Sức khỏe mẹ và bé

Có bầu tháng đầu uống kháng sinh có sao không?

Thuốc kháng sinh là loại thuốc phổ biến được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên thì nhiều người không biết có bầu tháng đầu uống thuốc kháng sinh có sao không? Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này nhé.

Tổng quan về thuốc kháng sinh

Tổng quan về thuốc kháng sinh

Để biết có bầu tháng đầu uống kháng sinh có sao không thì trước tiên cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về thuốc kháng sinh sinh là gì và công dụng của thuốc kháng sinh.

+ Thuốc kháng sinh là gì?

Kháng sinh là thuốc có khả năng tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn giúp cho cơ thể con người chống lại nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh có nhiều loại khác nhau và cũng có tác dụng với từng loại vi khuẩn khác nhau, một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị nhiều chủng vi khuẩn gọi là kháng sinh phổ rộng, đối với những loại kháng sinh có tác dụng trên một số chủng nhất định gọi là kháng sinh phổ hẹp.

Có 3 cách dùng kháng sinh cơ bản:

  • Kháng sinh đường uống: là loại viên nén, viên nang hoặc hỗn dịch dùng uống trực tiếp.
  • Kháng sinh dùng ngoài: có thể là thuốc mỡ, dạng xịt, dạng bôi trên dạ hoặc thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai.
  • Kháng sinh đường tiêm: dùng cho bệnh nhân nhiễm trùng nặng, có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

+ Công dụng của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định điều trị tình trạng nhiễm khuẩn như: nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng hô hấp trên và dưới, viêm màng não, nhiễm trùng răng, viêm học, viêm phổi do vi khuẩn,… Một số trường hợp nhiễm trùng nhưng không cần dùng kháng sinh như viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai.

Người bệnh mắc bệnh cảm cúm, ho, đau rát họng, viêm phế quản,… bệnh do virus gây ra thì thuốc kháng sinh không có hiệu quả, vì vậy mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm triệu chứng viêm, ngăn ngừa virus, các loại thuốc kháng virus tùy vào tình trạng mỗi người.

Công dụng chính của kháng sinh là ngăn chặn, điều trị tình trạng viêm nhiễm, viễm trùng. Các bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân sau đó kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp với từng loại bệnh khác nhau.

+ Phân loại thuốc kháng sinh

Kháng sinh được chia thành 9 loại thường gặp nhất:

  • Nhóm Beta lactam: gồm cephalosporin, các penicillin, carbapenem, Monobactam, các ứng chế beta lactamase và beta lactam khác.
  • Nhóm Aminoglycosid.
  • Nhóm Phenicol
  • Nhóm Lincosamid.
  • Nhóm Macrolid.
  • Kháng sinh nhóm Lincosamid.
  • Nhóm Tetracyclin
  • Nhóm Peptid gồm Glyco Peptid, Polypeptid, Lipopeptide
  • Nhóm Quinolon gồm kháng sinh thế hệ 1, các fluoroquinolon thế hệ 2,3,4.

Có bầu tháng đầu uống kháng sinh có sao không

Có bầu tháng đầu uống kháng sinh có sao không?

Các loại thuốc đều có những công dụng nhất định để loại bỏ tác nhân gây bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh. Thuốc kháng sinh giúp tăng cường đề kháng, tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng đều phải cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Có bầu tháng đầu uống thuốc kháng sinh có sao không?

Thuốc kháng sinh là các hợp chất tự nhiên tổng hợp hoặc bán tổng hợp giúp kháng khuẩn hiệu quả. Tùy theo cơ địa mà thuốc kháng sinh sẽ có những phản ứng phụ nặng hoặc nhẹ khác nhau như tiêu chảy, kích ứng da, buồn nôn, sốc phản vệ,… Có bầu tháng đầu uống thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và có hại cho sự phát triển về thể chất,, trí tuệ của thai nhi.

Hầu như các loại thuốc kháng sinh thông thường đều có thể vượt qua hàng rào nhau thai gây ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Mức độ nguy hiểm khi dùng thuốc kháng sinh còn phụ thuộc vào từng loại, liều lượng và thời gian sử dụng.

Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng rối loạn cân bằng hệ tạp khuẩn đường ruột, nhiễm nhấm Candida ở da, miệng,…

Có bầu tháng đầu uống thuốc kháng sinh có thể gây khuyết tật, dị dạng thai nhi thậm chí dẫn đến tử vong. Vì đây là giai đoạn các cơ quan của trẻ còn đang trong quá trình hình thành, các tế bào được nhân lên nên rất nhạy cảm với thuốc kháng sinh thông thường. Không chỉ trong giai đoạn đầu mà thuốc kháng sinh còn ảnh hưởng đến thai nhi trong bất kỳ giai đoạn nào.

Tháng thứ 4 của thai kỳ nếu mẹ bầu uống thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến mô xương, răng, gây suy tủy, giảm bạch cầu, cả thính giác và thận của bé. Vì vậy không nên uống thuốc kháng sinh trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là tháng đầu. Trường hợp bắt buộc phải sử dụng kháng sinh thì nên đến cơ sở y tế để thăm khám để các bác sĩ cân nhắc lợi ích sức khỏe và độ an toàn để điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc kháng sinh trong tháng đầu thai kỳ

Vì không thể sử dụng thuốc kháng sinh thông thường khiến mẹ bầu lo lắng mỗi khi bị nhiễm trùng cần điều trị. Tuy nhiên thì vẫn có loại kháng sinh cho bà bầu uống được trong tháng đầu thai kỳ. Dưới đây là thông tin loại kháng sinh dành cho phụ nữ mang thai và những loại không được phép sử dụng mà chị em nên biết.

+ Thuốc kháng sinh an toàn cho bà bầu

Theo những thông tin về có bầu tháng đầu uống thuốc kháng sinh có sao không được phân tích ở trên thì thuốc kháng sinh cần sử dụng thận trọng đối với phụ nữ mang thai để đảm bảo an toan cho cả mẹ và bé.

Các loại kháng sinh an toàn cho bà bầu còn phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nhau như liều dùng, loại kháng sinh, tác dụng phụ và tình trạng sức khỏe mẹ bầu. Một số loại kháng sinh an toàn với mẹ bầu thường được sử dụng như: Penicillin, bao gồm amoxicillin, ampicillin. Erythromycin. Cephalosporin, bao gồm cefaclor, cephalexin. Clindamycin.

Nên sử dụng các loại kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về tự điều trị gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn cả thai phụ và thai nhi.

+ Thuốc kháng sinh không dùng cho bà bầu

Nhóm Aminoglycosid là nhóm kháng sinh thường dùng trong điều trị nhiễm trùng tai, mũi, họng, nhiễm trùng màng não, nhiễm trùng ổ bụng. Tuy nhiên có bầu uống thuốc khác sinh thuộc nhóm này có thể gây tổn thương thận, ảnh hưởng đến tai của bé, gây điếc vĩnh viễn.

Kháng sinh đường ruột Tetracyclin dùng chữa các bệnh đi ngoài, bệnh tả kiết lỵ, nhiễm trùng tiêu hóa,… đây là loại kháng sinh phổ thông ở nhiều hiệu thuốc. Đối với phụ nữ có thai tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kháng sinh này vì có thể làm hỏng men răng của bé, răng vàng, xám,…

Nhóm kháng sinh phổ rộng như ciprofloxacin, ofloxacin có tác dụng tốt trong việc điều trị, tiêu diệt vi khuẩn trên hệ tiết niệu sinh dục. Nhưng các kháng sinh này có nguy cơ làm rối loạn sự phát triển của xương khớp thai nhi, gây hỏng sụn. Mẹ bầu uống kháng sinh quinolon khiến nồng độ kháng sinh trong cơ thể bé tăng lên và xương, sụn không thể phát triển còn gây ra đứt gân gót rất nguy hiểm.

Kháng sinh chống nấm Ketoconazol trị nấm da, nấm móng, hắc lào,… Tuy nhiên loại thuốc này gây ảnh hưởng đến thai nhi, có thể khiến dị tật dính ngón tay,

Kháng sinh đường ruột biseptol cũng được khuyến cáo không dùng với phụ nữ có thai vì cơ chế tác dụng chính của thuốc là ức chế có cạnh tranh với axit folic làm rối loạn chuyển hóa của vi khuẩn, và tiêu diệt vi khuẩn triệt để, vậy nên nó cũng gây mất máu nặng nề, thai nhi thiếu dinh dưỡng, không thể phát triển toàn diện.

+ Lưu ý sử dụng kháng sinh khi mang bầu

Thuốc kháng sinh mang lại hiệu quả cao trong điều trị, tuy nhiên để sử dụng hiệu quả, đặc biệt đối với bà bầu cần lưu ý:

  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể gây ra triệu chứng khó chịu, dị ứng, nôn nao, dị tật bẩm sinh, đe dọa tính mạng của mẹ và bé. Vì vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng và được sự chỉ định của bác sĩ mới sử dụng kháng sinh.
  • Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi vì vậy cản trở chức năng phòng tránh, ảnh hưởng đề kháng cơ thể.
  • Không sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, lạm dụng kháng sinh có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn chống lại thuốc và tấn công mạnh mẽ hơn.
  • Những nguy cơ ảnh hưởng của thuốc kháng sinh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn mang thai nào, đặc biệt trong thời gian đầu.
  • Không được tự ý tăng, giảm hoặc dừng đột ngột trong quá trình điều trị. Thuốc kháng sinh cần phải được dùng cho đến khi vi khuẩn lây nhiễm bị loại bỏ khỏi cơ thể hoàn toàn.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thai kỳ cần có sự thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo sự an toàn, không nên tự ý mua thuốc uống để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Đối với trường hợp lỡ uống thuốc kháng sinh tháng đầu mang thai thì chị em cần lưu lại tên thuốc mình đã sử dụng bằng cách giữ lại vỏ hộp, đơn thuốc. Sau đó đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám sớm nhất. Chia sẻ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, liều lượng đã dùng và loại kháng sinh để được tư vấn, khám chữa kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.

Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế

Bạn có thể lựa chọn Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội là địa chỉ thăm khám sản phụ khoa và giải quyết vấn đề có bầu lỡ uống thuốc kháng sinh. Đây là cơ sở thăm khám uy tín, chuyên nghiệp với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giải quyết nhiều ca bệnh khó giúp chị em tin tưởng lựa chọn. Trường hợp có bầu tháng đầu uống kháng sinh sẽ được các bác sĩ trực tiếp thăm khám để kiểm tra sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi, từ đó đưa ra được các phương pháp phù hợp, an toàn.

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp vấn đề có bầu tháng đầu uống kháng sinh có sao không. Nếu như còn những thắc mắc về sức khỏe khác hãy để lại thông tin [TẠI ĐÂY] hoặc gọi đến hotline: 0836.633.399 để được các các sĩ tư vấn và hỗ trợ chi tiết. 

Ngày sửa: 10-01-2023

Nguyễn Thị Luyện
Tác giả Bác sĩ: Nguyễn Thị Luyện CKI sản phụ khoa
  • Bác sĩ tốt nghiệp đại học Y dược Thái Nguyên, từng giữ chức vị trưởng khoa Sản bệnh viên Đa khoa tỉnh Sơn La. Hiện đang công tác khám chữa phụ khoa tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã – Ba Đình
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội