Bao lâu thai vào tử cung – Dấu hiệu nhận biết?
12 Th 10, 2020Hà Thị Huệ
539Mang thai lần đầu khiến mẹ chưa hiểu hết về sự phát triển của thai, thắc mắc không biết bao lâu thai vào tử cung làm tổ, thai vào tử cung thì có dấu hiệu gì, thai chưa vào tử cung thì có dấu hiệu gì, thai chưa vào tử cung thì có nguy hiểm không… Để giải đáp tất cả những thắc mắc này, bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết dưới đây. Bài viết được chia sẻ từ bác sĩ Hà Thị Huệ với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, chuyên khám thai, theo dõi thai sản, tư vấn kế hoạch hóa gia đình.
Bao lâu thai vào tử cung?
Để biết mấy tuần thai vào tử cung thì mẹ cần phải hiểu hơn về quá trình thụ tinh và hình thành phôi thai của bé. Cụ thể, trứng sau khi kết hợp với tinh trùng sẽ diễn ra quá trình thụ tinh. Quá trình này mất khoảng 6 – 9 ngày.
Sau khi thụ tinh thành công, trứng sẽ lưu lại trong bóng của vòi tử cung khoảng 48h đồng thời thực hiện các hoạt động phân bào để đạt 2 – 8 tế bào (giai đoạn phôi dâu), không gia tăng về thể tích. Sau đó, trứng sẽ vượt qua eo của vòi tử cung trong khoảng 10 – 12h rồi đến niêm mạc tử cung và gắn vào đó khi đang ở giai đoạn 8 – 16 tế bào. Quá trình làm tổ trong buồng tử cung sẽ mất khoảng 7 – 10 ngày và thông thường thai sẽ nằm trong tử cung khi được 4 – 5 tuần tuổi.
>>>Tìm hiểu thêm: Các mốc khám thai quan trọng – Mẹ bầu cần nhớ
Dấu hiệu thai đã vào tử cung
Sau khi thai đã vào tử cung, bám vào tử cung để làm tổ, hầu hết mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện máu báo thai. Cụ thể, máu báo thai xuất hiện do phôi thai bám vào tử cung làm tổ khiến một số mạch máu tại đó bị đứt. Máu báo thai thường có màu hồng, đỏ hoặc nâu, ra ít, thấy khi dùng khăn giấy thấm hoặc dính trên đáy quần lót. Thời gian diễn ra kéo dài lâu nhất 3 ngày.
Ngoài ra, tại thời điểm này, mẹ bầu còn có thể nhận thấy một số thay đổi khác trên cơ thể như: chậm kinh, chuột rút, khí hư ra nhiều, đau ngực, núm vú trở nên sẫm màu hơn, người mệt mỏi, thử que thấy 2 vạch, buồn nôn, đầy hơi, tiểu nhiều lần, sưng đau nướu, chóng mặt, táo bón, tăng cân, đau lưng, tâm trạng thất thường, đau bụng âm ỉ, tăng nhiệt độ cơ thể… Tùy thể trạng và tình trạng thai của mỗi người mà sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Sự hình thành và phát triển của phôi thai trong tử cung
Hành trình mang thai được chia ra làm 3 giai đoạn là tam cá nguyệt thứ nhất, tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba. Mỗi giai đoạn lại có sự phát triển khác nhau.
Tam cá nguyệt thứ nhất (tuần 1 đến tuần 13 của thai kỳ)
Giai đoạn này khiến mẹ có những thay đổi mới lạ cùng với sự phát triển “chậm mà chắc” của bé.
- Tuần 1 và 2: Thời kỳ rụng trứng, tạo cơ hội cho trứng gặp tinh trùng để thụ thai.
- Tuần 3: Thụ thai thành công.
- Tuần 4: Phôi thai hình thành với kích thước rất nhỏ.
- Tuần 5: Kích thước thai lớn gấp 10.000 lần so với khi mẹ mới thụ thai. Não, cột sống và trái tim của bé bắt đầu hình thành và phát triển. Đến cuối tuần, tim sẽ tiến hành bơm máu.
- Tuần 6: Mắt, mũi, miệng của bé bắt đầu định hình. Hệ xương hình thành. Kích thước thai khoảng 1cm, tương đương một hạt đậu. Tim đập khoảng 110 nhịp/ phút.
- Tuần 7: Tim thai đập khoảng 120 nhịp/ phút, có thể nghe thấy khi siêu âm. Bàn tay, bàn chân đang dần phát triển. Bộ máy tiêu hóa và phổi tiếp tục được hoàn thiện.
- Tuần 8: Bé dài khoảng 1,6 cm, nặng khoảng 1 gram. Cánh tay của bé đã có thể gấp duỗi nhờ sự hoàn thiện của khuỷu tay và cổ tay.
- Tuần 9: Bé dài khoảng 2,3 cm, nặng khoảng 2 gram. Mí mắt xuất hiện, đầu phát triển to hơn các bộ phận khác.
