Bà bầu ăn ớt có sao không? Có an toàn với mẹ bầu và thai nhi không?
03 Th 11, 2020Hà Thị Huệ
1986- 1Vì sao bà bầu thích ăn cay trong thời gian mang thai?
- 2Bà bầu ăn ớt có sao không? Có an toàn với thai nhi và mẹ bầu không?
- 3Bà bầu ăn ớt có gây sinh non không?
- 4Bà bầu nên ăn cay bao nhiêu là đủ?
- 5Những ảnh hưởng sức khoẻ khi mẹ ăn ớt nhiều
- 6Những trường hợp nào không nên ăn cay khi mang thai
- 7Mang thai ăn cay như thế nào cho đúng
Khi mang bầu các mẹ thay đổi khẩu vị rất nhiều, chẳng hạn như việc bắt đầu thích và thèm ăn những món ăn mình chưa bao giờ ăn hay lúc nào cũng thèm chỉ một món, nhất là những món có tính cay, nóng như ớt. Thế nhưng, nhiều người lại cho rằng ăn ớt không tốt cho mẹ và bé. Vậy thực hư lời đồn này như thế nào? Bà bầu ăn ớt có sao không?
Vì sao bà bầu thích ăn cay trong thời gian mang thai?
Để trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn ớt có sao không? trước hết chúng ta nên tìm hiểu vì sao trong quá trình mang thai nhiều mẹ bầu lại có sở thích ăn cay. Theo các chuyên gia mang thai thường khiến mẹ thèm ăn nhiều thứ khác lạ, một trong số đó là ghiền ăn đồ cay nóng. Nguyên nhân của chứng thèm ăn này chủ yếu là do sự phát sinh thay đổi nội tiết tố khiến mẹ bầu thường xuyên thèm ăn những món ăn có vị cay nóng. Bên cạnh đó, nguyên nhân thứ hai còn đến từ việc khi mang thai, mẹ bầu thường phải ăn những món giàu chất dinh dưỡng có thể gây ngán nên việc ăn cay sẽ giúp cân bằng lại mọi thứ, nhờ vậy mẹ bầu ăn ngon miệng hơn.
Bà bầu ăn ớt có sao không? Có an toàn với thai nhi và mẹ bầu không?
Có rất nhiều lời đồn đoán cho rằng bà bầu ăn ớt sẽ không an toàn cho thai nhi, thậm chí có thể gây sinh non và sinh con bị dị tật. Song những lời đồn đoán đó đều là vô căn cứ, chưa có tính xác thực.
Thực tế cho thấy rằng, ở một số quốc gia như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, ở đó các bà bầu vẫn ăn ớt hoặc ăn những món ăn có hàm lượng cay nóng cao mà không hề ảnh hưởng gì đến thai nhi. Thai nhi vẫn phát triển bình thường, và ngay cả khi sinh, những đứa trẻ này cũng phát triển khỏe mạnh và không có bất kỳ dấu hiệu nào ảnh hưởng từ việc ăn cay.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mẹ bầu ăn ớt hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Mặt khác, vị cay còn là một trong số những gia vị có thể thẩm thấu lượng nhỏ vào dịch ối và thai nhi đã phát triển có thể nếm, cảm nhận được vị đó. Do đó, nếu mẹ bầu ăn ớt hay những đồ ăn có tính cay, nóng đúng cách và hợp lý thì tình trạng sức khỏe thai nhi vẫn được đảm bảo, thậm chí nó còn giúp hỗ trợ nuôi dưỡng cảm nhận vị cay của thai nhi.
Bà bầu ăn ớt có gây sinh non không?
Như đã nói ở trên, việc bà bầu ăn ớt gây sinh non đều là những lời đồn vô căn cứ, thiếu tính xác thực. Các mẹ cứ yên tâm rằng, ớt hay những đồ ăn có tính cay, nóng không hề gây hại cho bé. Điều gây hại cho bé chỉ là việc mẹ bầu ăn quá nhiều tinh bột có thể gây tăng lượng đường huyết cho bé mà thôi. Còn việc mẹ bầu ăn ớt không hề ảnh hưởng gì đến thai nhi, có chăng thì chỉ gây phản ứng bất lợi cho cơ thể của mẹ.
Các nhà nghiên cứu còn khuyên rằng, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu ăn được nhiều món ăn khác nhau, giúp bé nếm thử được nhiều vị thì sau này bé sẽ ít kén ăn hơn và thói quen này sẽ được củng cố suốt cuộc đời. Vì thế, trước và sau khi sinh, mẹ có thể chọn một số loại thực phẩm có thể vận chuyển được qua dịch ối hoặc sữa mẹ như vani, cà rốt, tỏi, hoa hồi và bạc hà để bé có thể cảm nhận được nhiều hương vị khác nhau ngay từ khi còn nhỏ.
Bà bầu nên ăn cay bao nhiêu là đủ?
Dẫu biết những đồ ăn có tính cay, nóng sẽ giúp mẹ bầu tăng khả năng miễn dịch, trị ho, cảm,… Nhất là đối với những mẹ kén ăn, thiếu cân thì đồ ăn cay, nóng quả là một sự lựa chọn lý tưởng để tạo cảm giác thèm ăn cho mẹ, giúp tăng cường tuần hoàn máu và làm đẹp da với lượng Vitamin C dồi dào. Thế nhưng, nếu lạm dụng quá đà việc ăn đồ ăn cay, nóng sẽ khiến mẹ bầu không thoải mái do một số tác dụng phụ của chúng. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế việc ăn cay nếu như cảm thấy chúng không thoải mái và ăn cay với tần suất vừa phải, nồng độ cay vừa.
