Sức khỏe mẹ và bé

VITAMIN CHO BÀ BẦU: TẦM QUAN TRỌNG VÀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Chuyên gia y tế cho biết: khi mang thai, chế độ dinh dưỡng, cung cấp các loại vitamin vô cùng quan trọng để người mẹ có sức khỏe, sức đề kháng chống lại bệnh tật, em bé phát triển khỏe mạnh, đề phòng các trường hợp dị tật bẩm sinh không mong muốn. Hôm nay bài viết sẽ chia sẻ cụ thể cùng các mẹ chuẩn bị mang thai và đang mang thai những thông tin cơ bản về vấn đề: vitamin cho bà bầu: tầm quan trọng và lưu ý khi sử dụng.

VITAMIN CHO BÀ BẦU TẦM QUAN TRỌNG VÀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – bác sĩ chuyên khoa II, Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

Mang thai và sinh con là trải nghiệm tuyệt vời của mỗi người phụ nữ. Nhưng trên chặng đường hành trình ấy đầy gian nan, thử thách mà mẹ và em bé có thể gặp phải không ít. Vì thế, để “mẹ tròn con vuông” thì trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai mẹ nên cung cấp cho mình những kiến thức cơ bản, cần thiết nhất về chế độ chăm sóc, chế độ nghỉ ngơi và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng với đầy đủ vitamin quan trọng.

Vitamin là gì?

Vitamin được hiểu là những hợp chất hữu cơ cần thiết nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ ngoài vào qua các thực phẩm mà con người sử dụng hàng ngày. Vitamin tồn tại trong cơ thể dù với một lượng nhỏ nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động của cơ thể người. Dưới đây là những chức năng cơ bản của vitamin:

  • Vitamin là yếu tố quan trọng thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào trong cơ thể.
  • Chức năng tham gia vào quá trình chuyển hóa trao đổi các chất trong cơ thể.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
  • Chức năng duy trì ổn định hoạt động của tim với hệ thần kinh.
  • Được xem như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn mà con người hàng ngày dung nạp, tạo thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • Tác dụng bảo vệ tế bào cơ thể khỏi các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và chức năng tự sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.
  • Chức năng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, điều trị các bệnh lý của cơ thể.

Theo đó, có rất nhiều loại vitamin khác nhau, ngoài những chức năng cơ bản chung của vitamin, mỗi loại vitamin khác nhau sẽ có nhiệm vụ riêng đối với cơ thể:

  • Vitamin A: giúp sáng mắt, chống lão hóa
  • Vitamin B: kích thích ăn uống ngon miệng, bóng mượt tóc, góp phần quan trọng trong phát triển tế bào thần kinh.
  • Vitamin C: làm chậm quá trình lão hóa, tăng sức bền thành mạch….
  • Vitamin D: tăng cường sự phát triển của xương, cột sống, răng….
  • Vitamin E: có liên quan đến tế bào máu
  • Vitamin K: liên quan đến đông máu,..

Vậy, đối với bà bầu cần thiết phải có những loại vitamin gì để có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển ổn định???

Một số loại vitamin cần thiết cho bà bầu và công dụng

Dưới đây là tổng hợp những nhóm vitamin cần thiết cho bà bầu đi kèm với công dụng của nó, cụ thể như sau:

  • Vitamin A

Là nhóm vitamin quan trọng có ảnh hưởng tới thị giác, mắt, gây khó mắt, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn. Vì thế cung cấp vitamin A là quan trọng để ngăn chặn các chứng bệnh này. Theo đó, phụ nữ mang thai cần lượng vitamin A khoảng750 mcg/ngày.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin A: trứng, sữa, gan…

Ngoài ra, tiền chất của vitamin A khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A có trong các loại rau xanh, rau dền, các loại củ quả (Cà rốt, gấc, bí đỏ)…

Chú ý: Tránh bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây dị dạng thai nhi.

