Dinh dưỡng

Ăn quýt có giảm cân không? Ăn quýt có tác dụng gì?

Trong tất cả các loại trái cây thì quýt là một trong những loại trái cây được ưa chuộng nhất bởi hương thơm kích thích, vị ngọt nhẹ với cảm giác vô cùng thanh mát. Giá thành của quýt cũng khá rẻ, chỉ khoảng 20 – 30.000đ/ kg tùy khu vực. Nhiều người nói rằng ăn quýt có thể giảm cân đồng thời giúp ngăn ngừa nhiều bệnh thông thường như cảm, cúm… Để biết điều này có chính xác không, ăn quýt có giảm cân không, khi ăn quýt cần chú ý những gì, bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết sau.

Quýt bao nhiêu calo

Quýt bao nhiêu calo?

Quýt là loại cây ăn trái thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khá đặc biệt. Nước ta hiện đang trồng khá nhiều loại quýt với kích cỡ, màu sắc cùng hương vị khác nhau. Cụ thể là:

  • Quýt đường (quýt da xanh): Loại quýt này thường được trồng dọc khắp các tỉnh miền Tây, đặc biệt là Cái Bè – Tiền Giang, Lai Vung – Đồng Tháp và Long Trị – Hậu Giang. Ra trái quanh năm nhưng được bán rộ nhất vào Tết Nguyên Đán và tháng 3 – 4.
  • Quýt hồng (quýt tiều): Loại quýt này có xuất xứ từ các tỉnh miền Tây và chỉ thu hoạch 1 vụ mùa duy nhất trong năm là khoảng tháng 11 – 12 âm lịch, cận Tết Nguyên Đán.
  • Quýt Thái: Quýt Thái có thể trồng nhiều mùa vụ trong năm, thường trồng ở một số tỉnh miền Tây, có nguồn gốc từ Thái Lan.
  • Quýt Bắc Cạn: Đây là giống cây bản địa mang nguồn gen quý hiếm có thể canh tác ở độ dốc lớn, chịu được sâu bệnh, thu hoạch rộ mùa vào tháng 10 âm lịch đến Tết Nguyên Đán.

100g quýt bao nhiêu calo?

Theo bảng thành phần dinh dưỡng về một số thực phẩm được công bố ở nước ta thì 100 gram quýt cung cấp khoảng 38 calo cho cơ thể cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Một quả quýt trung bình có chứa khoảng 50 – 60 calo.

Quýt có chất gì?

Trong quýt chứa nhiều dưỡng chất cần thiết với hàm lượng cụ thể như sau:

  • Đạm 800 mg
  • Tinh bột 8,6 gram
  • Tro 500 mg
  • Canxi 35 mg
  • Sắt 400 mcg
  • Nước 89,4 gram
  • Chất xơ 600 mg
  • Phốt pho 17 mg
  • Kalo 144 mg
  • Natri 3 mg
  • Đồng 0,07 mg
  • Magie 20 mg
  • Kẽm 0,21 mg
  • Carotin 162 mcg

Quýt có vitamin gì?

Nhắc tới quýt thì ai cũng biết là giàu vitamin C nhưng ngoài vitamin C ra thì quýt còn chứa nhiều vitamin khác như:

  • Vitamin A
  • Vitamin B1
  • Vitamin B2
  • Vitamin B6
  • Vitamin E
  • Vitamin PP

Quýt có nhiều vitamin C không?

100 gram quýt mang tới 55 mg vitamin C cho cơ thể, đáp ứng 44% nhu cầu cần thiết mỗi ngày. Nhu cầu này phù hợp với người cần 2.000 calo mỗi ngày để duy trì các hoạt động. Còn với người cần ít hay nhiều hơn 2.000 calo thì cần điều chỉnh nhu cầu về các loại vitamin cùng khoáng chất thiết yếu.

Ăn quýt có tác dụng gì?

Uống nước ép quýt có tốt không?

Uống nước ép quýt hay ăn quýt tươi có thể mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C dồi dào trong quýt sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, từ đó phòng tránh được nhiều bệnh thường gặp như cảm, cúm, ho, sổ mũi…
  • Phòng chống các bệnh về tim mạch: Các dưỡng chất trong quýt giúp cơ thể cân bằng chức năng trao đổi chất, khắc phục tình trạng co thắt cơ tim cùng các triệu chứng liên quan tới tim mạch mà người già thường gặp.
  • Giúp làn da khỏe đẹp hơn: Ăn quýt thường xuyên giúp làn da của ban trở nên tươi sáng, khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa sự lão hóa. Vitamin A và vitamin C trong quýt còn giúp làn da giảm mụn, chữa lành các vết thương trên da.

