Sức khỏe mẹ và bé

Có bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào?

Uốn ván là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai. Do đó, tiêm phòng uốn ván được coi là một việc làm cần thiết và bắt buộc đối với tất cả mẹ bầu, kể cả những chị em mang thai lần hai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em băn khoăn không biết có bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào? Cần lưu ý những gì khi đi tiêm phòng uốn ván? Bài viết dưới đây phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp các chị em giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

bệnh uốn ván

TÌM HIỂU VỀ BỆNH UỐN VÁN

Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi trực khuẩn uốn ván Clostridium tetan. Đây là loại vi khuẩn Gram dương, có lông quanh thân, thường tồn tại trong đất bẩn, cống rãnh và chất thải động vật. Vi khuẩn uốn ván sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và gây những cơn co cứng cơ kèm theo cảm giác đau đớn, đặc biệt ở cơ nhai, cơ mặt và cơ gáy, gây suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván là những người có vết thương ngoài da, phụ nữ trải qua quá trình sinh nở không đảm bảo an toàn, dụng cụ y tế không được khử trùng kỹ lưỡng. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng dễ bị uốn ván nếu dụng cụ y tế dùng để cắt cuống rốn không đảm bảo vệ sinh. Do đó, việc tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu là hết sức cần thiết sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, đặc biệt là nếu chưa từng được tạo kháng thể trước đó.

VÌ SAO CẦN PHẢI TIÊM PHÒNG UỐN VÁN CHO MẸ BẦU?

Đối với bất kỳ người phụ nữ nào, mang thai luôn là một hành trình thiêng liêng, thú vị nhưng cũng chứa đựng nhiều vất vả và gian nan. Bên cạnh chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi, mẹ bầu cũng cần phải đi tiêm phòng vắc-xin đầy đủ để ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Một trong số những vắc – xin mà mẹ bầu cần phải tiêm là loại vắc – xin phòng bệnh uốn ván.

Tiêm phòng uốn ván là một việc vô cùng quan trọng mà bất kỳ người phụ nữ đang mang thai nào cũng không được bỏ qua. Phụ nữ đang mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván trong quá trình chuyển dạ sinh nở nếu dụng cụ y tế không được vô trùng kỹ lưỡng. Do đó, việc tiêm vắc-xin phòng bệnh uốn ván cho bà bầu là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, sau khi bà bầu chích ngừa uốn ván, thì cũng sẽ tạo được kháng thể truyền sang cơ thể thai nhi. Từ đó, giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng uốn ván ở trẻ sau khi sinh.

Có thể thấy, việc tiêm vắc-xin phòng bệnh uốn ván cho mẹ bầu là vô cùng cần thiết, tuy nhiên có rất nhiều chị em vẫn còn có tâm lý e dè, không dám đi tiêm phòng vì lo sợ sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết: Vắc – xin uốn ván dành cho thai phụ đều đã được kiểm định về mức độ an toàn cho cả mẹ và con. Loại vắc-xin này không những không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi, mà nó còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con một cách tốt nhất. Do đó, các mẹ bầu không nên quá lo lắng mà nên thực hiện tiêm vắc-xin phòng ngừa uốn ván theo đúng chỉ định của bác sĩ và khuyến cáo của Bộ Y Tế.

PHỤ NỮ CÓ BẦU LẦN 2 TIÊM UỐN VÁN KHI NÀO

PHỤ NỮ CÓ BẦU LẦN 2 TIÊM UỐN VÁN KHI NÀO?

Đối với loại vắc-xin phòng ngừa bệnh uốn ván, lịch tiêm phòng cho mẹ bầu mang thai lần hai sẽ khác với lần đầu. Cụ thể như sau:

+ Đối với các chị em mới mang thai lần đầu:

Các chị em chưa tiêm phòng uốn ván hoặc không tiêm đủ 3 mũi vắc-xin trước đó thì liều tiêm sẽ bao gồm 2 mũi:

  • Mũi 1: Được tiêm từ tuần thai thứ 20 trở đi.
  • Mũi 2: Được tiêm sau mũi tiêm thứ nhất ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

+ Đối với mẹ bầu mang thai lần hai:

  • Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai dưới 5 năm và các chị em đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vắc-xin uốn ván từ tuần thai thứ 20 trở đi.
  • Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai lớn hơn 5 năm hoặc mới chỉ tiêm 1 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì sẽ cần phải tiêm nhắc lại hai mũi như mang thai lần đầu.

NHŨNG LƯU Ý KHI ĐI TIÊM VẮC-XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN CHO BÀ BẦU

Có một số trường hợp người sau khi tiêm phòng chủng uốn ván có thể bị sốt nhẹ, đau nhức cơ thể, sưng đỏ ở vết tiêm, hắt hơi, sổ mũi,… Đây đều là những phản ứng phụ thông thường sau khi tiêm vắc-xin nên các chị em không cần quá lo lắng. Đồng thời, cũng không nên sử dụng các loại thuốc hay chườm ấm lên vết tiêm bởi các biểu hiện khó chịu này sẽ tự biến mất sau vài ngày.

Tuy nhiên, các chị em cũng cần chú ý theo dõi sự thay đổi của cơ thể, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường thì cần phải đến các cơ sở y tế ngay lập tức để kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời. Ví dụ như sau khi tiêm, các chị em có các triệu chứng như: chân tay lạnh, tim đập nhanh, khó thở, da xanh xao, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn… thì cần chủ động đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ sốc phản vệ sau tiêm.

Nếu mẹ bầu bị sốt sau khi tiêm phòng thì nên thực hiện một số điều như sau:

  • Sử dụng khăn ấm lau qua người hoặc chườm lạnh lên vùng bẹn, nách hoặc lưng để làm giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Uống nhiều nước, bổ sung thêm rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng.
  • Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

PHỤ NỮ MANG THAI LẦN 2 CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Các chị em thường đã có kinh nghiệm ở những lần mang thai trước nên quá trình mang thai lần hai thường sẽ dễ dàng và đơn giản hơn. Tuy nhiên, thai phụ cũng vẫn nên chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt cũng như đi tiêm phòng đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.

  • Trước tiên, các mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi cũng như phát hiện những vấn đề bất thường trong quá trình phát triển của bé. Từ đó, có biện pháp xử trí kịp thời, ngăn ngừa các hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.
  • Ngoải ra, các mẹ bầu cũng nên chủ động đi tiêm phòng cúm, sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, viêm gan B trước khi mang thai. Còn đối với các loại vắc-xin phòng bệnh bạch hầu- ho gà – uốn ván thì các mẹ có thể tiêm phòng ngừa trong quá trình mang thai, khoảng thời gian khuyến nghị là từ tuần thứ 20 trở đi.
  • Chế độ dinh dưỡng cũng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ như: protein, sắt, axit folic, canxi, kẽm,… Đồng thời, nên tránh tiêu thụ các món ăn tái sống, món ăn cay nóng, có nhiều dầu mỡ, sữa chưa được tiệt trùng, các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao… để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé yêu.
  • Đặc biệt, các loại chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá,…cũng không được khuyến khích sử dụng bởi chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Thậm chí, có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ như: sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trí não của trẻ.
  • Tránh các loại đồ uống có chứa caffein, bởi caffein là chất kích thích và có khả năng lợi tiểu. Việc uống vài tách cà phê mỗi ngày sẽ khiến huyết áp, nhịp tim của mẹ bầu bị tăng cao, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.

Các mẹ bầu cần chú ý rằng caffeine không chỉ có trong cà phê. Nó còn có trong sô cô la, nước soda, và trong một số loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, các chị em không cần từ bỏ hoàn toàn các loại đồ uống chứa caffein mà chỉ cần chú ý hạn chế và chỉ sử dụng từ 150 – 300mg mỗi ngày.

  • Các chị em nên thường xuyên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức để tăng cường sức đề kháng, cải thiện tâm trạng, đồng thời giúp quá trình chuyển dạ sau này diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: nước sơn, thuốc trừ sâu, nước sơn móng tay…bởi chúng có thể gây hại cho não và các cơ quan đang phát triển của thai nhi.
  • Một trong những điều cần tránh khi mang thai đó là đi giày có đế cao, giày cao gót. Bởi khi mang thai, phần bụng của các chị em sẽ to ra khiến trọng tâm của các chị em thay đổi. Việc đi giày cao gót vào lúc này sẽ khiến các chị em đi không vững, dễ bị té ngã, ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Các mẹ bầu không nên đến các phòng tắm hơi hoặc ngâm mình quá lâu trong nước nóng. Bởi khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ thì có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Tốt nhất là các chị em nên tắm nước ấm với nhiệt độ vừa phải.
  • Một số loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi trong bụng. Do đó, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc và thực phẩm chức năng nào, các mẹ bầu nên tham khảo kỹ lưỡng và tư vấn ý kiến của bác sĩ trước.

NÊN XEM THÊM:

Mong rằng qua bài viết trên đây, các bạn có thể giải đáp được băn khoăn có bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào.  Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, chị em hãy nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.663.399 để được các bác sĩ hỗ trợ, tư vấn và đặt lịch hẹn khám trước hoàn toàn miễn phí.

Ngày sửa: 05-01-2023

Hà Thị Huệ
Tác giả Bác sĩ: Hà Thị Huệ Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội