VAI TRÒ CỦA DHA VÀ CÁCH BỔ SUNG DHA CHO BÀ BẦU
01 Th 10, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
750Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ nhiều nguồn dưỡng chất khác nhau để có một sức khỏe tốt, em bé phát triển khỏe mạnh. Trong số nhiều dưỡng chất quan trọng thì vai trò của DHA và cách bổ sung DHA cho bà bầu như thế nào đúng và đủ thì không phải mẹ bầu nào cũng biết rõ. Và để giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này thì bạn có thể tham khảo thông tin có trong nội dung bài viết dưới đây.
Vai trò của DHA là gì?
DHA (Docosahexaenoic Acid) là một trong những loại axit béo không no thuộc nhóm Omega 3. Đây là một dưỡng chất quan trọng cho sự hình thành và phát triển của não bộ và mắt của trẻ ngay từ trong bụng mẹ cho đến khi ra đời.
Sự hình thành của não bộ bắt nguồn từ khi bé được hình thành trong bụng mẹ. Nhưng đến tuần thứ 13 đến 24 thì bé đã hình thành nên thị giác và thính giác, có thể cảm nhận được ánh sáng bên ngoài và bắt đầu có thể tiếp nhận những thông tin sơ khai nhất.
Nếu như thời điểm mang thai và sau khi sinh, mẹ không cung cấp đủ DHA thì trong quá trình phát triển sau này của bé, chỉ số IQ sẽ thấp. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những trẻ nhỏ được bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng sau sinh và cung cấp đủ DHA thì thường có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm so với những trẻ bị thiếu DHA.
Đối với người trưởng thành, việc dung nạp đủ DHA sẽ giúp cơ thể giảm cholesterol toàn phần, triglyceride máu, LDL Cholesterol có công dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…
Tuy nhiên, thực tế cơ thể người không thể tự tổng hợp được DHA mà phải dựa vào các nguồn thực phẩm được bổ sung hàng ngày. DHA cần thiết đối với bất kỳ ai, đặc biệt là khi mang thai và những năm đầu đời của bé. Vậy, nhu cầu DHA trong thai kỳ như thế nào để dung nạp đúng và đủ?
Nhu cầu của DHA trong thai kỳ là như thế nào?
Chế độ ăn trước và trong khi có thai vô cùng quan trọng giúp mẹ có thể dự trữ được các acid béo không no cần thiết. Đặc biệt trong thời gian mang thai 3 tháng cuối trung bình cứ 1 ngày thì em bé của mẹ phải cần đến 2,2g EFAs/ngày để bổ trợ cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu phát triển hoàn thiện.
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong thời gian mang thai cần đặc biệt bổ sung DHA nhiều nhất. Theo đó, tùy từng độ tuổi của thai nhi và sức khỏe của người mẹ mà mẹ bầu cần phải bổ sung từ 100 – 200 mg DHA mỗi ngày. Cụ thể được chia thành 3 thời điểm như sau:
+ Thời kỳ mang thai 3 tháng đầu tiên: thời điểm này bổ sung DHA song song với việc cân bằng chất dinh dưỡng phong phú và cân đối sẽ giúp mẹ có thể tiếp nhận nguồn dinh dưỡng đa dạng, giảm thiểu nguy cơ động thai, sảy thai, giúp em bé có nền tảng phát triển tốt nhất.
+ Thời kỳ 3 tháng giữa thai kỳ: là giai đoạn mẹ cần tăng tốc bổ sung nguồn dinh dưỡng DHA. Lý do vì thời điểm này não của bé phát triển rất nhanh chóng với khoảng hơn 250.000 tế bào thần kinh được hình thành trong mỗi phút. Do vậy, nếu mẹ bổ sung DHA kịp thời sẽ có thể cung cấp độ lỏng cho màng tế bào, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất dinh dưỡng giữa các tế bào thần kinh.
