Sức khỏe mẹ và bé

Có thai tháng đầu đau bụng bên trái có sao không?

Đau bụng bên trái là một triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu trong giai đoạn đầu mang thai. Nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng, có thể đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Vậy có thai tháng đầu đau bụng bên trái có sao không? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về vấn đề ở bài viết dưới đây !

ĐAU BỤNG BÊN TRÁI KHI MANG THAI

ĐAU BỤNG BÊN TRÁI KHI MANG THAI – KHI NÀO CẦN KHI KHÁM BÁC SĨ ?

Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua rất nhiều sự thay đổi đáng kể, cũng như có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe. Một trong số đó là cảm giác đau râm ran ở vùng bụng bên trái.

Tình đau bụng bên trái khi mang thai diễn ra khá phổ biến ở các mẹ bầu. Hầu hết những người phụ nữ mang thai đều sẽ thấy xuất hiện những cơn đau bụng dưới với nhiều mức độ khác nhau. Đây có thể là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng đau bụng dưới bên trái khi mang thai đi kèm cùng với các biểu hiện dưới đây thì các chị em cần chủ động đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa ngay:

  • Mức độ đau bụng tăng dần theo thời gian và ngày càng dữ dội, đau quặn từng cơn. Đi kèm với hiện tượng âm đạo xuất huyết bất thường.
  • Đau mỏi ở vùng thắt lưng.
  • Tình trạng đau bụng không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Âm đạo tiết dịch bất thường, có lẫn máu, chuyển sang màu màu hồng, đỏ sẫm hoặc đi kèm với cục máu đông.
  • Cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là bị ngất xỉu.

CÓ THAI THÁNG ĐẦU ĐAU BỤNG BÊN TRÁI CÓ SAO KHÔNG

CÓ THAI THÁNG ĐẦU ĐAU BỤNG BÊN TRÁI CÓ SAO KHÔNG?

Theo TS. BS Trương Thị Vân –  Nguyên trưởng khoa Sản Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội cho biết: Tình trạng đau bên trái bụng dưới khi mang thai có thể bắt nguồn từ hai nhóm nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý:

  • Do quá trình phôi thai làm tổ trong buồng tử cung

Phôi thai khi di chuyển và bám vào thành tử cung thì sẽ khiến lớp nội mạc tử cung bị tổn thương và bong tróc. Từ đó, gây ra tình trạng ra máu báo thai và đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Thông thường, triệu chứng này sẽ tự biến mất sau khoảng 2 – 3 ngày.

  • Do sự phát triển của thai nhi

Sự gia tăng kích thước của thai nhi sẽ khiến cho tử cung của người mẹ bị giãn nở. Điều này sẽ gây áp lực lên hệ thống dây chằng và các cơ xung quanh, từ đó dẫn đến hiện tượng đau nhói hoặc đau âm ỉ ở vùng bụng dưới bên trái, đặc biệt là khi mẹ bầu thay đổi vị trí đột ngột, ho hay hắt hơi.

  • Do đau dây chằng tròn

Thông thường, tử cung của nữ giới được nâng đỡ bởi hệ thống các dây chằng chạy từ háng lên phía trên bụng. Khi kích thước của tử cung tăng lên, thì sẽ khiến cho hệ thống dây chằng này bị kéo căng. Từ đó, gây ra những cơn đau nhức hoặc đau nhói ở một hoặc cả hai bên bụng dưới.

  • Các vấn đề tiêu hóa khi mang thai

Trong quá trình mang thai, sự gia tăng kích thước của tử cung sẽ gây chèn ép lên hệ tiêu hóa, từ đó gây ra cảm giác chướng bụng, đầy hơi ở thai phụ. Ngoài ra, dưới tác động của các loại hormone relaxin và progesterone trong thai kỳ, quá trình tiêu hóa của thai phụ sẽ diễn ra chậm lại, gây ứ đọng khí và dễ dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới quanh rốn.

Nguyên nhân bệnh lý:

Có thai tháng đầu đau bụng bên trái có sao không? Tuy là một triệu chứng thông thường của thai kỳ, nhưng nếu tình trạng đau bụng bên trái đi kèm với các biểu hiện bất thường khác thì hoàn toàn có thể cảnh báo các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như sau:

  • Mang thai ngoài tử cung

Đây là tình trạng cấp cứu sản khoa vô cùng nguy hiểm. Khi đó, khối thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm bên ngoài, thường gặp nhất là tại ống dẫn trứng, buồng trứng,…Khi gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung, các thai phụ có thể cảm thấy đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài, đôi lúc đau dữ dội kèm theo chảy máu âm đạo. Mức độ đau bụng sẽ tăng dần theo thời gian khi khối thai ngoài tử cung phát triển.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung có thể kể đến như: viêm nhiễm ống dẫn trứng, viêm vùng chậu, dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng, dị dạng tử cung; nữ giới đặt vòng tránh thai vào thời điểm thụ thai. Ngoài ra, những phụ nữ bị u nang buồng trứng, đã từng thực hiện nạo phá thai hay mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung cao hơn bình thường.

Tình trạng mang thai ngoài tử cung cần phải được tiến hành điều trị ngay lập tức. Thông thường, đối với khối thai chưa vỡ, có kích thước nhỏ thì các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc cho bệnh nhân để giúp khối thai tự tiêu. Nếu khôi thai có kích thước lớn ( trên 3 cm) thì các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.

  • Sảy thai

Đau bụng dưới bên trái là một biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng sảy thai. Đặc biệt nếu các cơn đau bụng dưới trở nên dữ dội và đi kèm cùng với các triệu chứng như: chảy máu, chuột rút, co thắt tử cung, ớn lạnh,..thì khả năng thai phụ bị sảy thai là rất cao.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường tiết niệu hơn bình thường. Điều này là do khi mang thai do kích thước tử cung tăng lên sẽ gây chèn ép lên đường tiết niệu, khiến nước tiểu bị ứ đọng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở và gây viêm nhiễm. Các triệu chứng điển hình bao gồm: đi tiểu nhiều lần, cảm thấy đau buốt và nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó, nước tiểu đục màu, có lẫn máu, đau bụng dưới, đau thắt lưng. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ và ớn lạnh.

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy thận cấp, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra bị thiếu cân,… Đối với tình trạng này, các bác sĩ thường sẽ chỉ định cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống.

PHẢI LÀM SAO KHI BỊ ĐAU BỤNG BÊN TRÁI KHI MANG THAI?

Tình trạng đau bụng bên trái khi mang thai nếu chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ trong thời gian ngắn và không đi kèm bất cứ triệu chứng bất thường nào thì các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Trong trường hợp này, để làm giảm cảm giác đau bụng dưới khi mang thai, các thai phụ có thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Chú ý di chuyển, đi lại nhẹ nhàng, hạn chế cúi người thấp khi đứng hoặc ngồi để dây chằng không bị kéo căng.
  • Chườm ấm vào vùng bụng bị đau.
  • Chia các bữa ăn thành các bữa nhỏ, tập thể dục thường xuyên với các động tác nhẹ nhàng.
  • Nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ để làm giảm áp lực ở phía dưới chân và lưng dưới, tạo cảm giác thoải mái cho bà bầu.
  • Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế việc nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu.

Trong trường hợp tình trạng đau bụng bên trái khi mang thai diễn ra thường xuyên đi kèm cùng nhiều triệu chứng bất thường khác thì các mẹ bầu cần phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.

Một điều quan trọng vào lúc này là các thai phụ không nên quá hoang mang, lo lắng bởi sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và sự phát triển của thai nhi. Thay vào đó, các chị em cần hết sức giữ bình tĩnh và chú ý theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể để có thể chủ động đi thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Y HỌC QUỐC TẾ – ĐỊA CHỈ KHÁM THAI UY TÍN, CÓ CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI HÀ NỘI

Khám thai định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết, giúp các mẹ bầu có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi và của chính mình. Ngoài ra, việc làm này còn giúp các bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật thai nhi, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế

Nếu các bạn đang phân vân không biết nên đi khám thai ở đâu tốt và uy tín thì có thể chủ động ghé qua phòng khám Đa khoa Y Học Quốc tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Sở hữu những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ y tế và hệ thống cơ sở kỹ thuật, phòng khám Đa khoa Y Học Quốc tế được đánh giá là một trong những địa chỉ khám thai uy tín và tốt nhất tại Hà Nội.

Một số thế mạnh của phòng khám trong việc thăm khám thai định kỳ bao gồm:

  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, dày dặn kinh nghiệm, tận tâm và chu đáo

Phòng khám tự hào là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi với bề dày kinh nghiệm trên 20 năm trong lĩnh vực Sản phụ khoa. Không chỉ thế, các bác sĩ tại đay còn rất giàu y đức, có tinh thần trách nhiệm cao và luôn tận tụy, hết lòng vì người bệnh.

  • Sở hữu hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, tối tân bậc nhất

Phòng khám luôn chú trọng, đổi mới hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các thương hiệu danh tiếng trên thế giới như: máy siêu âm 4D giúp phát hiện sớm và chính xác những bất thường của thai nhi, máy giảm đau và phục hồi tử cung trong sản khoa,…Chính vì vậy, các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm tin tưởng theo dõi thai kỳ tại phòng khám một cách an toàn và chính xác.

  • Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi và tiện nghi

Tất cả các phòng ban tại đây đều được thiết kế chuyên biệt, rộng rãi và đảm bảo các điều kiện vô trùng tối đa, nhằm tạo một không gian thăm khám thoải mái cho các mẹ bầu.

  • Chi phí khám thai hợp lý, phải chăng và đảm bảo tính công khai, minh bạch

Mức chi phí khám thai tại phòng khám rất hợp lý, phải chăng và phù hợp với quy định của Bộ Y tế. Đặc biệt, phòng khám cam kết không xảy ra tình trạng “hối lộ”, “phong bì”, “nâng giá” nên các mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm.

Mong rằng qua bài viết trên đây, các chị em có thể giải đáp được băn khoăn có thai tháng đầu đau bụng bên trái có sao không. Đồng thời, bỏ túi được một địa chỉ khám thai tốt và uy tín để đồng hành trong suốt giai đoạn 9 tháng 10 ngày mang thai.

NÊN XEM THÊM:

Nếu các bạn có thắc mắc muốn được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế qua Hotline: 02438.255.599 – 0836.663.399 hoặc nhắn tin [TẠI ĐÂY] vào bất kể thời gian nào trong ngày.

Ngày sửa: 03-01-2023

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội