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Vậy, chậm kinh bao lâu thì đi khám thai và ngoài chậm kinh ra thì có thể nhận biết thai sớm thông qua những triệu chứng gì? Những thắc mắc này sẽ được bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa chia sẻ trong bài viết sau.
Chậm kinh bao lâu thì đi khám thai?
Nhắc tới chậm kinh thì chắc hẳn sẽ có nhiều người nghĩ ngay tới chuyện mang thai. Nguyên nhân là do mang thai khiến cơ thể nữ giới sản sinh ra hormone HCG để duy trì thai kỳ và giảm bớt tích trứng tại buồng trứng trong mỗi kỳ kinh nguyệt khiến kinh nguyệt tạm ngưng xuất hiện một thời gian.
Nếu thấy chậm kinh 2 tuần (tính từ ngày đầu tiên có kinh gần nhất) đồng thời que thử thai xuất hiện 2 vạch thì nữ giới nên chủ động khám thai ngay. Việc khám thai lúc này sẽ giúp nữ giới biết được bản thân có đang mang thai hay không, thai khoảng bao nhiêu tuần tuổi, đã vào tử cung hay chưa. Một số xét nghiệm cần thiết là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…
Trường hợp chậm kinh ít ngày hơn nếu đi khám thai có thể cho kết quả chưa chính xác.
Dấu hiệu nhận biết thai sớm
Ngoài chậm kinh ra thì chị em có thể dựa vào những dấu hiệu sau để nhận biết thai sớm:
- Ra máu báo thai: Phôi thai sau khi được hình thành và bám vào tử cung để làm tổ sẽ gây đứt một số mạch máu tại niêm mạc tử cung khiến vùng kín ra ít máu gọi là máu báo thai. Máu báo thai thường có màu hồng, đỏ hoặc nâu, dính trên quần lót hoặc thấm khăn, giấy mới thấy, kéo dài lâu nhất 3 ngày.
- Chuột rút: Chuột rút thường xảy ra sau 6 – 12 ngày thụ thai thành công nhưng sẽ bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ.
- Khí hư ra nhiều: Mang thai khiến cơ thể nữ giới bị thay đổi nội tiết tố, tiết nhiều khí hư hơn, khí hư có thể có màu trắng, trắng đục hoặc hồng, nâu (nếu bị lẫn với máu báo thai).
- Đau ngực: Đau ngực có thể xuất hiện chỉ sau 1-2 tuần thụ thai thành công. Nguyên nhân là do mang thai khiến cơ thể nữ giới thay đổi nội tiết tố, tăng lượng máu lên bầu ngực khiến ngực bị đau nhức, sưng lên. Bên cạnh đó, các núm vú sẽ trở nên sẫm màu hơn.
- Người mệt mỏi: Tăng nồng độ progesterone, tăng sản xuất máu, giảm lượng đường trong máu… khiến cơ thể nữ giới lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt trong những tuần đầu của thai kỳ do cơ thể luôn phải làm việc 24/24.
- Thân nhiệt tăng: Sau khi thụ thai thành công, cơ thể sẽ tăng thêm khoảng 0,5 độ C khiến nữ giới có cảm giác nóng hơn thường ngày. Dấu hiệu này xuất hiện ngay trong tuần đầu và có thể kéo dài trong vòng 3 tháng.
- Đau đầu: Khoảng 20% nữ giới mang thai tuần đầu bị đau đầu. Tình trạng này có thể kéo dài đến khi thai được 6 tuần tuổi với mức độ đau nhẹ, không gây quá nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.
- Đau bụng dưới, đau lưng: Nếu nữ giới là người có công việc thường xuyên phải di chuyển hoặc ngồi lâu thì rất dễ bị đau bụng dưới, đau lưng khi mang thai.
- Thay đổi thói quen ăn uống: Nếu nữ giới tự nhiên thèm ăn những món lạ mà trước đó chưa ăn bao giờ, thèm chua, thèm đồ ngọt, ăn món ăn mà trước đây không thích… thì rất có thể là đang mang thai. Hiện tượng này thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Buồn nôn, nôn ói: Buồn nôn và nôn ói khi thấy mùi thức ăn, vào buổi sáng hoặc tại những nơi đông người, ồn ào hoặc khi bị kích động là biểu hiện đặc trưng cho thấy nữ giới đang mang thai. Càng về sau thì tình trạng này càng diễn ra thường xuyên hơn, nặng nề hơn.
- Đi tiểu thường xuyên: Mang thai khiến bàng quang bị kích thích khiến nữ giới đi tiểu nhiều lần trong ngày (4 – 6 lần/ ngày), tiểu ít, không có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu đau.
Bên cạnh đó, mang thai còn có thể khiến nữ giới bị nhạy cảm với nhiệt độ, tiếng ồn, mùi thức ăn, đầy hơi, sưng đau nướu, chóng mặt, ngất xỉu, tiết nhiều nước bọt, táo bón, tâm trạng thất thường, tăng cân, khó thở… Tùy vào thể trạng và sức khỏe của mỗi người mà sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Những lưu ý tuần đầu mang thai
Tuần đầu tiên là thời điểm diễn ra sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng. Do đó, thai một tuần có thể chưa hoặc đang trong quá trình hình thành. Tuy nhiên, để tạo tiền đề tốt nhất cho bé phát triển đồng thời duy trì khỏe mạnh trong những tuần kế tiếp thì mẹ cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng mỗi ngày. Đặc biệt là bổ sung các thực phẩm giàu axit folic như các loại đậu, bánh mì nâu, đu đủ, măng tây, súp lơ, bơ, ớt chuông, cam…
Thậm chí, bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế cùng nhiều chuyên gia y tế còn khuyến khích mẹ bầu bổ sung axit folic trước khi có ý định mang thai đồng thời kéo dài trong những tháng kế tiếp của thai kỳ để thai nhi được phát triển một cách hoàn thiện nhất.
Một số lợi ích từ axit folic có thể kể đến như:
- Phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho bé (như chẻ đôi đốt sống, không có xương sọ não và não bộ…).
- Phòng ngừa thiếu máu cho mẹ, tránh các bệnh lý tim mạch.
- Giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư đường tiêu hóa cho mẹ.
- Tránh tình trạng sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non.
Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý một số điều sau để hạn chế ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi:
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
- Tránh vận động mạnh, làm việc nặng nhọc.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày để tránh viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu.
- Lựa chọn quần lót vừa vặn, thoải mái với chất liệu thấm hút tốt để mặc.
- Tránh nhuộm tóc, sơn móng tay, móng chân.
- Tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa sàn nhà, sơn đầu, thuốc nhuộm quần áo, bình ắc quy.
- Bỏ hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc.
- Tránh uống rượu, bia, cà phê hay sử dụng các chất kích thích.
- Tránh ăn phomai mềm, thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn vì dễ khiến mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm.
- Tránh ăn khoai tây mọc mầm, rau ngót, đu đủ xanh, dứa vì dễ khiến mẹ bầu bị sảy thai.
- Tránh ăn hải sản như cá ngừ, cá thu, cá trích, hàu… vì chứa hàm lượng thủy ngân cao ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ bầu cùng quá trình phát triển não của thai nhi.
- Tránh ăn nhãn vì có thể khiến mẹ bầu bị nóng trong, táo bón.
- Tránh ăn dưa hấu vì có thể khiến mẹ bầu bị đau bụng và tiêu chảy.
- Tránh ăn đồ ngọt vì dễ khiến mẹ bầu bị tăng cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ.
- Tránh ăn pate vì trong pate chứa nhiều vi khuẩn Listeria gây hại tới sức khỏe của thai nhi. Tránh ăn gan vì gan động vật chứa nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch và huyết áp. Những loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin A vượt ngưỡng an toàn cho mẹ bầu. Nếu ăn trong thời gian đầu mang thai rất dễ khiến thai bị dị tật bẩm sinh.
- Tránh ăn trứng ốp la còn nguyên lòng đào vì món ăn này có chứa vi khuẩn Salmonella rất nguy hiểm cho sự phát triển của phôi thai.
- Tránh ăn vặt thường xuyên vì thói quen này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của mẹ bầu, khiến mẹ bầu hay lo lắng, trầm cảm đồng thời góp phần gây ra tình trạng béo phì cho bé sau sinh.
- Tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc về dùng khi bị bệnh.
- Chủ động khám thai thường xuyên, định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc ngay khi thấy xuất hiện biểu hiện bất thường trên cơ thể như đau bụng dữ dội, ra nhiều máu tại âm đạo, máu có màu đen, ngứa ngáy, sưng tấy vùng kín, tiểu đau…
Địa chỉ thăm khám thai uy tín, chính xác
Khi cần khám thai, siêu âm thai, chị em có thể tìm đến phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội). Phòng khám đạt 83 tiêu chuẩn khắt khe của Sở Y tế với hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới như: máy phân tích nước tiểu 10 thông số, thiết bị siêu âm 2D, 3D, 4D, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động… giúp việc thăm khám diễn ra nhanh chóng với kết quả chính xác 99,9%.
+> Có thể bạn quan tâm:
- Bao lâu thai vào tử cung – Dấu hiệu nhận biết
- Thai bao nhiêu tuần thì đạp
- Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ
Thủ tục nhanh gọn, không phải đợi chờ lâu, thông tin cá nhân bảo mật. Quy trình nghiêm ngặt đảm bảo vệ sinh và điều kiện vô trùng đạt chuẩn phù hợp với quy định của bộ y tế. Chi phí niêm yết công khai minh bạch rõ ràng, không chênh lệch quá nhiều so với các bệnh viện lớn.
Hơn nữa, phòng khám còn quy tụ được đội ngũ y bác sĩ giỏi, ưu tú, đầu ngành, giàu kinh nghiệm, tay nghề cao trực tiếp tham gia vào quá trình thăm khám, tư vấn và xử lý các vấn đề bất thường trong suốt thai kỳ cho mẹ bầu. Điển hình là:
- Bác sĩ Định Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, Nguyên trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa II Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Để nhận “Gói khám ưu đãi”, vui lòng đặt hẹn trước [Tại Đây] hoặc gọi tới đường dây nóng (024) 38255599 – 083.66.33.399.
Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã biết tại sao mang thai lại gây chậm kinh, chậm kinh bao lâu thì đi khám thai và nên làm gì trong tuần đầu mang thai.
Chúc chị em một thời kỳ khỏe mạnh!
NGUỒN THAM KHẢO:
- When You Should Take a Pregnancy Test https://www.healthline.com/health/pregnancy/five-signs-to-take-pregnancy-test Truy cập ngày: 11/11/2020
- How soon can I do a pregnancy test? https://www.nhs.uk/common-health-questions/pregnancy/how-soon-can-i-do-a-pregnancy-test/ Truy cập ngày: 11/11/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]