Ăn hạt mít có tốt không? Những lợi ích sức khỏe từ hạt mít
06 Th 02, 2023Đinh Thị Quỳnh Huế
531Mít là loại trái cây quen thuộc, phổ biến mà hầu như ai ai cũng biết đến và còn được rất nhiều người yêu thích. Mít không chỉ có phần thịt ăn được mà hạt mít cũng là phần có thể ăn được và chế biến thành rất nhiều những món ăn khác nhau. Vậy thì hạt mít ăn có tốt không? giá trị dinh dưỡng trong hạt mít ra sao? Cùng tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Giá trị và thành phần dinh dưỡng trong hạt mít
Mít là loại trái cây đặc hữu và được tìm thấy rất nhiều tại khi vực Châu Á. Không chỉ có phần thịt quả ăn được mà các phần khác của mít cũng có thể ăn được hoặc sử dụng với những công dụng khác nhau.
Hạt mít tuy không có nhiều chất dinh dưỡng như phần thịt mít những cũng có những thành phần dinh dưỡng cần thiết và có lợi cho sức khỏe như: kẽm, sắt, đồng, kali, magie…
So với những loại hạt của một số loại trái cấy nhiệt đới khác nhau thì hạt mít chứa lượng chất dinh dưỡng cao hơn, có chứa những chất dinh dưỡng và cần thiết và quan trọng đối với sức khỏe.
Trong thành phần dinh dưỡng của hạt mít có chứa hàm lượng tinh bột cao, protein, vitamin, khoáng và các hợp chất chống oxyu hóa hoạt động rất mạnh mẽ…
Thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình trong 1 hạt khoảng (30g):
- Calo: 53 calo
- Carbs: 11g
- Protein: 2g
- Chất béo: 0g
- Chất xơ: 0.5g
- Vitamin B: trong hạt mít sẽ gồm có Riboflavin hàm lượng đáp ứng 8% RDI (mức tiêu thụ cần thiết hàng ngày) và Thiamine 7% RDI.
- Magie: 5% RDI
- Photpho: 4% RDI
Thành phần dinh dưỡng của mít có chứa các vitamin nhóm B, đặc biệt là sự hiện diện của Riboflavin và Thiamine. Đây đều là hai chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ cũng như đảm bảo chức năng hoạt động của các cơ quan khác. Ngoài ra hạt mít cũng cung cấp chất xơ và tinh bột kháng, hai chất này đảm nhận chức năng như thức ăn cho những vi khuẩn có lợi trong đường ruột, sau khi đi qua hệ tiêu hóa các chất này không bị thủy phân bởi enzym, men tiêu hóa chúng có tác dụng quét sạch những mảnh bám trên thành ruột, đại tràng giúp cơ thể ngăn ngừa, hạn chế mắc các bệnh đại tràng, ruột già.
Chất xơ và tinh bột khoáng cũng có ảnh hưởng và đem đến nhiều lợi ích sức khỏe, chúng cũng là những chất giúp bạn siểm soát cơn đói và giảm lượng đường huyết trong cơ thể, cải thiện độ nhạy insulin và cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Ăn hạt mít có tốt không? Những lợi ích sức khỏe từ hạt mít
Hạt mít khong chỉ là thứ đồ ăn vặt thân quen, bình dân của trẻ con nông thôn mà hạt mít hay những món ăn từ hạt mít cũng mang lại những giá trị dinh dưỡng, lợi ích khác nhau cho cơ thể. Ăn hạt mít có tốt không? Một số tác dụng của hạt mít tốt cho sức khỏe như:
- Tác dụng kháng khuẩn
Trong Y học cổ truyền và Đông y thì hạt mít cũng được sử dụng để làm giảm những biểu hiện tiêu cực và điều trị bệnh tiêu chảy. Và thực tế qua một số nghiên cứu cũng đã cho thấy hạt mít có tác dụng kháng khuẩn. Trên bề mặt của hạt mít có bao phủ một lớp các hạt nhỏ, chúng hoạt động tương tự như chất kháng khuẩn bảo vệ phần phôi hạt bên trong. Chất kháng khuẩn trên hạt mít có tác dụng kháng lại những vi khuẩn thông thường như E.coli, và hạt mít cũng được các nhà nhiên cứu đáng giá có tiềm năng rất cao, trong việc ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm truyền bệnh qua thực phẩm.
- Chứa một số đặc tính chống ung thư
Một số nghiên cứu cũng cho thấy trong thành phần của hạt mít cũng có chứa những thành phần chất có đặc tính chống ung thư rất mạnh mẽ. Nhưng hoạt chất thực vật và chất chống oxy hóa được tìm thấy với lượng lớn, đặc biệt là flavonoid, saponin và phenol…
Những hợp chất thực vật này được chứng minh là có thể chống lại những biểu hiện của tình trạng viêm, tăng cường hệ miễn dịch và thậm chí chúng còn có thể sửa chữa những tổn thương liên quan đến DNA.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy chiết xuất hạt mít sẽ cũng có tác dụng làm giảm sự hình thành của mạch máu đến ung thư tới 61%. Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện ống nghiệm, trên động vật. Vì vậy cần phải chờ thêm rất nhiều những cuộc nghiên cứu khác nữa để biết được hạt mít có thực sự có tác dụng chống ung thư trên người hay không.
- Cải thiện hệ tiêu hóa, đường ruột
Hạt mít cũng có những thành phần tương tự với những loại hạt khác. Thành phần dinh dưỡng trong hạt mít cũng chứa nhiều chất xơ, bao gồm cả những chất xơ hòa tan và không hòa tan. Những chất xơ khi đi qua hệ tiêu hóa, chúng sẽ không bị thủy phân bởi enzym, mà chúng sẽ đóng vai trò làm thức ăn cho những vi khuẩn có lợi sinh sống trong đường ruột, giúp chúng phát triển mạnh mẽ. Từ đó giúp cơ thể cải thiện hoạt động, chức năng của đường ruột hoạt động mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra chất xơ còn giúp loại bỏ những mảng bám trên thành ruột ra ngoài, hạn chế những nguy cơ mắc bệnh đại tràng, viêm tắc ruột…
- Có tác dụng làm giảm nồng độ Cholesterol
Hạt mít cũng được sử dụng với tác dụng cải thiện, làm giảm nồng độ Cholesterol trong máu. Tác dụng được biết đến nhờ trong thành phần dinh dưỡng của hạt mít có chứa hàm lượng lớn chất xơ và các hợp chất thực vật chống oxy hóa.
Nồng độ cholesterol xấu tăng cao sẽ gây ra những tình trạng xấu như: cao huyết áp, tiểu đường, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ là rất cao. Và ngược lại nếu nồng độ cholesterol xấu được kiểm soát tốt, giảm đi và nồng độ cholseterol tốt được tăng cao, thúc đẩy thì sẽ đem lại tác dụng bảo vệ hệ tim mạch rất hiệu quả.
- Tăng cường sức khỏe xương khớp
Ăn hạt mít có tốt không? Trong thành phần dinh dưỡng của hạt mít cũng có hàm lượng lớn Canxi và Magie. Vì vậy ăn hạt mít cũng sẽ giúp ích cho hệ xương khớp khỏe mạnh hơn. Ngoài ra hàm lượng Kali cũng sẽ giúp cơ thể xây dựng và tăng cường chắc khỏe xương, đồng thời kali cùng là khoáng chất cần thiết để làm giảm nguy cơ, và các rủi ro liên quan đến tình trạng cao huyết áp và những rối loạn thận.
- Tăng cường thị lực
Sử dụng hạt mít cũng là cách giúp bạn tăng cường và bổ sung vitamin A rất hiệu quả cho cơ thể. Ăn hạt mít có tốt không? Thành phần vitamin có trong hạt mít cũng rất đa dạng, mà vitamin A là thành phần vitamin quan trọng , cần thiết đối với hoạt động cải thiện, ổn định thị lực. Đồng thời vitamin A cũng giúp bạn hạn chế và phòng ngừa mắc bệnh quáng gà, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và một số bệnh lý liên quan đến thị lực khác.
- Tăng cường và phát triển các khối cơ bắp
Ăn hạt mít có tốt không? Ngoài cung cấp những dưỡng chất cần thiết và quan trọng cho hoạt động của cơ thể, thì hạt mít cũng có tác dụng giúp cơ thể xây dựng và duy trì các khối cơ. Đồng thời cũng có tác dụng giúp cơ thể duy trì quá trình trao đổi chất và cân bằng hàm lượng hormone một cách tự nhiên.
- Cải thiện làn da và hạn chế nếp nhăn
Hạt mít cũng được biết đến là một trong những loại hạt chứa hàm lượng các hợp chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ. Vì vậy việc sử dụng hạt mít cũng có tác dụng chống lại hoạt động của các gốc tự do và hạn chế những biểu hiển lão hóa sớm. vì vậy sử dụng hạt mít cũng sẽ giúp bạn cải thiện làn da và làm giảm các nếp nhăn.
Để chăm sóc da bằng hạt mít, bạn nên say hạt mít với sữa tạo thành hỗn hợp mịn và dùng để đắp lên da.
Một số những điều không mong muốn khi sử dụng hạt mít
Mặc dù hạt mít là một trong những loại hạt mang lại nhiều lợi ích, ăn hạt mít rất tốt. Nhưng khi sử dụng bạn cũng nên chú ý, bởi vì hạt mít cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, tiềm ẩn đáng lo ngại như:
+ Có thể xuất hiện một số tác dụng phụ khi sử dụng chung với một số loại thuốc điều trị
Việc sử dụng hạt mít cùng lúc với một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng chảy máu, làm tăng nguy cơ xảy ra các tương tác phản ứng nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chiết xuất của hạt mít có khả năng làm chậm quá trình đông máu hoặc thậm chí là ngăn cản quá trình đông máu của cơ thể.
Vì vậy nếu đang sử dụng một số loại thuốc sau đây thì bạn nên thận trọng khi sử dụng hạt mít:
- Aspririn
- Thuốc chống đông máu
- Thuốc điều trị chông kết tập tiểu cầu
- Thống chống viêm không steroid…
+ Hạt mít chứa chất kháng dinh dưỡng
Hạt mít thô hay hạt mít sống có chứa thành phần chất kháng dinh dưỡng rất mạnh là tanin và chất ức chế trypsin. Như vậy có nghĩa là, hạt mít cũng sẽ gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
Bởi vì trong hạt mít có chứa Tanin, đây là một chất có thể liên kết với những khoáng chất như sắt, kẽm… gây ra phản ứng kết tủa, không hòa tan. Vì vậy mà cơ thể không hấp thu các khoáng chất này vào cơ thể.
Đồng thời Trysin cũn có tác dụng tương tự như Tanin, là một chất gây cản trở quá trình tiêu hóa Protein và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Từ những lí do như vậy, bạ tuyệt đối không được ăn, sử dụng hạt mít thô, hạt mít sống. Để có thể đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn cần nấu chín hạt mít trước khi sử dụng. Bởi vì nhiệt độ cao có thể làm bất hoạt, vô hiệu những chất kháng dinh dưỡng trong hạt mít. Vì vậy nhất định không được ăn hạt mít sống, cần phải chế biến chín kĩ bằng cách luộc hoặc rang chín hạt mít rồi mới sử dụng để không ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo được độ an toàn khi sử dụng.
NÊN XEM THÊM:
- + Ho có ăn sầu riêng được không?
- + Có kinh nguyệt uống bột sắn dây được không?
- + Có kinh nguyệt uống sữa được không?
Trên đây là những chia sẻ những thông tín thú vị về hạt mít. Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã có thể trả lời câu hỏi: ăn hạt mít có tốt không? Nếu bạn có thêm câu hỏi, thắc mắc liên quan bạn có thể tham khảo thêm thông tin trên website: yhocquoctehanoi.com.vn phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế hoặc liên hệ đến hotline: 0836 633 399 để được tư vấn và hỗ trợ
Ngày sửa: 06-02-2023
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]