+ Trong thời kỳ 3 tháng cuối: thời điểm này, kích thước của thai nhi và sự phát triển của não bộ tăng lên nhanh chóng nên cần nhiều acid béo để tập trung phát triển hệ thần kinh và mạch máu. Tác dụng giúp giảm nguy cơ sinh non, hạn chế tối đa tai biến tiền sản giật, gián tiếp giúp thai nhi có thể phát triển tốt nhất từ khi khi ra, những năm tháng đầu đời.
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Thiếu DHA sẽ có ảnh hưởng như thế nào?
Đối với phụ nữ mang thai, việc thiếu hụt DHA trong giai đoạn thai kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và em bé từ khi còn là bào thai cho tới khi chào đời, dưới đây là một vài hậu quả:
- Có thể gây sảy thai
- Sinh non
- Tiềm ẩn nguy cơ tiền sản giật
- Nguy cơ trầm cảm sau sinh
- Các vấn đề mãn kinh, bệnh tim mạch hay các bệnh lý loãng xương sẽ sớm xảy ra với mẹ.
- Thai nhi thiếu DHA sẽ khiến số lượng và chất lượng hồng cầu suy giảm, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy cho sự phát triển của thai.
- Thiếu DHA thì hệ thần kinh, võng mạc sẽ là cơ quan ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
- Hạn chế IQ của trẻ khiến bé chậm phát triển, kém thông minh, giảm thị lực.
Khi nào cần bổ sung DHA?
Theo chuyên gia thì mẹ bầu cần bổ sung DHA trong suốt thời gian mang thai. Bởi lẽ, trong bụng mẹ từ khi còn là 1 phôi thai nhỏ bé thì sự hình thành của não bộ, thần kinh đã có những bước phát triển sơ khai đầu tiên và tăng tốc cho đến thời điểm thai được 4,5,6 tháng tuổi về cơ bản đã hình thành thị giác và thính giác và tiếp tục hoàn thiện não bộ đến khi chào đời.
Vì vậy, mẹ bầu cần biết rằng việc bổ sung DHA cho những ngày đầu, những ngày giữa hay cuối thai kỳ là hết sức quan trọng theo khuyến cáo của bác sĩ.
Cần bổ sung DHA cho bà bầu lượng thế nào?
Nhiều mẹ cho rằng, bổ sung DHA càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, mẹ không biết rằng cần thiết phải bổ sung đúng và đủ để có thể phát huy hiệu quả cao nhất. Nếu bổ sung quá nhiều sẽ trở nên vô cùng lãng phí.
Theo chuyên gia thì đối với những phụ nữ mang thai mỗi ngày cần bổ sung tối thiểu 300 mg DHA. Tuy nhiên, tùy cơ địa từng người mà bác sĩ khuyến cáo bổ sung liều lượng có sự khác nhau.
Bổ sung DHA bằng cách nào?
Thông thường trong suốt thời gian mang thai mẹ sẽ được bổ sung DHA bằng cách bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều DHA kết hợp song song với bổ sung viên uống DHA.
Đối với viên uống DHA thông thường trên thị trường có khá nhiều các loại viên uống DHA được bày bán dành cho phụ nữ mang thai với hàm lượng không giống nhau. Vì vậy, khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để bổ sung DHA với hàm lượng phù hợp nhất.
Thực phẩm giàu DHA cho bà bầu
Hiện nay có khá nhiều thực phẩm giàu DHA, trong đó có những thực phẩm đặc trưng dưới đây:
- Cá biển: những loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi… là loại có chứa rất nhiều DHA tốt cho phụ nữ mang thai và sự phát triển trí não ở trẻ, tuy nhiên, nếu như mẹ chỉ tập trung ăn nhiều cá biển cũng không tốt, chỉ nên dùng khoảng 300 gam/ tuần. Vì lý do các loại cá biển này thường dễ gây nhiễm độc thủy ngân vô cùng nguy hiểm.
- Lòng trắng trứng gà: vốn nhiều chất bổ dưỡng quan trọng tốt cho phụ nữ mang thai và sau sinh. Trong đó hàm lượng lòng đỏ trứng có chứa nhiều DHA và choline tốt cho sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao nhất thì các mẹ tuyệt đối không ăn trứng sống, không ăn trứng lòng đào mà cần phải nấu chín trước khi sử dụng.
- Các loại hạt: được sử dụng khá tốt cho mẹ bầu, không chỉ chứa nhiều DHA mà còn nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể mẹ. Vì thế, các loại hạt này mẹ có thể dùng làm đồ ăn vặt rất tốt.
- Rau xanh: một số loại rau xanh như: Súp lơ, bắp cải, bí ngô, cải thìa, cải xoăn, cải xoong là nguồn cung cấp dồi DHA và đặc biệt là chất xơ hằng ngày giúp mẹ phòng tránh táo bón trong thời gian mang thai. Tuy nhiên hiện nay các loại rau xanh thường có thuốc bảo vệ thực vật không tốt nên mẹ cần phải chọn mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Sữa dành cho phụ nữ mang thai: việc bổ sung sữa sẽ là nguồn dinh dưỡng dồi dào có chứa rất nhiều DHA. Hiện nay có nhiều hãng sữa, các loại sữa đa dạng đặc biệt chế biến dành cho phụ nữ mang thai nên mẹ có thể mua và sử dụng những loại sữa này.
Lời khuyên từ chuyên gia: bên cạnh chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thì điều quan trọng hơn nữa đó là mẹ bầu cần phải thăm khám, theo dõi thai định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của bé tốt nhất.
>>>Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh
Địa chỉ thăm khám và theo dõi thai uy tín tại Hà Nội
Hiện nay tại Hà Nội, chị em có thể siêu âm thai, thăm khám thai tại các bệnh viện lớn tuyến trung ương như bệnh viện Phụ sản TW, bệnh viện phụ sản Hà Nội, bệnh bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Bưu Điện,…..tuy nhiên, lượng bệnh nhân tại những bệnh viện lớn này thường xuyên quá tải, người bệnh phải xếp hàng chờ đợi khám và mẹ bầu cũng không ngoại lệ. Vì thế, một địa chỉ chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám thai uy tín mà các mẹ bầu có thể tham khảo đó là phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế, 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội.
Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và điều trị bệnh phụ khoa, nam khoa, siêu âm thai, theo dõi thai kỳ uy tín với ưu thế về:
- Cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế đầy đủ ngang tầm “bệnh viện khách sạn” với những thiết bị hiện đại bao gồm: hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy siêu âm 2D, 4D,… được nhập khẩu từ các nước lớn trên thế giới như Anh, Nhật,. Mỹ…đã được kiểm duyệt trước khi sử dụng
- Đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa giỏi hơn 20 năm kinh nghiệm, tâm huyết với yêu cầu chất lượng chăm sóc bệnh nhân lên hàng đầu, trực tiếp siêu âm thai, đọc kết quả, tư vấn cụ thể cho mẹ bầu. Đặc biệt chỉ định những phương pháp khắc phục nếu có hiện tượng bất thường; tư vấn chế độ dinh dưỡng cụ thể, bổ sung liều lượng dưỡng chất tốt nhất cho mẹ và bé
- Thời gian siêu âm thai khoảng 15-20 phút
- Thủ tục khám thai nhanh chóng không cần xếp hàng chờ đợi
- Chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của bộ y tế.
Mọi thắc mắc về vấn đề vai trò của DHA và cách bổ sung DHA cho bà bầu hay các vấn đề sản phụ khoa khác, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi (024) 38.255.599 – 083.663.3399, để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
+ Nguồn tham khảo: Why Do I Need DHA During Pregnancy? https://www.nordicnaturals.com/healthy-science/dha-and-pregnancy/ Truy cập ngày: 01/10/2020
Ngày sửa: 12-10-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]