  • Vitamin D

Công dụng của vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi, phospho, ngăn ngừa còi xương ở thai nhi. Nhu cầu vitamin D cho phụ nữ mang thai là 800UI/ ngày.

Theo đó, để cung cấp vitamin D cho cơ thể, mẹ có thể tắm nắng, dung nạp một số loại thực phẩm giàu vitamin D như thịt, cá, bơ, trứng, sữa,… Tuy nhiên, thực tế nguồn cung cấp vitamin D khá nghèo nàn nên bà bầu thường được chuyên gia dinh dưỡng khuyên uống bổ sung vitamin D.

Một số loại vitamin cần thiết cho bà bầu và công dụng

  • Vitamin B1

Có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucid, phòng chống bệnh tê phù ở phụ nữ mang thai, nhu cầu sử dụng vitamin này cho bà bầu là khoảng 1,1mg/ ngày.

Một số loại chứa nhiều vitamin B1 như: Ăn gạo không nghiền quá trắng, các hạt họ đậu…

  • Vitamin B2

Loại vitamin này quan trọng trong tham gia vào quá trình tạo máu, thiếu vitamin B2 ở phụ nữ mang thai đồng nghĩa mẹ đang thiếu máu, cảnh báo nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung vitamin B2 là khoảng 1,5mg/ngày.

Nguồn cung cấp vitamin B2 như:  thịt động vật, sữa, các loại rau, đậu….

  • Vitamin C

Có công dụng tạo kháng thể để tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng hấp thu sắt, tác dụng giảm thiểu thiếu máu do thiếu sắt. Do vậy, để ngăn ngừa thiếu vitamin này, mẹ bầu cần bổ sung 80mg/ngày.

Nguồn Vitamin C có nhiều trong các loại quả: cam, chanh, chuối, ổi, xoài, …hay các loại rau xanh. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm viên uống tổng hợp vitamin C.

Bên cạnh những loại vitamin cần thiết nêu trên thì khi mang thai mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất sau đây: sắt, kẽm, axitfolic, canxi, iod,…để cơ thể có đầy đủ nguồn dưỡng.

Việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin và các khoáng chất với phụ nữ mang thai sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

  • Hỗ trợ sự thụ thai (đối với mẹ chuẩn bị mang thai)
  • Hỗ trợ cho mẹ có sức đề kháng thật tốt, ngăn ngừa bệnh tật
  • Hỗ trợ cho sự phát triển hoàn thiện bộ não thai nhi
  • Phòng chống các dị tật bẩm sinh mà thai nhi có thể gặp phải.
  • Giảm thiểu tối đã các biến chứng sau khi sinh của phụ nữ.

>>>Tìm hiểu thêm: Lịch tiêm phòng cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai

Chọn vitamin như thế nào cho đúng?

Chọn vitamin đúng cách cho bà bầu cần phải tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe hiện tại của từng mẹ và khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ trước khi có kế hoạch mang thai nên bổ sung đầy đủ vitamin trước 1-3 tháng, trong khi mang thai tiếp tục bổ sung nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua vitamin tổng hợp về uống để tránh thừa chất hoặc bổ sung không đúng chất cơ thể mẹ đang cần.

Theo đó, các mẹ khi cấn thai cần đi thăm khám, kiểm tra sức khỏe, siêu âm thai xác định các chỉ số của thai nhi, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng xem cơ thể mẹ thiếu hụt chất nào, vitamin gì thì sẽ note lại những lưu ý để mẹ bổ sung chất đó, kê các loại vitamin bằng viên uống (nếu cần) để bổ sung cho mẹ. Chẳng hạn

Bởi các mẹ sẽ cần phải kiểm tra xem cơ thể mình thiếu những vitamin và khoáng chất gì, để có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp cho bạn, chẳng hạn nếu bạn thiếu sắt thì bổ sung sắt; thiếu axit folic thì bổ sung axit folic, vitamin D bổ sung vitamin D, …

