Dinh dưỡng

Ăn khoai môn có béo không? khoai môn có tác dụng gì?

Khoai môn từ lâu đã rất nổi tiếng với hương vị thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, … Đặc biệt, khoai môn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, tốt cho sức khỏe. Vì vậy chẳng lạ, khi khoai môn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là hội chị em phụ nữ. Nhưng ăn khoai môn có béo không? Khoai môn có tác dụng gì? … Hãy cùng nhau giải đáp chi tiết trong bài viết này nhé!

Ăn khoai môn có béo không

Ăn khoai môn có béo không?

Ăn khoai môn có béo không? Khoai môn có tác dụng gì? Để tìm ra lời giải đáp chính xác nhất, chúng ta cần dựa vào một số yếu tố sau đây:

  • Các thành phần dinh dưỡng trong khoai môn

Khoai môn có tên gọi khác là môn ngọt, có nguồn gốc từ một bán đảo ở Ấn Độ. Đây là giống khoai có màu trắng đục, pha tím và thuộc họ nhà cây Ráy. Khác với những loại khoai khác, khoai môn có củ cái và củ con. Củ cái có trọng lượng từ 1,5 – 2 kg, ít củ con. Đặc biệt, khoai môn chứa rất nhiều tinh bột.

Ở Việt Nam, khoai môn được trồng phổ biến ở vùng trung du, miền núi với nhiều giống khoai khác nhau như môn tím, môn trốn, môn thơm… Khoai môn có thể ăn tươi sống, hay chế biến thành nhiều món ăn như nấu canh, nấu cháo, khoai luộc, chiên…

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã nghiên cứu và chứng minh, trong khoai môn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nổi bật trong đó có thể kể đến như:

Chất dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng
Chất đạm 1,5 g
Tinh bột 25,2 g
Tro 1,1 g
Canxi 44 mg
Nước 70,7 g
Chất béo 200 mg
Chất xơ 1,2 g
Sắt 800 mcg
Photpho 44 mg
Vitamin
Vitamin PP 100 mg
Vitamin A 0 g
Vitamin B1 100 mcg
Vitamin B2 3 mg
Tỉ lệ thải bỏ 14 g

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai môn

Dựa vào bảng thành phần chúng ta vừa cùng nhau phân tích, có thể dễ thấy khoai môn cung cấp vô cùng nhiều dưỡng chất. Từ chất xơ, nước, chất béo,… Cho tới các vitamin thiết yếu như vitamin PP, B1, B2.

Thêm vào đó, khoai môn không hề chứa cholesterol –  một trong những thành phần “sừng sỏ”, gây nên các căn bệnh nguy hiểm cho con người như đau tim, bệnh mạch vành, đột quỵ… Vậy với hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ, khoai môn sẽ chứa bao nhiêu calo? Cùng giải đáp, trong phần tiếp theo ngay dưới đây nhé!

  • Khoai môn bao nhiêu calo?

Khoai môn bao nhiêu calo

Chắc hẳn, khi được hỏi khoai môn bao nhiêu calo, nhiều bạn sẽ nhìn ngay bảng thành phần dinh dưỡng và khẳng định khoai môn nhiều calo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh, khoai môn chỉ chứa khoảng 110 kcal/ 100g mà thôi! Một con số không quá cao, cũng chẳng quá thấp so đúng không các bạn!

Với hàm lượng calo và vô vàn dưỡng chất như vậy, liệu ăn khoai môn có béo không?

  • Ăn khoai môn có béo không?

Đối với nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người đang ăn kiêng và giảm cân, ăn khoai môn có béo không là câu hỏi luôn được quan tâm hàng đầu.

Như đã phân tích bên trên, khoai môn chỉ chứa khoảng 110 kcal/ 100g. Chưa kể, khoai môn rất ít chất béo (chỉ khoảng 0,1g) và không cholesterol. Vì vậy, ăn khoai môn không hề gây béo hay tăng cân.

Khi ăn khoai môn sẽ giúp bạn nhanh no, no lâu hơn với 70% nước và các khoáng chất. Từ đây, bạn sẽ kiểm soát được khẩu phần ăn mỗi ngày, hạn chế ăn vặt, … Đặc biệt, hỗ trợ giảm cân hiệu quả ngay cả khi không tập luyện quá nhiều.

Ngoài ra, khả năng kích thích quá trình trao đổi chất, việc hấp thụ và đào thải, tiêu hao năng lượng sẽ dễ dàng hơn. Thông qua các chất xơ và vitamin dồi dào, chất béo sẽ nhanh chóng được đốt cháy, hạn chế tình trạng mỡ thừa tích tụ gây tăng cân, béo phì. Có thể nói, khoai môn giống như một loại thực phẩm chức năng, không những chẳng gây béo, mà còn hỗ trợ giảm cân vô cùng tuyệt vời phải không nào.

