Bà đẻ ăn sầu riêng được không?
14 Th 11, 2022Hà Thị Huệ
531Bà đẻ ăn sầu riêng được không? Ăn sầu riêng tốt không là những vấn đề nhiều người băn khoăn. Sầu riêng được mệnh danh là vua của các loại quả bởi nó chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bà đẻ sau sinh cơ thể còn yếu, cần đặc biệt chú ý đến những thực phẩm bổ sung vào cơ thể để đảm bảo an toàn. Cùng các chuyên gia phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế giải đáp chi tiết vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây.
Đôi nét về sầu riêng
Trước khi tìm hiểu bà đẻ ăn sầu riêng được không, mẹ bầu cần biết những nét đặc trưng của loại quả này:
- Giàu chất dinh dưỡng: Sầu riêng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B6, vitamin C, protein, sắt, canxi, chất xơ,… Đây là những dưỡng chất cần thiết cho quá trình hồi phục cơ thể.
- Hàm lượng đường cao: Lượng đường trong sầu riêng khá cao, với nhiều loại đường đơn, sucrose, fructose, glucose. Ăn sầu riêng nhiều có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
- Loại quả nặng mùi: Với thành phần gồm các chất có mùi như methanethiol (mùi bắp cải chua), ethyl cinnamate (mùi mật ong), hydrogen sulfide (mùi trứng thối), acetaldehyde (mùi trái cây)… sầu riêng được “ban tặng” một mùi hương đặc trưng rất dễ nhận biết và không thể lẫn vào đâu được. Điều này khiến nhiều người không quen với mùi sầu riêng có thể không thích món ăn này. Tuy nhiên, nếu đã ăn quên, sầu riêng sẽ trở thành loại quả khoái khẩu.
- Sầu riêng có tính nóng: Theo Đông y, sầu riêng có vị ngọt đậm, tính nóng.
Bà đẻ ăn sầu riêng được không?
Bà đẻ ăn sầu riêng được không là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, mẹ sau sinh không nên ăn sầu riêng bởi tính nóng của loại quả này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, bên cạnh đó một số nguyên nhân khác như:
+ Sầu riêng có tính nóng cao
Nhiều người sau khi ăn sầu riêng có hiện tượng nổi nhiều mụn, nóng trong người. Vì vậy, nếu mẹ sau sinh ăn sầu riêng sẽ làm tăng nguy cơ bị đầy bụng, táo bón, khó tiêu, khó chịu, mất ngủ,…
+ Hàm lượng đường cao
Sầu riêng chứa nhiều loại đường khác nhau tạo vị ngọt đậm, vượt mức cho phép. Vì vậy, đối với bà đẻ nếu ăn sầu riêng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao gây rối loạn dung nạp glucose. Không những vậy, mẹ sau sinh ăn sầu riêng có nguy cơ tăng cân mất kiểm soát, vết thương khó lành thậm chí mắc bệnh tiểu đường nguy hiểm.
Đặc biệt, đối với bà đẻ mắc bệnh đái tháo đường thì tuyệt đối không nên ăn loại quả này.
+ Chứa nhiều calo
Sau khi sinh, một trong những điều mà phụ nữ quan tâm nhiều nhất là lấy lại vóc dáng và cân nặng chuẩn. Vậy, mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không? Câu trả lời chắc chắn là không vì sầu riêng chứa rất nhiều năng lượng. Trong 100g sầu riêng có chứa đến 147 calo, do đó, nếu mẹ sau sinh ăn sầu riêng sẽ rất khó kiểm soát cân nặng và ảnh hưởng đến quá trình lấy lại vóc dáng. Nếu ăn sầu riêng mà không giảm bớt lượng calo từ những thực phẩm khác có thể khiến phụ nữ sau sinh bị tăng cân nhanh chóng.
+ Trẻ bú mẹ nổi rôm sảy
Bà đẻ không nên ăn sầu riêng do mẹ dang cho bé bú nếu ăn sầu riêng có thể gây hại cho trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là vì tính nóng của sầu riêng làm sữa mẹ bị nóng, khi bé bú sẽ hấp thụ lượng sữa nóng này dẫn đến nóng trong người.
Đây cũng là nguyên nhân khiến bé có nguy cơ nổi mụn, rôm sảy. Tình trạng nóng trong người cũng có thể khiến bé khó chịu, quấy khóc nhiều. Điều này vô tình ảnh hưởng đến tinh thần và quá trình hồi phục sau sinh của mẹ.
