Có bầu truyền nước biển được không?
17 Th 01, 2023Hà Thị Huệ
671Có bầu truyền nước biển được không? Nhiều chị em mang thai, đặc biệt là những tháng đầu thai kỳ khi tình trạng ốm nghén diễn ra nghiêm trọng, chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu muốn truyền nước để hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, lo lắng vấn đề truyền nước có tốt hay không, có ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của em bé???Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết dưới đây.
Truyền nước biển là gì? Có tác dụng như thế nào?
Theo chuyên gia y tế, truyền nước biển hay còn gọi là truyền chất dinh dưỡng vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Đây là một trong những phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong y học hiện đại từ trước tới nay mang lại hiệu quả phục hồi sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt là nhóm người kém ăn, cơ thể suy nhược.
Truyền nước biển được cho là giải pháp tối ưu được thực hiện đặc biệt với những trường hợp trước và sau phẫu thuật, cấp cứu, ngộ độc, mất máu…
Đối với phụ nữ mang thai thường xuyên phải chịu cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy kiệt. Đặc biệt những mẹ thường xuyên bị nôn ói, không ăn uống được…thắc mắc có nên truyền dịch hay không và truyền dịch có tốt hay không?
Có bầu truyền nước biển được không?
Thực tế có nhiều mẹ bầu trong khoảng thời gian thai nghén khi cơ thể suy nhược, cộng thêm sự lo lắng cho sự phát triển của em bé đã nghĩ tới việc truyền nước biển, truyền dịch để lấy lại sức khỏe. Vậy có phải điều này là tốt hay không? Chuyên gia nhận định về vấn đề này như thế nào???
Một số loại nước được truyền chính
Hiện nay có nhiều loại dung dịch truyền khác nhau, cụ thể thường được chia làm 4 loại chính dưới đây:
– Dịch truyền cung cấp nước và điện giải: đây là loại thông thường được truyền đối với những trường hợp có dấu hiệu bị mất nước, mất điện giải. Thông thường loại dung dịch này sẽ có vị ngọt, chúng có chứa đường glucose, chứa muối natri clorid hoặc một số loại dung dịch có chứa nhiều chất điện giải.
– Dung dịch truyền giúp cân bằng lượng kiềm trong cơ thể: Đối với những trường hợp này thường được chỉ định trong những trường hợp thừa toan hoặc kiềm.
– Loại dung dịch cung cấp dinh dưỡng: đối với loại này thường được chỉ định với truyền hợp sức khỏe suy kiệt, người trước và sau phẫu thuật….loại dịch này được truyền qua tĩnh mạch cung cấp các loại axit amin thiết yếu, các loại vitamin và khoáng chất tốt.
– Loại dung dịch thay thế máu: loại này thường được truyền đối với những người bị thiếu máu, mất máu. Loại dịch truyền này chứa các dung dịch keo có thể tác dung tái lập lượng hồng câu. Ngoài ra,còn có loại dịch truyền chứa thuốc kháng sinh tiêm truyền đối với những người bị nhiễm khuẩn nặng.
Mẹ bầu có nên truyền nước biển không?
Theo bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu có thể truyền nước biển hoặc truyền đạm trong những trường hợp không ăn uống được lâu ngày, sức khỏe suy kiệt. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý không lạm dụng truyền nước biển, truyền dịch khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cần chú ý:
– Dùng đúng dịch truyền mà bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch, truyền nước biển dưới bất kỳ hình thức nào.
– Nhân viên y tế thực hiện truyền dịch, nước biển đúng chỉ định y khoa để có thể tránh tình trạng nhiễm trùng.
– Trong quá trình truyền dịch, cần phải có sự theo dõi sát sao của nhân viên y tế, theo dõi để có biện pháp xử lý kịp thời.
– Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà, nên đến cơ sở y tế hoặc nhân viên y tế đến tận nhà truyền dịch và theo dõi.
Ốm nghén truyền nước được không?
ốm nghén là hiện tượng sinh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai thời điểm 3 tháng đầu. Thậm chí có những mẹ ốm nghén suốt thai kỳ. Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi này do khi mang thai, nội tiết tố thay đổi rõ rệt, nồng độ hormone thai kỳ tăng lên nhanh chóng khiến mẹ cảm thấy cơ thể trở nên mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn khan hoặc có những mẹ nôn suốt thai kỳ.
Tùy vào từng thể trạng từng mẹ bầu, mức độ ốm nghén có thể khác nhau. Theo chuyên gia, đối với những mẹ ốm nghén ở mức độ nhẹ, khó chịu với mùi, nôn và buồn nôn trong một khoảng thời gian nào đó rồi kết thúc thì không cần phải truyền nước.
Tuy nhiên, đối với những mẹ ốm nghén trầm trọng hơn, nôn ói liên tục khiến sức khỏe suy kiệt trầm trọng. Lúc này hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng khắc phục. Nếu cần truyền dịch bác sĩ sẽ chỉ định truyền những loại phù hợp nhất, an toàn nhất cho bà bầu.
Một số câu hỏi thường gặp
Bên cạnh câu hỏi có bầu truyền nước biển được không, một số câu hỏi khác liên quan mà nhiều mẹ bầu băn khoăn chia sẻ trên các trang mạng, diễn đàn sức khỏe, như sau:
Mẹ bầu sốt có nên truyền nước?
Theo chuyên gia, đối với những mẹ bầu mang thai có hiện tượng sốt, trước tiên có thể áp dụng một số phương pháp dân gian giảm sốt như: chườm ấm, đo thân nhiệt thường xuyên, nghỉ ngơi….
Nếu như tình trạng sốt xuất hiện và kết thúc nhanh chóng sau một vài ngày thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu mẹ có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ kéo dài, mất nước, vã mồ hôi, mệt mỏi suy kiệt…nên tham vấn ý kiến bác sĩ ngay hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có chỉ định điều trị đúng của bác sĩ.
Mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý truyền nước hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi bác sĩ chưa chỉ định. Tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bào thai.
Bà bầu cúm có nên truyền nước không?
Thông thường, trước khi mang thai mẹ sẽ được bác sĩ khuyên nên tiêm đủ mũi vắc xin, trong đó có vắc xin phòng cúm để tránh tình trạng trong thai kỳ mẹ lây bệnh. Trong trường hợp nếu như mang thai bị cúm, mẹ có thể truyền nước được nhưng có thể gây nên một vài phản ứng phụ. Vì thế, tốt nhất nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện truyền dịch.
Song song đó, bà bầu nên chú ý đến giữ ấm cơ thể mùa đông, cần hạn chế tiếp xúc nơi đông người để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nếu không truyền nước- mẹ bầu cần làm gì để giảm mệt mỏi?
Nếu như trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, ốm nghén mức độ vừa phải chưa cần truyền dịch, có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
- Hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng nhọc quá sức.
- Trong bữa ăn, đối với bà bầu cần thiết chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày, có thể chia 5-6 bữa để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn đồng thời hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Hiệu quả giúp mẹ cảm thấy giảm bớt đi sự mệt mỏi.
- Mẹ có thể dành thời gian thư giãn, nghe nhạc, xem phim giải tỏa áp lực, stress thời điểm mang thai nhạy cảm này.
- Mẹ bầu vẫn có thể tham gia các bài tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng. Một số bộ môn được khuyến khích dành cho bà bầu như: đi bộ, tập hít thở, tập yoga cho bà bầu sẽ giúp mẹ điều hoà rất tốt.
- Mẹ hãy nhớ không nên để bụng quá đói, một số món ăn tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ như: bánh quy, bánh mì,,….
- Mẹ có thể ăn hoa quả, một số loại quả chua như xoài, cóc, cam, sung….có thể giúp mẹ giảm thiểu triệu chứng buồn nôn khó chịu.
- Mẹ hãy nhớ tránh xa đồ uống có cồn, đồ uống có chứa cafein sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé.
- Cần tránh không tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường độc hại khói bụi; môi trường khiến mẹ bầu cảm thấy gia tăng cảm giác nôn và buồn nôn.
- Tăng cường các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, nếu khó ăn uống mẹ bầu nên chọn thức ăn lỏng, cháo cá chép, cháo gà hoặc thậm chí cháo trắng đều tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
- Bổ sung rau xanh hàng ngày để đáp ứng nhu cầu về chất xơ, vitamin, khoáng chất.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều giàu mỡ, chế biến sẵn, đồ muối chua…
- Chú ý mẹ bầu cần thiết phải nhai thật kỹ khi ăn để dạ dày không phải làm việc quá sức.
- Tránh tình trạng nằm ngay sau khi ăn xong, nên ngồi nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước khi nằm.
Lời khuyên từ chuyên gia
Bên cạnh chế độ chăm sóc, chế độ ăn uống, dùng thuốc hay truyền dịch trong thai kỳ. Mẹ bầu chú ý khi mang thai cần phải thăm khám, siêu âm thai đầy đủ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe cũng như sự phát triển của em bé.
Hiện nay, tại Hà Nội, chị em có thể tham khảo lựa chọn thăm khám và siêu âm thai định kỳ tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Đây là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, trực thuộc quản lý của Sở Y tế chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám thai, theo dõi thai định kỳ được thực hiện thường xuyên, hàng ngày tại phòng khám.
Với thế mạnh đặc biệt về đội ngũ bác sĩ chuyên Sản phụ khoa giỏi chuyên môn, hơn 20 năm kinh nghiệm từng công tác tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc như: bệnh viện phụ sản Hà Nội, viện Đại Học Y Hà Nội…trực tiếp thăm khám thai, theo dõi thai, đọc và tư vấn kết quả cụ thể từng chỉ số thai kỳ.
Thiết bị y tế tại phòng khám đầy đủ và hiện đại, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động cho kết quả chính xác. Ngoài ra, thủ tục khám thai tại đây khá nhanh chóng, mẹ bầu không cần xếp hàng chờ đợi nhờ hệ thống đặt lịch khám qua mạng tiện lợi. Chi phí khám và theo dõi thai niêm yết công khai phù hợp với quy định của Bộ Y tế.
NÊN XEM THÊM:
- + Có bầu sau khi tiêm rubella 1 tháng có sao không?
- + Có bầu nhiệt độ tăng hay giảm?
- + Có bầu tháng đầu uống kháng sinh có sao không?
Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được có bầu truyền nước biển được không. Nếu bạn còn có thắc mắc hay quan tâm đến vấn đề khám thai và theo dõi thai, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi tới số máy (024) 38.255.599 – 083.66.33.399 để được giải đáp miễn phí.
Ngày sửa: 17-01-2023
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]