Khoai môn có tác dụng gì?

Ngoài công dụng hỗ trợ giảm cân, giữ dáng, khoai môn có tác dụng gì? Dưới đây sẽ là những công dụng “không tưởng” mà khoai môn mang lại cho chúng ta, cùng tham khảo nhé!

  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh rất nguy hiểm và đang ngày càng trẻ hóa ở nước ta. Chế độ ăn của người bị đái tháo đường phải hạn chế rất nhiều, ví dụ như đường, tinh bột,…

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, khoai môn là một loại thực phẩm lý tưởng đối với những người bị tiểu đường. Bởi khoai môn giàu vitamin A – một hợp chất giúp cân bằng lượng đường huyết trong máu.

Tuy vậy, khoai môn có chứa nhiều tinh bột, nên người mắc đái tháo đường không nên tiêu thụ quá nhiều khoai môn, chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải.

  • Tốt cho hệ tiêu hóa

Với hàm lượng chất xơ dồi dào, lên tới 1,2 g (chiếm gần 27% lượng chất xơ cần nạp vào cơ thể mỗi ngày). Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin A, lượng cholesterol xấu trong cơ thể sẽ giảm đi đáng kể. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và hiệu quả hơn.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh thận

Như các bạn đã biết, những người mắc bệnh thận cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng vô cùng nghiêm ngặt. Trong khẩu phần ăn của họ cần hạn chế chất béo, đường, và chất đạm. Những chất dinh dưỡng tưởng như cần thiết với nhiều người này, có thể khiến thận rơi vào trạng thái quá tải, gây ra hiện tượng đau tức, khó thở ở người.

Khoai môn có tác dụng gì

Tuy nhiên, khoai môn lại được các bác sĩ khuyên dùng cho người bị thận. Bởi ít calories, hàm lượng đường, chất béo, … Tương đối thấp. Bởi vậy, những người bị bệnh thận có thể bổ sung khoảng 200 – 300g khoai môn, sao cho phù hợp với khẩu phần ăn của mình.

  • Phòng chống bệnh ung thư

Các chuyên gia về dinh dưỡng đã tìm thấy Polyphenol – loại hợp chất phức tạp, có khả năng chống oxy hóa và ngăn chặn tế bào gốc tự do sản sinh và gây hại sức khỏe con người.

Chất polyphenol trong rễ cây khoai môn hoạt động giống như một chất hóa học thần kỳ. Chúng có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú ở phái đẹp hay bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

  • Cải thiện sức khỏe làn da

Khoai môn không chỉ chứa hàm lượng vitamin cao, chúng còn giàu vitamin E và chất chống oxy hóa nữa đấy! Đây đều là những hợp chất tác động trực tiếp tới sức khỏe làn da của bạn.

Nhiều người thậm chí còn ví vitamin và chất chống oxy hóa, như một loại “thần dược”. Giúp chúng ta kìm hãm nguy cơ lão hóa da, loại bỏ nếp nhăn và hỗ trợ điều trị bệnh viêm da.

Cách ăn khoai môn giảm cân tại nhà

Để ăn khoai môn mà không bị béo, các bạn nên tham khảo ngay, các cách ăn khoai môn giảm cân tại nhà dưới đây:

Ăn khoai môn luộc

Luộc chắc hẳn là phương pháp nấu ăn đã quá quen thuộc với nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người đang giảm cân và ăn kiêng nghiêm ngặt. Khoai môn luộc là một món ăn tuy đơn giản, dễ dàng chế biến nhưng mang lại hiệu quả giảm cân vô cùng cao.

Ăn khoai môn luộc vào bữa sáng mỗi ngày, có công dụng rất tuyệt vời cho cơ thể. Chúng vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, lại hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa. Giúp bạn nhanh chóng sở hữu cân nặng mong muốn.

Canh khoai môn thịt bằm

Một sự lựa chọn không thể lý tưởng hơn khi nhắc tới các cách ăn khoai môn giảm cân tại nhà, đó là canh khoai môn thịt bằm. Đây là một món ăn chất lượng, không chứa chất béo và cực kỳ ít calories. Vì vậy, những chị em đang ăn kiêng, siết cân không nên bỏ qua món ăn này đâu nhé!