Ăn quýt có tác dụng gì

  • Giữ mái tóc khỏe mạnh: Vitamin B12 trong quýt giúp bạn giảm rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh hơn. Còn vitamin C trong quýt giúp cơ thể tổng hợp collagen và hấp thụ sắt tốt hơn, từ đó giúp tóc bồng bềnh, chắc khỏe hơn.
  • Ngăn ngừa tiểu đường: Nobiletin trong quýt giúp cơ thể đốt cháy lượng chất béo dư thừa, ngăn ngừa quá trình sản xuất chất béo. Do đó, ăn quýt hoặc uống nước ép quýt thường xuyên sẽ giúp bạn tránh được các bệnh liên quan đến chất béo cao trong cơ thể như tiểu đường tuýp 2.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ: Hàm lượng kali cao trong quýt giúp bạn ngăn ngừa tình trạng đông máu, giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Hỗ trợ sức khỏe cho bà bầu: Uống nước ép quýt hoặc ăn quýt khi đang mang thai với liều lượng vừa đủ giúp bà bầu giảm triệu chứng ốm nghén, ngăn ngừa huyết áp cao thai kỳ, hỗ trợ tiêu hóa. Các dưỡng chất trong quýt còn rất tốt cho sự phát triển của hệ thống xương khớp và thể chất của thai nhi.

Vỏ quýt có công dụng gì?

Vỏ quýt có mùi thơm mát dễ chịu với nhiều vitamin C, carotene, protein… rất có lợi cho sức khỏe. Một số lợi ích có thể kể đến là:

  • Trị say xe
  • Trị nứt nẻ da
  • Trị viêm phế quản mãn tính
  • Trị ho
  • Trị táo bón
  • Giã rượu
  • Trị nghiến răng khi ngủ
  • Trị ghê răng
  • Trị viêm tuyến sữa
  • Trị trứng hôi miệng
  • Trị lạnh bụng, buồn nôn

Xơ quýt có tác dụng gì?

Xơ quýt không có vị, chứa rutin giúp cơ thể tăng lưu thông máu, loại bỏ các mảng bám trên thành huyết mạch đồng thời rất tốt cho não bộ và giảm nguy cơ tiểu đường, đột quỵ, ung thư hiệu quả. Vitamin P trong xơ quýt thì giúp cơ thể duy trì khả năng thẩm thấu của tế bào và thành mao mạch, chống protein thẩm thấu ra khỏi mạch máu. Đông y còn dùng lấy xơ quýt để làm thuốc chống ho và long đờm.

Vỏ quýt có thể làm gì?

Ngoài việc cắt nhỏ, phơi khô để dùng làm thuốc thì vỏ quýt còn có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng như:

  • Cá mắn tươi kho vỏ quýt
  • Chè đậu xanh nấu cùng vỏ quýt
  • Mứt vỏ quýt
  • Kết hợp trong món chả rươi
  • Kết hợp trong món thịt bò kho Tàu

Ăn nhiều quýt có sao không?

Do giàu chất xơ nên ăn quýt nhiều sẽ khiến bạn gặp vấn đề về đường tiêu hóa như đầy hơi, ợ nóng, trào ngược, viêm loét dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón. Hàm lượng axit cao trong quýt còn khiến bạn bị hỏng men răng, sâu răng.

Tóm lại, bạn không nên ăn quýt quá nhiều, chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải (không quá 3 trái quýt một ngày với loại quýt to, số lượng này có thể điều chỉnh tùy kích cỡ quả quýt).

Ăn quýt có giảm cân không

Ăn quýt có giảm cân không?

Quýt chứa nhiều chất xơ và hoàn toàn không có chất béo giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, giảm bớt lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày, góp phần giảm cân hiệu quả. Nobiletin trong quýt thì giúp cơ thể đốt cháy lượng chất béo dư thừa, ngăn ngừa quá trình sản xuất chất béo.

Bên cạnh đó, ăn quýt đúng cách còn giúp bạn đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và cải thiện hệ tiêu hóa nên luôn được xem là loại trái cây an toàn, lành mạnh, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa béo phì.

Ăn nhiều quýt có béo không?

100 gram quýt chỉ chứa 38 calo, thấp hơn nhiều so với nhu cầu cần thiết mỗi ngày của cơ thể (2.000 calo với nữ giới, 2.200 calo với nam giới). Kể cả khi bạn có ăn một cân quýt thì cũng chỉ cung cấp 380 calo cho cơ thể. Nếu cân bằng thức ăn cùng các thực phẩm tiêu thụ trong ngày thì hoàn toàn không khiến cân nặng tăng thêm.

Quýt có nóng không?

Theo Đông y, quýt có vị chua ngọt, tính mát chứ không phải nóng, giúp giải khát, mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái. Ngoài quả quýt ra thì vỏ quýt, lá quýt và hạt quýt đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Những điều cần biết về quýt

Để tăng nâng suất, thu hoạch được nhiều trái hơn mà không ít người phun hóa chất vào quýt. Việc ăn những loại quýt này có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần chú ý lựa chọn. Nếu không biết cách phân biệt thì bạn có thể tham khảo bảng sau:

Quýt không hóa chất Quýt có hóa chất
Vỏ quýt Vỏ mỏng, thường bị nám, có đốm mờ, màu vàng mỡ gà hoặc màu xanh tùy loại. Vỏ dày hơn, màu tươi sáng, láng bóng, bắt mắt hơn rất nhiều.
Hình dáng Quả to nhỏ không đều nhau. Dáng dẹt, kích thước đồng đều, không dập nát.
Mùi vị Vị ngọt thanh nhẹ, chua dịu, hương thơm tự nhiên. Vị ngọt đậm, thậm chí có cả vị đắng và mùi hắc. Bóc ra thấy múi hay bị khô, xốp, không được mọng nước.

 

Trước khi ăn quýt, bạn nên ngâm quýt trong nước muối khoảng 30 phút để hạn chế hóa chất tồn dư. Còn nếu muốn bảo quản thì hãy ngâm quýt trong nước muối rồi vớt ra, để khô ráo, sau đó cho chúng vào túi nilong hoặc hộp đựng thực phẩm rồi đậy kín

Ngoài ra, bạn cần biết là không phải cũng có thể ăn quýt. Nếu nằm trong những nhóm đối tượng sau thì tốt nhất là nên tránh loại quả này:

  • Người đang bị viêm loét dạ dày hoặc gặp vấn đề trong hệ tiêu hóa
  • Người mắc bệnh thận, phổi, tiểu đường
  • Người đang điều trị bệnh bằng thuốc
  • Người bị bệnh vẩy nến
  • Người vừa phẫu thuật xong

Cách giảm cân từ quýt

Để giảm cân với quýt, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

Uống nước ép quýt

  • Chuẩn bị 2 quả quýt rồi rửa sạch với nước.
  • Bóc vỏ, tách rời từng múi quýt.
  • Cho tất cả múi quýt vào máy ép để lọc lấy nước.
  • Cho nước ép ra cốc, bỏ thêm 1 thìa mật ong rồi khuấy đều là xong. Cho thêm đá nếu muốn nước ép ngon và mát hơn.

Cách giảm cân từ quýt

Đổi món với nước tắc quýt

  • Chuẩn bị quýt, cam, chanh mỗi thứ 1 quả rồi rửa sạch với nước muối pha loãng.
  • Cắt các loại quả trên thành những lát mỏng (để nguyên vỏ).
  • Lấy một cốc thủy tinh, cho những lát quả trên vào, đổ thêm 1,5 – 2 lit nước rồi lắc đều.
  • Để nước tắc quýt vào trong tủ lạnh uống cho cả ngày.

Làm salad quýt

  • Chuẩn bị rau thơm, xà lách rồi rửa sạch với nước muối loãng, sau đó cắt thành những khúc nhỏ vừa ăn.
  • Chuẩn bị thêm quýt và bơ sau đó bóc vỏ, cắt thành những lát mỏng vừa phải.
  • Cho tắt cả nguyên liệu vào một đĩa to rồi trộn đều cùng một chút hạt tiêu, dầu giấm, hạt nêm và chanh. Ăn ngay sau khi trộn.

Lưu ý: Giảm cân bằng quýt có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Nếu bạn nạp nhiều hơn lượng calo cần thiết cho một ngày thì dù có ăn quýt, uống nước ép quýt hay làm salad quýt cũng rất khó để giảm cân.

Bên cạnh đó, để giảm cân hiệu quả thì cần thiết phải kết hợp luyện tập thể dục thể thao. Việc tập luyện là cách duy nhất giúp bạn tiêu hao bớt năng lượng ra khỏi cơ thể đồng thời nâng cao sức khỏe, phòng ngừa nhiều bệnh tật.

Bạn Có Thể Quan Tâm:

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về quýt cùng những công dụng của quýt đồng thời tự trả lời được câu hỏi “Ăn quýt có giảm cân không”. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể chia sẻ [Tại Đây] để được tư vấn thêm (hoàn toàn miễn phí).

Nguồn tham khảo:

Oranges and Tangerines: Natural Weight-Loss Foods https://health.howstuffworks.com/wellness/food-nutrition/natural-foods/natural-weight-loss-food-oranges-and-tangerines-ga.htm Truy cập ngày: 3/12/2020

 

Ngày sửa: 03-12-2020

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
an-oc-buou-vang-co-bi-gi-khong

Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]

an-chuoi-voi-khoai-lang-co-sao-khong

Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]

an-chuoi-voi-mat-ong-co-sao-khong

Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội