Có bầu trong thời gian tiêm phòng có lưu ý gì?
21 Th 12, 2022Trương Thị Vân
407- 1VÌ SAO MẸ BẦU CẦN PHẢI ĐI TIÊM PHÒNG?
- 2TIÊM PHÒNG VẮC-XIN CHO BÀ BẦU CÓ AN TOÀN HAY KHÔNG?
- 3CÁC LOẠI VẮC-XIN CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC VÀ TRONG KHI MANG THAI
- 4CÓ BẦU TRONG THỜI GIAN TIÊM PHÒNG CẦN LƯU Ý GÌ?
- 5NHỮNG LƯU Ý SAU KHI MẸ BẦU TIÊM PHÒNG VẮC- XIN
- 65 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI MANG THAI MÀ MẸ BẦU KHÔNG NÊN BỎ QUA
Trong giai đoạn mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu thường sẽ bị suy yếu và rất dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Tiêm phòng vắc-xin là một việc làm vô cùng quan trọng trong thai kỳ để giúp mẹ bầu ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp các chị em trót lỡ đi tiêm phòng vắc-xin trong khi đang mang thai mà không hề biết. Vậy điều này có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Có bầu trong thời gian tiêm phòng có lưu ý gì? Bài viết dưới đây phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã sẽ cung cấp các thông tin cụ thể về vấn đề này.
VÌ SAO MẸ BẦU CẦN PHẢI ĐI TIÊM PHÒNG?
Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên, hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Những kháng thể này có thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, việc tiêm phòng vắc-xin là vô cùng cần thiết để bảo vệ toàn diện cho cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên, một điều mà các chị em cần phải lưu ý đó là có một số loại vắc-xin không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai. Do đó, tốt nhất là các chị em khi có ý định có con thì nên chủ động đi gặp bác sĩ để được thăm khám sức khỏe và tư vấn các loại vắc-xin mà các chị em cần phải tiêm trước khi mang thai.
TIÊM PHÒNG VẮC-XIN CHO BÀ BẦU CÓ AN TOÀN HAY KHÔNG?
Như chia sẻ ở trên, việc tiêm vắc-xin cho mẹ bầu là vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ bầu vẫn còn có tâm lý e ngại với việc tiêm vắc-xin vì lo sợ sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Tất cả các loại vắc-xin tiêm cho bà bầu đều đã được kiểm định đảm bảo an toàn bởi Bộ Y tế. Trước khi được đưa vào sử dụng, các loại vắc-xin đều đã được kiểm tra nghiêm ngặt về độ tinh khiết, hiệu quả và tính an toàn. Do đó, các mẹ bầu không nên quá lo lắng mà nên đi tiêm phòng vắc-xin theo đúng chỉ định của bác sĩ và khuyến cáo của Bộ Y tế.
CÁC LOẠI VẮC-XIN CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC VÀ TRONG KHI MANG THAI
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, việc tiêm phòng cho bà bầu là một bước vô cùng quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho cả mẹ và bé trong hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai.
Dưới đây là các mũi tiêm phòng trước và trong khi mang thai mà mẹ bầu cần phải ghi nhớ:
+ Trước khi mang thai:
- Sởi – quai bị – rubella: Đây là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu mẹ bầu mắc 1 trong 3 căn bệnh này trong thời kỳ mang thai thì sẽ gây ảnh hưởng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh như: tim bẩm sinh, điếc, mù hoàn toàn hay một phần, chậm phát triển tâm thần… Do đó, khi có ý định có con, các mẹ bầu nên chủ động đến các trung tâm tiêm chủng để tiêm vắc-xin phòng sởi – quai bị – rubella. Đối với loại vắc-xin này, các chị em nên đi tiêm phòng ít nhất từ 1-3 tháng trước khi mang thai.
- Thủy đậu: Nếu mẹ bầu chưa từng tiêm vắc-xin thủy đậu hoặc chưa từng mắc bệnh thủy đậu trước đây thì nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, nếu thai phụ bị nhiễm thủy đậu khi mang thai thì sẽ có thể khiến cho trẻ sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh như: tật đầu nhỏ, ngắn chi, đục thủy tinh thể, chậm phát triển tâm thần,…
- Viêm gan B: Đây là căn bệnh lý lây truyền qua đường máu, lây từ mẹ sang con. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh, các chị em cần đi xét nghiệm viêm gan B. Căn cứ vào kết quả, các bác sĩ sẽ tư vấn cho các chị em về việc tiêm phòng.
- Cúm: Mẹ bầu bị nhiễm cúm trong thai kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Phòng lây nhiễm bệnh bằng vắc-xin phòng cúm có hiệu lực bảo vệ lên đến từ 70-80%. Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc-xin phòng cúm là khoảng 3 tháng trước khi mang thai và tối thiểu là 1 tháng.
+ Trong khi mang thai:
Trong quá trình mang thai, việc tiêm phòng cho mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng. Theo Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo: Phụ nữ mang bầu nên tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván trong khoảng tuần thứ 27 – 35 của thai kỳ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cho mẹ và bé.
CÓ BẦU TRONG THỜI GIAN TIÊM PHÒNG CẦN LƯU Ý GÌ?
Như chia sẻ ở trên, có một số loại vắc-xin, đặc biệt là các vắc-xin sống giảm độc lực được khuyến cáo không nên tiêm cho phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp các chị em đã mang thai nhưng không hề biết mà vẫn đi tiêm các loại vắc-xin này hoặc sau khi tiêm vắc-xin chưa qua 3 tháng thì đã lỡ dính bầu. Khi rơi vào những trường hợp này, các chị em đều cảm thấy vô cùng lo lắng, hoang mang không biết thai nhi có bị ảnh hưởng hay không? Và có bầu trong thời gian tiêm phòng có lưu ý gì? Giải đáp về vấn đề này, các chuyên gia cho biết: Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp thai phụ tiêm các loại vắc-xin sống giảm độc lực trong thời gian mang thai vẫn sinh con hoàn toàn khỏe mạnh, không có vấn đề gì. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết: Tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh do vắc xin là vô cùng thấp. Do đó, điều quan trọng nhất sau khi chị em phát hiện ra mình mang thai trong thời gian tiêm phòng vắc-xin là không nên lo lắng quá mức, cần giữ bình tĩnh và chủ động đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, giám sát sàng lọc dị tật thai.
NHỮNG LƯU Ý SAU KHI MẸ BẦU TIÊM PHÒNG VẮC- XIN
Sau khi tiêm phòng vắc-xin uốn ván, các chị em có thể có các phản ứng nhẹ như: sốt, mệt mỏi, sưng đau ở vị trí tiêm. Vắc-xin phòng cúm có thể gây ra các hiện tượng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi 1-2 ngày, mệt mỏi,… sau khi tiêm. Đây là các phản ứng thông thường nên chị em không cần phải quá lo lắng, chúng thường sẽ tự biến mất sau khoảng 1 – 2 ngày mà không cần dùng thuốc.
Trong trường hợp các chị em bị sốt nhẹ sau tiêm thì nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Thực hiện chườm khăn ấm tại các vị trí như bẹn, nách, lưng,…để làm hạ thân nhiệt.
- Tích cực bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất vào thực đơn hàng ngày.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Nếu thấy tình trạng sốt kéo dài 3 – 4 ngày, cơ thể mệt mỏi, … thì mẹ bầu nên đi đến các cơ sở y tế để kiểm tra ngay.
- Đối với các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi sau khi tiêm vắc-xin phòng cúm thì các chị em có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi để có thể cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn.
5 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI MANG THAI MÀ MẸ BẦU KHÔNG NÊN BỎ QUA
Bên cạnh chú ý tiêm đầy đủ các loại vắc-xin, các mẹ bầu cần thực hiện những việc dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn:
+ Chế độ nghỉ ngơi điều độ
Khi mang thai, các mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi khoa học, ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và ngủ trưa trong khoảng 30 phút, tránh thức khuya, dậy sớm.
Song song với chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, các mẹ bầu cũng nên thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục vừa sức, nhẹ nhàng. Điều này giúp các chị em tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Các bài tập thể dục phù hợp cho phụ nữ đang mang thai bao gồm: đi bộ, yoga bầu, bơi lội,…
+ Những điều cần kiêng kỵ khi mang thai
- Khi mang thai, mẹ bầu nên tránh làm những công việc nặng nhọc. Không nên làm những công việc tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại, hoặc những công việc đòi hỏi phải đứng lâu một chỗ, khiêng vác vật nặng bởi sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
- Không ăn các loại món ăn sống, tái, thực phẩm đóng hộp. Tránh xa các món ăn chiên rán, có chứa nhiều dầu mỡ, sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng. Ngoài ra, các chị em cần tránh ăn các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá mập,…
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá hay các chất gây nghiện. Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại nước ngọt có ga vì có thể làm tăng các nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu, em bé sinh ra bị thiếu cân hoặc bị dị tật bẩm sinh,…
+ Cẩn trọng sử dụng thuốc khi mang thai
Một trong những điều mà thai phụ nên lưu ý đó chính là không nên tự ý uống thuốc, kể cả thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Bởi các loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe của thai nhi. Tốt nhất là các chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì.
+ Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Để có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng như: Tinh bột, đạm, đường, lipid và vitamin. Bên cạnh đó, thai phụ cần bổ sung thêm các loại khoáng chất cần thiết thông qua chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
+ Chủ động đi thăm khám thai định kỳ
Việc khám thai định kỳ giúp bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe và phát triển của em bé. Đồng thời, có thể phát hiện sớm các vấn đề bất thường và có hướng xử lý kịp thời.
NÊN XEM THÊM:
- + Uống nước dừa có tăng nước ối không?
- + Bầu 2 tháng uống nước dừa được không?
- + Sau sinh uống nước dừa được không?
Trên đây là những chia sẻ cụ thể về vấn đề có bầu trong thời gian tiêm phòng có lưu ý gì. Mong rằng qua bài viết trên đây, các chị em có thể bổ sung thêm cho mình những kiến thức hữu ích. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, các bạn hãy nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.663.399 để được các bác sĩ hỗ trợ, tư vấn và đặt lịch hẹn khám trước hoàn toàn miễn phí.
Ngày sửa: 21-12-2022
- Thạc sĩ. Bác sĩ Trương Thị Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm, từng làm việc tại Sở Y tế, giữ vị trí trưởng khoa Sản tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, đạt “bàn tay vàng” trong kỹ thuật phá thai an toàn tại Hà Nội.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]