Cách ăn khoai môn giảm cân tại nhà

Các nguyên liệu cần chuẩn bị như sau:

  • Củ khoai môn (2 – 3 củ)
  • Thịt nạc xay: 200g
  • Nước
  • Gia vị: mắm nêm, bột nêm, mì chính

Bạn có thể chế biến canh khoai môn thịt bằm theo các bước sau:

  • Bước 1: Sơ chế sạch sẽ khoai môn, gọt vỏ, rửa sạch lại với nước.
  • Bước 2: Thái khoai môn sao cho vừa ăn
  • Bước 3: Phi hành cho thơm rồi đảo với thịt nạc băm
  • Bước 4: Thêm khoai môn vào đảo
  • Bước 5: Cho thêm gia vị, và đổ nước để hầm
  • Bước 6: Hầm tới khi khoai môn đã nhuyễn mịn, hòa quyện với thịt bằm thì tắt bếp.
  • Bước 7: Múc canh ra bát, thêm chút hành lá và thưởng thức.

Khoai môn hầm xương

Ngoài thịt bằm, xương heo cũng là một trong những loại thực phẩm, có công dụng rất tốt đối với cơ thể. Sự kết hợp tuyệt vời này hứa hẹn sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và giúp bạn giảm cân rất tốt.

Để chế biến món ăn này, trước hết hãy chuẩn bị những nguyên liệu như sau:

  • 3 – 4 củ khoai môn con
  • 200g xương sườn
  • Một chút rau thơm: hành lá, mùi,…
  • Gia vị: mì chính, bột nêm, muối (mắm),…

Các bước chế biến sẽ được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Sơ chế khoai môn ( gọt vỏ, rửa sạch, sau đó có thể ngâm nước muối loãng để giảm độ nhớt).
  • Bước 2: Bổ khoai môn thành nhiều miếng vừa ăn.
  • Bước 3: Chặt xương thành miếng vừa ăn, rửa sạch với nước
  • Bước 4: Trần qua xương với nước để loại bỏ cặn bẩn
  • Bước 5: Cho xương vào nồi, thêm chút gia vị cho đậm đà
  • Bước 6: Khi xương chín, sôi lên, cho khoai môn vào để hầm
  • Bước 7: Hầm hỗn hợp tới khi cả hai nguyên liệu đều nhừ, mềm thì tắt bếp.
  • Bước 8: Thêm chút rau thơm thái nhỏ, rồi múc canh ra bát là được.

Trên đây là 3 cách ăn khoai môn giảm cân tại nhà, đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn khoai môn sấy khô, uống sinh tố khoai môn… Để thay đổi khẩu vị và cân bằng dinh dưỡng tốt hơn.

Nếu bạn có ý định hay đang ăn kiêng và giảm cân bằng khoai môn, bài viết này là dành cho bạn.

Lưu ý khi ăn khoai môn

Tuy khoai môn không hề gây béo và rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, để khoai môn phát huy hết tác dụng của chùng, các bạn nên lưu ý khi ăn khoai môn những vấn đề sau:

  • Không gọt sát vào phần vỏ củ khoai môn, bởi điều này sẽ làm mất đi lượng protein bám sát vỏ củ khoai.
  • Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm lý tưởng nhất để ăn khoai môn là bữa sáng hoặc bữa trưa. Bởi hàm lượng tinh bột khá cao, nếu ăn vào tối muộn có thể khiến dạ dày bị quá tải, gây chướng bụng, đầy hơi,…
  • Nên đeo bao tay vệ sinh khi sơ chế khoai môn, đặc biệt nên bỏ đi mầm khoai khi ăn. Bởi chúng có thể chứa nhiều độc tố bên trong, gây ngộ độc, tăng khả năng ung thư cho con người.
  • Không nên ăn khoai môn quá nhiều cùng lúc hay trong một ngày. Chúng có thể khiến bạn buồn nôn, gây dị ứng ( với những người có cơ địa dễ dị ứng ), … Hay bị tiêu chảy nếu ăn quá nhiều.

Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp thêm nhiều loại rau xanh, trái cây tươi… Nhằm cân bằng dinh dưỡng, không để cơ thể bị thiếu chất khi giảm cân. Bạn cũng nên tăng cường tập thể dục thể thao, để cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng cơ giảm mỡ… Giúp hiệu quả giảm cân bằng khoai môn, đạt kết quả tốt hơn.

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:

Vậy là bài viết ăn khoai môn có béo không? Khoai môn có tác dụng gì? Đã được giải đáp vô cùng chi tiết và cụ thể rồi. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài sẽ hữu ích với bạn và những người thân yêu. Chúc bạn đọc có một ngày làm việc vui vẻ và bình an! Đừng quên theo dõi những chuyên mục bổ ích tiếp theo của chúng tôi nhé!

Nguồn Tham Khảo:

Ngày sửa: 30-12-2020

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
an-oc-buou-vang-co-bi-gi-khong

Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]

an-chuoi-voi-khoai-lang-co-sao-khong

Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]

an-chuoi-voi-mat-ong-co-sao-khong

Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội