Bánh đúc làm từ bột gì và ăn bánh đúc có béo không?
24 Th 10, 2020Giao Thị Kim Vân
9421Từ xa xưa bánh đúc đã được xem là một món ăn vặt và cho đến nay thì loại bánh này vẫn được khá nhiều người ưa thích. Vậy bánh đúc làm từ bột gì và ăn bánh đúc có béo không? để có được câu trả lời chính xác cho vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Bánh đúc làm từ bột gì?
Bánh đúc là một loại bánh của Việt Nam, thường được làm bằng bột gạo (tại miền Bắc và miền Trung) hoặc bột năng (miền Nam) cùng với một số gia vị. Bánh được làm thành tấm to, khi ăn thì cắt nhỏ thành miếng tùy thích.
Vì vậy, bánh đúc là một món ăn dân dã thịnh hành khắp ba miền, bánh đúc ăn giòn, mát, mịn, no bụng mà lại dễ tiêu, dễ làm và giá thành cũng rất rẻ. Loại bánh này thường được dùng cho bữa sáng và có thể ăn kèm với canh riêu cua, rau thơm, mắm tôm, mật ong, mật mía, mứt trái cây và thậm chí cả cá kho, thịt kho tùy thích. Từ loại bánh đúc thuần túy chỉ được bằng bột gạo pha với nước vôi trong ngai ngái mùi vôi, ngày nay bánh đúc cũng đã có nhiều biến tấu như bánh đúc cẩm thạch, bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, bánh đúc ngô,…
Ăn bánh đúc có béo không?
Để biết được việc ăn bánh đúc có béo không? trước tiên các bạn cần phải tìm hiểu về lượng calo của bánh đúc. Theo đó, nguyên liệu chính để làm bánh đúc là bột gạo tẻ một số nơi sẽ thêm lạc vào bánh, đồng thời sử dụng thịt, mộc nhĩ băm để ăn cùng bánh. Món bánh này hấp dẫn với hương vị khá giản dị, nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, do mỗi nơi lại có những cách thức làm bánh đúc khác nhau có nơi làm bánh đúc mặn, có nơi làm bánh đúc ngọt và các nguyên liệu ăn kèm khác nhau. Vì vậy lượng calo trong bánh đúc cũng sẽ thay đổi, cụ thể:
- 100g bánh đúc lạc chứa khoảng 285 calo
- 100g bánh đúc trắng là 270 calo
- 100g bánh đúc mặn: 290 calo
- 1 bát bánh đúc nóng(ăn kèm thịt, mộc nhĩ, nước dùng và rau mùi) chứa khoảng 485 calo
Với hàm lượng calo được phân tích ở trên thì đáp án của câu hỏi ăn bánh đúc có béo không? Câu trả lời là có. Bởi thông thường thì một người trưởng thành sẽ cần phải nạp khoảng 2000 calo/ngày, trong trường hợp nếu bạn ăn 3 bữa chính thì mỗi bữa cần cung cấp khoảng 677 calo cho cơ thể. Trong khi đó, để ăn no 1 bữa bánh đúc, bạn sẽ cần ăn khoảng 300 calo. Lúc này mức năng lượng mà bạn nạp vào cơ thể là khoảng 810 calo. Từ đó có thể thấy lượng calo cần nạp cho 1 bữa thấp hơn mức năng lượng của 1 bữa ăn no cùng bánh đúc rất nhiều.
Nói tóm lại là ăn bánh đúc gây béo, nhưng nếu bạn không thể từ chối sự quyến rũ của những món ăn này, khi ăn bạn cần ghi nhớ một vài điều sau:
- Không ăn bánh đúc nếu không rõ nguồn gốc, vì hiện nay nhiều cơ sở sản xuất bánh đúc bị phát hiện có sử dụng hàn the – một hợp chất hóa học cực nguy hiểm với sức khỏe.
- Bạn không nên ăn quá nhiều bánh đúc, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 300 – 400g bánh.
- Tốt nhất bạn nên tự làm bánh đúc tại nhà để đảm bảo vệ sinh và an toàn
- Để đảm bảo dinh dưỡng bạn có thể ăn bánh đúc kết hợp với các thực phẩm chứa chất béo, đạm và chất xơ tốt để cân bằng các chất trong cơ thể.
Bạn có thể tham khảo thêm:
- + 1 cái bánh pía bao nhiêu calo và việc ăn bánh pía có mập béo không?
- + Bánh goute bao nhiêu calo và ăn bánh goute có béo không?
- + Bánh cosy bao nhiêu calo và ăn bánh cosy có béo mập không?
Ăn bánh đúc có nóng không?
Thông thường để thưởng thức bánh đúc thì ăn nóng là ngon nhất. Tuy nhiên, việc ăn bánh đúc lại không không hề gây nóng. Thay vào đó, khi ăn bánh bạn sẽ có cảm giác mát, ngậy rất thú vị. Đây cũng chính là lý do vì sao món bánh đúc này vẫn thường được nhiều người ăn vào mùa hè. Còn vào mùa đông, món bánh đúc thường được ăn kèm với nước dùng nóng.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất thường thêm hàn the vào bánh đúc để tăng độ dẻo dai, giúp bảo quản món bánh này lâu hơn. Nếu cơ thể hấp thụ nhiều hàn the có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và trao đổi chất, thậm chí là có thể có nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư trực tràng,… Vì vậy, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
Có bầu ăn bánh đúc được không?
Nhiều người vẫn thắc mắc có bầu ăn bánh đúc được không? Câu trả lời là vẫn có thể ăn được, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên các bà bầu không nên ăn nhiều bánh đúc. Bởi như đã nói ở trên thì trong bánh đúc vẫn thường được thêm hàn the để tăng độ dai cho bánh. Và chất phụ gia này không hề tốt cho cả mẹ và thai nhi. Trong trường hợp nếu bà bầu hấp thụ nhiều hàn the trong thời gian mang thai có thể dẫn đến dị tật thai nhi, sinh non, thai nhi chậm phát triển,… Do đó, để đảm bảo an toàn, khi muốn ăn loại bánh này các bà bầu nên lựa chọn những cơ sở uy tín.
Chắc hẳn qua bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi bánh đúc làm từ bột gì và ăn bánh đúc có béo không? Nếu bạn có những thông tin hữu ích về bánh đúc muốn chia sẻ tới mọi người hãy để lại bình luận cuối bài viết. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Ngày sửa: 24-10-2020
- Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]