+ Ăn sai cách có thể gây ngộ độc
Nếu bà đẻ bị suy thận ăn sầu riêng có thể dẫn đến tử vong do hàm lượng kali cao, sầu riêng có thể biến thành chất độc gây hại cho phụ nữ sau sinh bị suy thận. Tuy kali là chất cần cho sự phát triển của xương, răng, nhưng nếu ăn quá nhiều, nồng độ kali trong máu vượt quá mức cho phép có thể khiến tim mẹ đập loạn nhịp và tăng nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, nếu ăn sầu riêng cùng các thực phẩm đại kỵ khác sẽ gây ngộ độc, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
Với những lý do trên đã lý giải vì sao bà đẻ không nên ăn sầu riêng. Tuy nhiên, nếu chị em quá thèm sầu riêng thì có thể ăn lượng vừa phải và không ăn thường xuyên để tránh những tác hại không tốt cho sức khỏe. Nếu ăn sầu riêng với một lượng vừa phải và điều độ, sầu riêng có thể giúp người mẹ mới sinh con phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Sau sinh bao lâu ăn được sầu riêng
Ngoài vấn đề bà đẻ ăn sầu riêng được không thì nhiều người cũng băn khoăn sau sinh bao lâu được ăn sầu riêng.
Các chuyên gia cho biết, thời điểm thích hợp mà mẹ sau sinh có thể ăn sầu riêng là khi trẻ đã được 6 tháng hoặc khi bé chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm. Lúc này, các vết thương trên cơ thể do quá trình sinh nở cũng được phục hồi gần như hoàn toàn và sữa mẹ cũng không phải là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ, do đó, sữa mẹ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bé. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần phải chú ý ăn ít sầu riêng vì lúc này bé vẫn đang phải bú mẹ để phát triển.
Mẹ sau sinh nên ăn quả gì?
Phụ nữ sau sinh đang cho con bú nếu bị nhiễm bệnh sẽ dễ dàng lây nhiễm cho con. Vì vậy, việc bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Sau sinh mẹ không nên ăn sầu riêng, thay vào đó có thể bổ sung các loại quả sau:
- Bưởi, cam, quýt: Các loại trái cây thuộc họ bưởi giàu vitamin C không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng tuyệt vời. Chúng còn giúp mẹ không bị chảy máu sau sinh, làm đẹp da và tăng tuyến sữa cho mẹ.
- Chuối: Sau sinh, mẹ dễ bị táo bón do lượng hormone Progesterone tăng cao. Chuối chín giúp đường ruột của mẹ bầu hoạt động tốt hơn. Lượng sắt dồi dào trong chuối sẽ hỗ trợ giảm thiểu tình trạng táo bón sau sinh rất hiệu quả.
- Dưa hấu: Dưa hấu chứa nhiều Kali, vitamin và khoáng chất giúp mẹ bầu giải nhiệt và lợi tiểu. Lượng nước dồi dào trong dưa hấu sẽ giúp mẹ tăng tiết sữa và khả năng phục hồi da.
- Đu đủ: Trong đu đủ có chứa các vitamin, chất xơ, kẽm, sắt giúp mẹ bầu tăng đề kháng, bổ máu.
- Táo: Tác dụng của táo đối với sức khỏe của mẹ bầu là rất lớn. Táo có lượng kali, chất chống oxy hoá và canxi giúp mẹ bầu sau sinh giảm nguy cơ mắc cảm cúm hơn.
- Quả thanh long: Loại quả này mẹ sẽ được cung cấp các loại vitamin B1, B2, B3, C; sắt; canxi… cần thiết để tăng sức đề kháng cho mẹ. Không những thế, thanh long còn có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, ức chế khả năng suy giảm trí nhớ ở bà đẻ. Tốt nhất, mẹ chỉ nên ăn thanh long khoảng từ 2-3 lần/tuần là đủ.
- Đu đủ: Bà đẻ cũng không thể thiếu quả đu đủ trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình. Đu đủ chín rất giàu các dưỡng chất như sắt, kẽm, chất xơ, vitamin và khoáng chất… giúp nhuận tràng, đảm bảo cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, chúng cũng rất bổ máu, tăng sức đề kháng, giảm viêm nhiễm và giúp vết thương nhanh chóng được lành vết. Ngoài ăn đu đủ chính thì mẹ cũng có thể ăn đu đủ xanh hầm với móng giò cũng rất lợi sữa, giảm tối đa tình trạng cơ thể bị suy nhược sau sinh.
NÊN XEM THÊM:
- + Ăn sầu riêng có nóng không?
- + Ăn sầu riêng có béo không? Tác dụng gì cho cơ thể?
- + Ăn cam có mất sữa không?
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế hy vọng, qua bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bà đẻ ăn sầu riêng được không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Ngày sửa: 14-11-2022
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]