Những lưu ý khi sử dụng vitamin cho bà bầu

Những lưu ý khi sử dụng vitamin cho bà bầu

Theo các chuyên gia y tế việc bổ sung các loại vitamin cho bà bầu là một việc rất quan trọng, tuy nhiên cũng không vì thế mà có thể tùy tiện bổ sung mà cần phải lưu ý một số vấn đề. Dưới đây là những lưu ý bà bầu sử dụng vitamin tổng hợp:

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua vitamin sử dụng
  • Đọc kỹ hướng dẫn về công dụng, cách dùng dể chắc chắn mình hiểu rõ về các loại vitamin sẽ sử dụng.
  • Kiểm tra thông tin bao bì, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tránh những hậu quả do sử dụng thuốc không đúng cách.
  • Không lạm dụng vitamin: nhiều mẹ nghĩ rằng vitamin bổ sung càng nhiều càng tốt, nhưng mẹ cần biết rằng vitamin dư thừa quá nhiều không tốt cho cả mẹ và bé, tốt nhất bạn chỉ nên dùng theo liều lượng hướng dẫn và không tự ý uống thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Có thể mẹ chưa biết có những loại vitamin nếu uống cùng lúc sẽ làm mất đi tác dụng của nhau: ví dụ can xi và sắt,…vì thế mẹ nên tách biệt thời gian uống.
  • Khi sử dụng vitamin, mẹ bầu nên chú ý đến các loại thực phẩm có thể làm giảm công dụng của thuốc. Ví dụ như không nên bổ sung sắt cùng cà phê, trà sữa,…. Chỉ uống sau khi ăn những thực phẩm này 1-2h.

Đặc biệt, mẹ bầu cần phải mua thuốc tại các cơ sở uy tín đã được cục quản lý kiểm định, có giấy phép rõ ràng, được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, tiêu chuẩn rõ ràng để sử dụng.

>>>Tìm hiểu thêm:

+ Các mốc khám thai quan trọng – Mẹ bầu cần nhớ

+ Mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh

Những lưu ý về chế độ ăn và sinh hoạt khi mang thai

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé phát triển tốt nhất thì mẹ bầu cần chú ý những điều sau đây:

  • Khi có thai, mẹ không nên giữ vóc dáng, không nên ăn kiêng, chế độ ăn cần đa dạng, đầy đủ.
  • Chú ý ngoài những thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa…thì mẹ cần bổ sung chất xơ, rau xanh,…
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, dấm
  • Chú ý chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm được kiểm định chất lượng, thực phẩm tươi, sống để chế biến cho phụ nữ mang thai.
  • Không ăn đồ ăn tái, sống, đồ ăn cho bà bầu phải nấu chín.
  • Nếu bị nghén, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn,hạn chế các thực phẩm nặng mùi.
  • Phụ nữ mang thai không làm việc nặng nhọc, bê vác, việc làm quá sức, chỉ nên làm nhẹ nhàng, vừa phải.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
  • Môi trường sống lành mạnh, tránh xa khói bụi, thuốc lá.
  • Đi khám thai, theo dõi thai định kỳ theo lịch của bác sĩ.
  • Tiêm đầy đủ các loại vắc-xin cho phụ nữ mang thai để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

Kết luận: chế độ dinh dưỡng, vitamin cho mẹ trong suốt thời gian mang thai như thế nào là vô cùng quan trọng, nó làm bước đệm, tiền đề vững chắc để em bé phát triển khỏe mạnh.  Hy vọng những thông tin chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp cho các mẹ đang mang thai, sắp làm mẹ có những hiểu biết đúng về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Nguồn tham khảo:

+ VITAMINS AND OTHER NUTRIENTS DURING PREGNANCY https://www.marchofdimes.org/pregnancy/vitamins-and-other-nutrients-during-pregnancy.aspx Truy cập ngày: 29/9/2020
+ Prenatal Vitamins https://www.webmd.com/baby/guide/prenatal-vitamins#1 Truy cập ngày: 29/9/2020

Ngày sửa: 08-10-2020

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội