Khoai mỡ có giảm cân không? Tiết lộ khoai mỡ có bao nhiêu calo?
30 Th 12, 2020Đinh Thị Quỳnh Huế
10312Khoai mỡ có giảm cân không? tiết lộ khoai mỡ bao nhiêu calo? là những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm, đặc biệt là những bạn đang trong quá trình ăn kiêng để giảm cân. Hiểu điều đó, trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này, các bạn hãy cùng tham khảo.
Khoai mỡ là một loại cây có thân leo và ăn củ, được xếp vào danh sách những cây lương thực tốt cho sức khỏe. Củ khoai mỡ to hơn khoai lang, thân hình to, xù xì, bóng, có nhiều râu tua ở bên ngoài. Bên ngoài khoai mỡ thường có màu đen, phần ruột có màu tím, đôi khi có màu trắng tím nhạt hơn – tùy vào giống. Khoai mỡ vị ngọt tự nhiên với hương thơm nhẹ, nên được sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn. Ở Việt Nam, người ta thường gọi khoai mỡ với nhiều cái tên khác nhau như: khoai tím, củ cái, củ tía, khoai vạc, khoai ngà, khoai bướu, khoai long, khoai ngọt, khoai trút…
Khoai mỡ có bao nhiêu calo?
Khoai mỡ có tên tiếng anh là Dioscorea alata, họ củ nâu. Đông y gọi chúng “Mao thử”. Khoai mỡ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó chủ yếu là calo. Theo số liệu thống kê của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ thì trong 100g khoai mỡ có chứa 118 calo, cùng 10,40mg vitamin C, 1 lượng nhỏ vitamin B6, 0,1g chất béo, 4g chất xơ; 20 mg canxi, 0,36mg sắt, 100 IU vitamin A
Bên cạnh đó, khoai mỡ còn chứa một số chất khác như: Chất dạm, natri, axit béo và không chứa cholesterol.
Khoai mỡ có giảm cân không?
Khoai mỡ bao nhiêu calo? thì chúng ta cũng đã biết. Vậy lượng calo như vậy thì khoai mỡ có giảm cân không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trung bình 1 người trưởng thành cần bổ sung cho cơ thể khoảng 2000 calo/1 ngày. Nếu 1 ngày ăn 3 bữa thì lượng calo mà bạn cần nạp cho cơ thể ở mỗi bữa là 667 calo.
Theo đó, để ăn no khoai mỡ trong 1 bữa và không ăn thêm các loại thực phẩm khác bạn cần khoảng 500g. Lúc này, lượng calo mà bạn cung cấp cho cơ thể là 590 calo.
Như vậy, có thể thấy lượng calo có trong 1 bữa ăn khoai mỡ thấp hơn lượng calo mà cơ thể cần cho 1 bữa. Do đó, với câu hỏi khoai mỡ có giảm cân không? câu trả lời là có. Không những thế, trong khoai mỡ rất giàu chất xơ còn giúp cho quá trình tiêu hóa được tốt hơn, ngăn chặn sự hấp thụ chất béo và hỗ trợ sản xuất vi khuẩn tốt cho đường ruột.
Đồng thời, khi ăn khoai mỡ giúp bù nước cho các tế bào và khởi động quá trình trao đổi chất. Điều này ngăn cơ thể bạn tích tụ chất béo, cân bằng độ pH bên trong và loại bỏ độc tố. Thêm vào đó, hàm lượng nước trong khoai lang sẽ giúp bạn no lâu. Từ đó, có thể giảm được ham muốn ăn các đồ ăn vặt khác.
Ngoài ra, do có chỉ số đường huyết tương đối thấp. Nên khi ăn những loại đường tự nhiên trong khoai đi vào cơ thể sẽ giúp cho hệ tiêu hoá hấp thụ các chất dinh dưỡng ở tốc độ chậm hơn. Lượng đường trong máu được sản xuất ổn định và insulin được sản sinh ở mức bình thường, rất tốt trong việc giảm cân và cải thiện sức khỏe.
Mặt khác, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ làm cho bạn có cảm giác no lâu hơn và giúp bạn kiểm soát sự thèm ăn.
Ăn khoai mỡ có béo không?
Như đã phân tích ở trên thì khoai mỡ có tác dụng rất tốt trong việc giảm cân, nhưng điều này không có nghĩa là khoai mỡ không thể khiến bạn béo lên. Điều này tùy thuộc vào số lượng khoai bạn ăn và cách bạn chế biến món ăn này.
Vì vậy, với câu hỏi ăn khoai mỡ có béo không? câu trả lời là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi nếu bạn ăn khoai mỡ với số lượng nhiều, đặc biệt khi bạn kết hợp khoai mỡ với các thực phẩm khác như tôm, thịt xay hay xường,… thì hàm lượng calo lúc này sẽ tăng lên khiến cho lượng calo nạp vào cơ thể dư thừa, tích tụ lại thành mỡ thừa và cuối cùng là khiến bạn tăng cân.
Do đó, để tránh việc ăn khoai khoai mỡ bị béo thì các bạn cần phải sử dụng một cách hợp. Đồng thời, để tránh việc cơ thể bạn bị béo lên thì bên cạnh việc ăn khoai mỡ ra thì các bạn cũng cần kết hợp cho mình một chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý.
Khoai mỡ có tác dụng gì?
Khoai mỡ được biết đến là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Do đó, ngoài việc giúp giảm cân ra thì khoai mỡ còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe như:
+ Tăng cường chức năng của não: Hợp chất diosgenin được tìm thấy trong khoai mỡ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng tế bào thần kinh và tăng cường chức năng não, cải thiện trí nhớ.
+ Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Lượng vitamin B6 trong khoai mỡ có tác dụng giúp cơ thể phá vỡ hợp chất Homocysteine vốn là thủ phạm gây phá hủy thành mạch máu. Đồng thời, giúp làm giảm chỉ số cholesterol trong máu.Từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim, đồng thời chống hiện tượng đột quỵ.
+ Ổn định huyết áp: Khoai mỡ chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có tác dụng trong việc giảm huyết áp. Một nghiên cứu cho thấy khoai mỡ có khả năng tương tự như các loại thuốc hạ huyết áp thông thường như thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
Một nghiên cứu khác cho thấy các chất chống oxy hóa trong khoai mỡ có thể ngăn chặn sự chuyển đổi angiotensin 1 thành angiotensin 2 – đây là hợp chất làm tăng huyết áp.
+ Cải thiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn: Khoai mỡ là một nguồn chất chống oxy hóa chứa vitamin A và C. Nên ăn khoai mỡ sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn và làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
+ Nhuận tràng, chống viêm ruột: Ăn khoai mỡ sẽ giúp kích thích nhu động ruột, khiến đại tiện dễ dàng và tránh cho chất thải tồn đọng gây nguy cơ viêm nhiễm đường ruột.
+ Kiểm soát lượng đường trong máu: Không những có khả năng chống viêm hiệu quả mà chất flavonoid trong khoai mỡ còn có thể kiểm soát lượng đường trong máu đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
+ Giảm viêm: Các chất chống oxy hóa trong khoai mỡ có thể giúp giảm viêm. Một số nghiên cứu ở chuột đã quan sát thấy rằng bột khoai mỡ giúp làm giảm viêm liên quan đến một số bệnh như: ung thư ruột kết, hội chứng ruột kích thích (IBS) và loét dạ dày.
+ Làm giảm các triệu chứng mãn kinh: Khoai mỡ có nhiều tác dụng hữu ích với phụ nữ tuổi mãn kinh. Một trong số đó là giúp cải thiện nồng độ estrogen có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh.
+ Ngăn ngừa ung thư: Khoai mỡ cung cấp một số chất chống oxy hóa có thể có đặc tính chống ung thư. Trong một nghiên cứu trên động vật, chế độ ăn giàu khoai mỡ làm giảm đáng kể sự phát triển khối u đại tràng.
Hơn nữa, một nghiên cứu ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ khoai mỡ, cụ thể là vỏ, ức chế sự phát triển khối u gan và cung cấp các đặc tính chống oxy hóa.
Cũng theo Đông y, khoai mỡ vị ngọt, tính bình, không độc. Khoai mỡ giúp giảm đau cơ bắp, đau bụng, đau hệ thần kinh, chống viêm nhiễm cho nhóm người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, giảm sốt; tăng cường chức năng cho bàng quang, gan và tác dụng giảm mỡ máu,…
Những món ăn giảm cân hiệu quả từ khoai mỡ
Để giảm cân bằng khoai mỡ, các bạn có thể tham khảo những món ăn giảm cân hiệu quả từ khoai mỡ dưới đây. Cụ thể như sau:
Canh khoai mỡ nấu thịt
Nguyên liệu
- 300g khoai mỡ
- 100g thịt xay
- Rau thơm, ngò gai
- Hạt nêm, đường, tiêu
Cách thực hiện
- Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch rồi nạo nhỏ.
- Cho đầu hành lá hoặc củ hành xào thịt nêm trước ít gia vị. Cho lượng nước đủ dùng vào nấu, nước sôi vớt bỏ bọt.
- Tiếp đến cho khoai mỡ vào nấu, nêm nếm lại vừa khẩu vị đợi đến khi khoai chín thì tắt bếp.
- Cuối cùng là cho canh ra tô rồi thêm rau thơm ngò gai và tiêu và thưởng thức.
Canh khoai mỡ nấu tôm
Nguyên liệu
- Tôm tươi
- khoai mỡ
- Ngò ôm, hành tím, mùi tàu
- Gia vị
Cách thực hiện
- Khoai mỡ gọt sạch vỏ, nạo nhỏ, tôm rửa sạch, ngắt bỏ đầu và lột sạch vỏ, phần chỉ đen trên lưng tôm cũng rút sạch sau đó băm nhỏ tôm.
- Ngò ôm rửa sạch, thái nhỏ. Hành tím bóc sạch vỏ, băm nhỏ.
- Cho dầu vào nồi phi thơm hành tím, tiếp đến cho tôm vào xào cho đến khi tôm chín, thịt săn chắc lại rồi tắt bếp, cho tôm ra đĩa.
- Tiếp đến cho lượng nước đủ dùng vào, đậy kín nắp và để lửa lớn cho đến khi nước sôi. Mở nắp, cho khoai vào rồi bắt đầu nấu tiếp, lúc này có thể hạ lửa nhỏ lại, nấu chờ khoai chín là cho tôm vào ngay.
- Cuối cùng là nêm nếm gia vị cho vừa miệng, khuấy đều món ăn sau đó tắt bếp, cho ngò ôm rồi cho ra bát thưởng thức.
Lưu ý khi ăn khoai mỡ giảm cân
Để việc giảm cân bằng khoai mỡ đạt hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi ăn khoai mỡ các bạn cần phải lưu ý một số điều như sau:
- Sử dụng khoai mỡ hợp lý, không ăn khoai sống và nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa
- Tuyệt đối không ăn khoai vào buổi tối hoặc khi đang đói
- Không ăn khoai lang kèm với qua hồng
- Những người mắc các bệnh về thận, tiêu hóa kém hoặc dạ dày yếu nên hạn chế ăn khoai mỡ, vì chúng chứa nhiều protein và khoáng chất.
- Trường hợp nếu nữ giới gặp phải các vấn đề như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung hoặc ung thư vú nên tránh ăn khoai mỡ.
- Những người bị thiếu protein S, cũng nên tránh khoai mỡ vì có thể gây ra cục máu đông.
CÓ THỂ BẠN MUỐN TÌM HIỂU:
- Ăn khoai môn có béo không? Khoai môn có tác dụng gì?
- Ăn khoai mật có béo không? Cách ăn khoai mật không lo tăng cân
- Ăn khoai sọ có béo không? Khoai sọ có tác dụng gì?
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề khoai mỡ có giảm cân không? Tiết lộ khoai mỡ có bao nhiêu calo? và những thông tin liên quan. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc các bạn sức khỏe!
Nguồn Tham Khảo: 11 Health and Nutrition Benefits of Yams https://www.healthline.com/nutrition/yam-benefits Truy cập ngày: 30/12/2020
Ngày sửa: 30-12-2020
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]