Ăn củ dong có tốt không? Củ dong có tốt cho bà bầu không?
05 Th 01, 2021Đinh Thị Quỳnh Huế
4552Cứ tới ngày gió lạnh là người ta lại rủ nhau mua củ dong để ăn – thức quà quê dân dã đang vào vụ thu hoạch. Khi nền nông nghiệp nước nhà còn chưa phát triển, kinh tế còn khó khăn, củ dong chính là một trong 4 loại thực phẩm phổ biến thay thế lúa gạo (ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn). Để tìm hiểu thêm về củ dong, biết ăn củ dong có tốt không, cần lưu ý gì để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn đọc hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết sau.
Thành phần dinh dưỡng trong củ dong
Củ dong hay mì tinh, dong riềng, khoai riềng, khoai đao, khương vụ… là loại cây thân thảo sinh trưởng dẻo dai, rễ trụ, nạc. Lá dưới thu hẹp thành bẹ, lá trên có cuống dài hình xoan ngọn giáo, tròn. Gốc không cân, nhọn ở đầu, lông mềm ở cả hai mặt. Thân rễ dạng chùy dài 8 – 15 cm, rộng 2 – 3cm, phía ngoài phủ vẩy vàng vàng lợp lên nhau. Khi rễ đủ to sẽ phát triển thành củ màu trắng vị ngọt bao bọc bởi hai hàng vảy, dùng ăn tươi, ăn khô hoặc chế bột đều được.
Củ dong sinh trưởng tốt ở những quốc gia có nền khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Nước ta trồng củ dong chủ yếu ở vùng đồi núi phía Bắc nước ta như Bắc Cạn, Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình… thường thu hoạch vào các tháng cuối năm.
Về mặt dinh dưỡng, 100 gram củ dong chứa khoảng 78 calo với 5 gram đạm, 16 gram tinh bột, 1,3 gram tro, 42 mg canxi, 66,4 gram nước, 2 gram chất xơ, 21 mg phốt pho. Ngoài ra củ dong còn có axit folic, sắt, kali cùng nhiều dưỡng chất khác.
Ăn củ dong có tốt không?
Từ xa xưa, khi nền nông nghiệp nước nhà còn chưa phát triển, củ dong cùng ngô, khoai, sắn chính là 4 loại thực phẩm chính dùng thay thế cho lúa gạo. Cho đến nay, nhiều người vẫn yêu thích ăn củ dong vì hương vị ngọt bùi của nó. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn được biết đến bởi nhiều lợi ích như:
+ Giảm cân
Củ dong chứa nhiều kháng tinh bột hoạt động như một chất xơ hòa tan trong ruột giúp bạn có cảm giác no lâu hơn khi ăn, hạn chế thức ăn tiêu thụ trong ngày, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Bên cạnh đó, 100 gram củ dong chỉ chứa 78 calo. Để ăn no với củ dong, bạn chỉ cần ăn khoảng 500 – 600 gram tương ứng 390 – 468 calo. Lượng calo này vẫn thấp hơn khá nhiều so với lượng calo cần thiết trong một bữa (667 – 733 calo) nên không thể gây béo. Nếu điều chỉnh thói quen ăn uống trong ngày kết hợp tập luyện, bạn sẽ thấy hiệu quả giảm cân rõ rệt.
+ Điều hòa kinh nguyệt
Đông y thường hầm gà với củ dong và hoa đỗ quyên để điều hòa kinh nguyệt cho chị em phụ khoa đồng thời khắc phục tình trạng rong kinh kéo dài.
+ Cải thiện hệ tiêu hóa
Chất xơ trong củ dong giúp hệ tiêu hóa cải thiện, hoạt động hiệu quả hơn. Những dưỡng chất khác trong củ dong còn giúp cơ thể định hình khối phân và bù nước, điều trị tiêu chảy.
+ Tăng cường hệ miễn dịch
Ăn củ dong với liều lượng hợp lý sẽ làm tăng nồng độ kháng thể globulin trong máu, từ đó giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, tránh nhiều bệnh lý.
+ Kiểm soát huyết áp, tim mạch
Củ dong chứa axit folic và kali có tác dụng giảm nồng độ homocysteine trong máu, từ đó cân bằng huyết áp, kiểm soát các bệnh lý tim mạch và cả bệnh mạch máu ngoại biên.
+ Giảm sưng viêm
Do có tính kháng viêm mạnh nên củ dong giúp giảm đau, sưng viêm hiệu quả. Đặc biệt, củ dong còn được dùng làm dược liệu trị ung nhọt trong giai đoạn sưng nóng đỏ đâu nhờ công dụng thanh nhiệt. Bạn có thể sắc lấy nước củ dong uống, ăn củ dong luộc hoặc giã nát củ dong rồi đắp ngoài vết thương (chú ý hỏi trước ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ).
+ Trị nhiễm trùng đường tiểu
Các đặc tính chống viêm trong củ dong còn có lợi trong việc chữa nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng bàng quang.
+ Cải thiện giấc ngủ
Củ dong chứa sắt giúp kích thích cơ thể sản xuất huyết sắc tố, cải thiện máu lưu thông lên não, giảm chứng mất ngủ, giảm nguy cơ mắc rối loạn nhận thức như Alzheimer hay mất trí nhớ.
+ Giảm đau nướu, đau miệng
Khi bị đau nướu, đau miệng, bạn có thể đắp bột củ dong trực tiếp vào chỗ đó.
+ Bảo vệ bàn chân
Củ dong chữa được một loại nhiễm trùng da chân đồng thời có khả năng hút ẩm giúp chân khô ráo hơn, từ đó ngăn chặn sự phát triển và lây lan của nấm.
+ Chăm sóc da và tóc
Nhiều người sử dụng bột củ dong để làm đẹp, loại bỏ sắc tố da và trì hoãn lão hóa sớm do chứa các loại vitamin và protein. Ngoài ra, củ dong còn được dùng để sản xuất dầu gội giúp chăm sóc tóc.
+ Thực phẩm thay thế cho bệnh nhân celiac
Ngày càng có nhiều người mắc bệnh celiac (không dung nạp gluten) trên khắp thể giới. Đối với những bệnh nhân này có thể ăn củ dong thay vì những sản phẩm chứa nhiều gluten làm từ lúa mì, lúa mạch, từ đó tăng cường tiêu hóa, giảm mệt mỏi, đau xương, đau khớp, lo lắng, trầm cảm hay mất chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
Củ dong có tốt cho bà bầu không?
Củ dong mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe vậy với bà bầu thì sao? Củ dong có tốt cho bà bầu không? Mang thai khiến mẹ bầu bị thay đổi hormone dẫn tới nhiều vấn đề khó chịu như táo bón, đầy bụng, chán ăn, nóng trong… Để khắc phục những vấn đề này, mẹ bầu có thể ăn củ dong.
Ngoài lợi ích trên, củ dong còn mang tới nhiều lợi ích khác cho mẹ bầu như:
- Bổ sung lượng protein thiết yếu cho mẹ bầu hoạt động cả ngày
- Duy trì cân nặng ổn định
- Hạ nhiệt giải độc
- Giảm triệu chứng tróc lở, ngứa ngoài da
- Cải thiện hệ miễn dịch
- Cải thiện chức năng nhận thức, giấc ngủ
- Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi (đặc biệt là dị tật ống thần kinh)
- Hỗ trợ chuyển hóa chất dinh dưỡng
- …
Một số món ngon từ củ dong tốt cho bà bầu
Củ dong luộc
+ Nguyên liệu: củ dong
+ Cách thực hiện:
- Củ dong bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành khúc ngắn vừa ăn.
- Bắc nồi nước lên bếp, thêm củ dong vào đun khoảng 30 phút.
- Sau khi củ dong chín, chỉ việc vớt ra là có thể thưởng thức.
Bánh in bột củ dong
+ Nguyên liệu:
- 400 gram bột củ dong
- 150 gram đường
- 180 ml nước cốt dừa
- 6 lát dứa cắt khúc nhỏ
+ Cách thực hiện:
- Rang bột củ dong với lá dứa trên lửa nhỏ, đảo đều tới khi lá dứa chuyển xanh rêu, hương lá dưa thơm nồng thì tắt bếp, bỏ lá dứa.
- Nấu nước cốt dừa sôi lên rồi chia thành 2 phần. Một phần để nguyên, một phần trộn với nước lá dứa để tạo màu xanh. Nếu muốn có bánh màu hồng, cam… thì có thể trộn với màu thực phẩm.
- Sau khi trộn xong, nấu nước cốt dừa sôi lên lần nữa rồi trộn với bột làm bánh. Nhồi trộn từ từ để bột vừa đủ độ ẩm, không ướt quá hay khô quá.
- Cho bột vào đầy các khuôn, ém chặt lại.
- Úp ngược mặt khuôn xuống và gõ nhẹ để lấy bánh ra.
- Dùng giấy kiếng nhiều màu gói lại, cất vào hộp rồi để nơi khô ráo thoáng mát dùng dần.
Bánh thuẫn
+ Nguyên liệu:
- 800 gram bột củ dong
- 200 gram bột năng
- 10 quả trứng gà
- 1 kg đường trắng
- 2 ống vani
+ Cách thực hiện:
- Đập trứng gà vào một chiếc tô lớn rồi dùng phới đánh tới khi bông mịn thì cho đường vào.
- Đánh tan đường với trứng đến khi hỗn hợp nổi bong bóng thì dừng lại. Nhỏ một giọt trứng vào chén nước. Nếu trứng không tan là đạt yêu cầu.
- Cho bột củ dong, bột năng và vani vào một chiếc tô lớn rồi trộn đều.
- Từ từ thêm 300 ml nước lọc vào hỗn hợp rồi nhào nặn tới khi được khối bột vón cục thì không thêm nước nữa, tránh bị nhão.
- Nhào bột thêm 1-2 phút rồi từ từ cho hỗn hợp trứng vào. Tiếp tục nhào tới khi được khối bột sánh sệt. Nếu lượng trứng không đủ để tạo hỗn hợp sánh sệt, bạn có thể thêm nước lọc.
- Phết lớp dầu ăn mỏng lên khuôn bánh thuẫn rồi cho khuôn vào nồi hấp cho nóng khuôn.
- Khuôn nóng thì dùng thìa múc phần bột đã chuẩn bị vào sao cho cao bằng 2/3 khuôn rồi đậy nắp nồi lại, hấp chín bánh khoảng 5 – 7 phút. Để kiểm tra bánh đã chín chưa, bạn có thể dùng một chiếc tăm nhỏ chọc nhẹ vào bánh. Nếu bột không còn dính vào que tăm nữa tức là bánh đã chín.
Bánh củ dong chiên
+ Nguyên liệu:
- 1 kg củ dong
- 1 nhánh nghệ nhỏ
- Hành lá
- Gia vị cần thiết
+ Cách thực hiện:
- Rửa sạch củ dong rồi lột vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ rồi dùng chày cối giã nát.
- Lấy nghệ rửa sạch cho vào giã cùng để món ăn thêm đẹp mắt.
- Nêm hỗn hợp củ dong, nghệ với chút nước mắm, đường, tiêu, hạt nêm, hành lá rồi trộn đều.
- Bắc chảo dầu lên bếp, thêm tép tỏi đập dập rồi cho hỗn hợp bánh vào chảo, dùng muỗng ép bánh kín chảo, thấm đều dầu. Chú ý chiên lửa liu riu sao cho 2 mặt bánh vàng đều là có thể bỏ ra rồi thưởng thức.
Lưu ý khi ăn củ dong
Củ dong tuy tốt nhưng không nên ăn quá nhiều. Bạn nên kết hợp thêm nhiều những thực phẩm khác để cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Khi ăn chỉ việc gọt bỏ vỏ và rửa sạch là có thể chế biến tùy thích. Còn nếu dùng củ dong với mục đích chữa bệnh thì hãy chủ động thăm khám và nhờ sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN TÌM HIỂU:
- Ăn khoai môn có béo không? Khoai môn có tác dụng gì?
- Ăn khoai mật có béo không? Cách ăn khoai mật không lo tăng cân
- Khoai mỡ có giảm cân không? Tiết lộ khoai mỡ bao nhiêu calo?
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết được ăn củ dong có tốt không, bà bầu có ăn được không, cần lưu ý gì khi ăn. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn, giải đáp miễn phí.
Ngày sửa: 05-01-2021
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]