- Tuần 10: Đuôi phôi biến mất, bé chính thức được gọi là bào thai. Chiều dài trung bình 3,2 cm, nặng khoảng 4 gram.
- Tuần 11: Bé nặng khoảng 7 gram, dài khoảng 4,1 cm, có thể mở miệng và thực hiện những động tác thở đầu tiên. Não bộ và hệ thần kinh phát triển nhanh chóng.
- Tuần 12: Bé nặng khoảng 23 gram, dài khoảng 5,4 cm, bắt đầy thực hiện những cử động ngẫu nhiên như đá chân, duỗi.
- Tuần 13: Bé nặng khoảng 73 gram, dài khoảng 6,5 cm. Về cơ bản thì các cơ quan đã hoàn thiện.
Tam cá nguyệt thứ hai (tuần 14 đến tuần 27 của thai kỳ)
Đây là giai đoạn thai nhi phát triển ổn định nhất.
- Tuần 14: Bé nặng khoảng 43 gram, dài khoảng 8,7 cm. Mẹ có thể xác định giới tính cho bé khi tiến hành siêu âm.
- Tuần 15: Bé nặng khoảng 70 gram, dài khoảng 10,1 cm. Mẹ có thể cảm nhận được những cử động nhỏ của bé trong bụng mình.
- Tuần 16: Bé nặng khoảng 100 gram, dài khoảng 11,6 cm với hệ xương phát triển, thính giác bắt đầu hình thành.
- Tuần 17: Bé nặng khoảng 140 gram, dài khoảng 13 cm với hệ hô hấp dần hoàn thiện, dây rốn ngày càng khỏe và dày hơn.
- Tuần 18: Bé nặng khoảng 190 gram, dài khoảng 14,2 cm, bắt đầu phản ứng với âm thanh.
- Tuần 19: Bé nặng khoảng 240 gram, dài khoảng 15,3 cm với khuôn mặt hoàn thiện.
- Tuần 20: Bé nặng khoảng 300 gram, dài khoảng 16,4 cm. Toàn thân bé được bao phủ với 1 lớp lông mịn cùng một ít tóc trên đầu.
- Tuần 21: Bé nặng khoảng 360 gram, dài khoảng 26,6 cm, có thể nắm bàn tay, mút tay, thỉnh thoảng nấc cụt.
- Tuần 22: Bé nặng khoảng 430 gram, dài khoảng 27,8 cm, trông giống một trẻ sơ sinh thu nhỏ.
- Tuần 23: Bé nặng khoảng 501 gram, dài khoảng 28,9 cm, đã biết chớp mắt khi ngủ.
- Tuần 24: Bé nặng khoảng 600 gram, dài khoảng 30 cm với phổi đang phát triển toàn diện.
- Tuần 25: Bé nặng khoảng 660 gram, dài khoảng 34,6 cm với hệ hô hấp phát triển toàn diện.
- Tuần 26: Bé nặng khoảng 780 gram, dài khoảng 35,6 cm, nhạy bén với âm thanh xung quanh.
- Tuần 27: Bé nặng khoảng 875 gram, dài khoảng 36,6 cm, đã thiết lập lịch trình ngủ – thức đều đặn.
Tam cá nguyệt thứ ba (tuần 28 đến tuần 41 của thai kỳ)
Lúc này, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể đã hình thành đầy đủ, tiếp tục phát triển và trưởng thành hơn để chuẩn bị hành trang tốt nhất khi chào đời.
- Tuần 28: Bé dài 37,6 cm và nặng 1005 gram, đã mọc lông mi.
- Tuần 29: Bé nặng khoảng 1153 gram, dài khoảng 38,6 cm với não bộ đang dần hoàn thiện.
- Tuần 30: Bé dài 39,9 cm và nặng 1319 gram, được bao quanh bởi nước ối.
- Tuần 31: Bé dài 41,1 cm và nặng 1502 gram, đã tích tụ các lớp mỡ dưới da.
- Tuần 32: Bé dài 42,4 cm và nặng khoảng 1702 gram, đã và đang hình thành các khối cơ bắp nhỏ.
- Tuần 33: Bé dài 43,7 cm và nặng khoảng 1918 gam với xương sọ đang trong giai đoạn hợp nhất.
- Tuần 34: Bé dài khoảng 45 cm và nặng 2146 gram, có thể nhận biết được giọng nói của mẹ.
- Tuần 35: Bé dài 46,2 cm và nặng 2383 gram, “lớn nhanh như thổi”.
- Tuần 36: Bé dài 47,4 cm và nặng 2622 gram, mất đi lớp màng mịn bao bọc cơ thể.
- Tuần 37: Bé dài 48,6 cm và nặng khoảng 2859 gram, hoạt động cơ mặt một cách linh hoạt.
- Tuần 38: Bé dài 49,9 cm và nặng khoảng 3083 gram, có thể nắm chắc bàn tay.
- Tuần 39: Bé dài 50,7 cm và nặng khoảng 3288 gam với làn da dày và nhạt màu hơn.
- Tuần 40: Bé dài 51,2 cm và nặng khoảng 3462 gram, hoàn thiện về mọi mặt, sẵn sàng chào đời.
- Tuần 41: Bé dài 51.7 cm và nặng khoảng 3597 gram. Nếu mẹ chưa có dấu hiệu lâm bồn thì bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và làm một số xét nghiệm cần thiết để đảm bảo mẹ có thể tiếp tục mang thai an toàn.
>>>Tìm hiểu thêm: Những loại rau khiến bà bầu sảy thai
Dấu hiệu thai chưa vào tử cung
Để nhận biết thai chưa vào tử cung, mẹ có thể dựa vào những biểu hiện sau:
- Chậm kinh: Trong quãng thời gian trứng được thụ tinh thành công và di chuyển vào buồng tử cung, mẹ sẽ không thấy xuất hiện kinh nguyệt. Nguyên nhân là do lúc này cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra hormone hCG để duy trì thai kỳ và giảm bớt sự tích trứng tại buồng trứng trong mỗi kỳ kinh nguyệt.
- Ra máu âm đạo bất thường: Máu chảy nhiều kèm theo màu sắc lạ.
- Đau nhẹ, đau lâm râm, đau quặn dữ dội tại vùng bụng dưới, đau lưng.
Thai chưa vào tử cung có nguy hiểm không?
Nếu thai 5 tuần chưa vào tử cung, thậm chí 6 – 7 tuần cũng chưa vào tử cung thì khả năng cao là mẹ đã bị sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.
Sảy thai
Không chỉ thai có trong tử cung mới có thể bị sảy mà thai chưa vào tử cung cũng có thể bị sảy. Nguyên nhân có thể do vấn đề về nhau thai, nhiễm sắc thể, mất cân bằng hormone, rối loạn miễn dịch, hở eo cổ tử cung hoặc do mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm, tiểu đường, cao huyết áp, lupus, bệnh thận, vấn đề với tuyến giáp…
Sảy thai nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
- Nếu mô thai không còn sót lại trong tử cung, túi thai tự động lọt ra ngoài thì nữ giới không cần phải uống thuốc hay can thiệp ngoại khoa, chỉ cần chú ý chăm sóc bản thân và kiêng khem theo chỉ dẫn của bác sĩ là được.
- Nếu mô thai không thoát ra tự nhiên trong 2 tuần thì nữ giới cần dùng thuốc để kích thích tử cung co bóp đẩy thai ra khỏi cơ thể, chấm dứt hoàn toàn tình trạng thai nghén.
Ngoài ra, trường hợp bị sảy thai kèm theo biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe cần lấy ngay ra khỏi cơ thể bằng cách dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa.
Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là tình trạng thai sau khi được thụ tinh thành công không di chuyển vào tử cung để làm tổ mà làm tổ tại vị trí khác. Khoảng 95% trường hợp thai ngoài tử cung xuất hiện tại vòi tử cung. Số còn lại có thể xuất hiện ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, thậm chí ngoài ổ phúc mạc.
Nguyên nhân khiến nữ giới bị thai ngoài tử cung chủ yếu là do bị viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu, hẹp ống dẫn trứng, dị tật ống dẫn trứng, u nang buồng trứng hoặc từng nạo phá thai, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục…
Thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm, cần phải được lấy ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt. Do không được buồng tử cung bảo vệ nên thai có thể vỡ bất cứ lúc nào. Khi vỡ sẽ khiến máu chảy ồ ạt, tràn vào ổ bụng, nguy hiểm tới cả sức khỏe và tính mạng.
Nên làm gì khi thai chưa vào tử cung?
Nếu thai 5 tuần chưa vào tử cung đồng thời kèm theo nhiều biểu hiện lạ trên cơ thể thì tốt nhất là mẹ bầu nên chủ động thăm khám ngay.
Một trong những địa chỉ uy tín mà mẹ bầu có thể tìm đến là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội). Phòng khám không chỉ đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại mà còn quy tụ được đội ngũ y bác sĩ giỏi, đầu ngành, ưu tú, giàu kinh nghiệm giúp việc thăm khám diễn ra nhanh chóng, độ chuẩn xác lên tới 99,9%.
Bên cạnh đó, toàn bộ quá trình còn được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo vệ sinh, điều kiện vô trùng vô khuẩn. Thông tin cá nhân bảo mật tuyệt đối. Chi phí niêm yết công khai minh bạch rõ ràng.
Đường dây nóng: (024) 38255599 – 083.66.33.399
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết Bao lâu thai vào tử cung đồng thời có thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột [Tại Đây] để được tư vấn ngay (hoàn toàn miễn phí).
+ Nguồn tham khảo: How Your Fetus Grows During Pregnancy https://www.acog.org/patient-resources/faqs/pregnancy/how-your-fetus-grows-during-pregnancy Truy cập ngày: 12/10/2020
Ngày sửa: 12-10-2020
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]