Những ảnh hưởng sức khoẻ khi mẹ ăn ớt nhiều
Thực tế cho thấy rằng trong ớt có chiều nhiều khoáng chất phong phú, Vitamin C, Vitamin B tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, trong thường hợp mẹ bầu ăn quá nhiều, nó sẽ gây ra một số tác dụng phụ đi kèm như:
+ Chứng táo bón: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón trong thời kỳ mang thai, đó có thể là do sự thay đổi nội tiết tố progesterone gây ra do sự co giãn và lỏng lẻo của các dây trong thành ruột. Hay như việc trọng lượng của thai nhi trong bụng mẹ đè lên ruột cũng là nguyên nhân gây chứng táo bón cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, việc mẹ ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng như ớt trong quá trình mang thai cũng sẽ dẫn đến chứng táo bón. Và nếu không khắc phục được chúng, mẹ có thể bị trĩ. Tệ hơn nữa, khi tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng, mẹ bầu phải dùng nhiều sức để đại tiện. Điều này sẽ gây áp lực lên vùng bụng và dễ gây thiếu máu cho thai nhi bên trong tử cung, từ đó dẫn đến các hiện tượng bất lợi như sinh non, huyết áp tăng cao, dị tật thai nhi…
+ Chứng ợ nóng: Với những mẹ bầu đang ở trong giai đoạn cuối thời kỳ mang thai, khi em bé bắt đầu chiếm chỗ nhiều hơn dẫn đến làm mất nắp trong khí quản, tăng nước dạ dày không ngừng sẽ gây ra tình trạng ợ nóng cho mẹ bầu. Thêm vào đó, việc sử dụng thực phẩm cay, nóng sẽ làm cho chứng ợ nóng nặng hơn bởi nó làm gia tăng sự sản xuất trong axit dạ dày nhất là những tháng cuối của thai kỳ.
+ Ốm nghén: Đa số mẹ nào trong giai đoạn mang thai cũng đều trải qua giai đoạn ốm nghén do thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Do đó, khi mẹ dùng quá đà đồ ăn cay nóng, chúng không những không gây cảm giác thèm ăn, mà ngược lại, chúng còn khiến tình trạng ốm nghén nặng hơn và trong thời gian dài hơn.
+ Sinh non: Dù đồ ăn cay nóng không hề ảnh hưởng tới việc sinh non, tuy nhiên mẹ bầu ăn cay quá nhiều trong thời gian mang thai có thể làm tăng khả năng xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ sớm như âm đạo chảy máu, tần suất cơn gò nhiều hơn, bị chuột rút, đau lưng, tiêu chảy và dẫn đến sinh non.
+ Gây co mạch, khởi phát cơn đau túi mật, tuyến tụy: Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong đồ ăn có tính cay, nóng có chứa capsaicin, đây là chất không tốt cho niêm mạc hầu họng, thực quản, bởi nó sẽ gây co mạch, khởi phát các cơn đau ở túi mật, tuyến tụy. Hơn nữa, nó còn có thể gây hại cho những mẹ bầu có tiền sử bị viêm loét dạ dày.
+ Ảnh hưởng đến nội tiết tố: Khi mang thai mẹ bầu bị thay đổi nội tiết tố khá nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi bên trong cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, đối với một số mẹ bầu việc thường xuyên sử dụng đồ ăn cay, nóng cũng là một tác nhân làm ảnh hưởng đến nội tiết tố. Một vài biểu hiện có thể nhìn thấy rõ nhất của việc này là mẹ bầu sẽ bị nám da, nổi mụn do lượng nhiệt tăng cao.
Những trường hợp nào không nên ăn cay khi mang thai
Bên cạnh việc ăn cay có lợi hay có hại cho thai nhi, thì mẹ bầu cũng cần chú ý đến cả những trường hợp nào không nên ăn cay khi mang thai:
Mẹ bầu bị trĩ
Với những mẹ bầu đã từng mắc bệnh trĩ thì việc ăn ớt cũng như đồ ăn cay nóng khi mang thai là điều không nên. Bởi chúng có thể gây kích thích, khiến cho tĩnh mạch búi trĩ bị sưng phù, sung huyết và làm tình trạng bị trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Một số trường hợp nặng hơn có thể gây mưng mủ cả vùng hậu môn. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng sẽ làm mẹ bầu bị táo bón, nhất là với mẹ bầu bị trĩ thì việc đại tiện sẽ trở nên đau đớn, bất tiện và khó điều trị hơn rất nhiều.
Mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh tim mạch
Các đồ ăn có tính cay nóng thường sẽ chứa chất capsaicin. Chất này có thể khiến lượng máu tuần hoàn tăng lên đột ngột, làm tim đập nhanh. Vì thế, mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh tim mạch mà ăn quá nhiều món cay sẽ làm tăng nguy cơ suy tim cấp tính, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến đột tử.
Các bệnh liên quan đến thận
Dung nạp quá nhiều chất capsaicin có trong đồ ăn cay nóng, cụ thể là ớt sẽ gây tổn thương cho tế bào tận, tệ hơn nữa nó còn dẫn đến sự thay đổi chức năng thận, gây ra chứng suy thận.
Mắc bệnh đau mắt đỏ, viêm giác mạc
Ăn cay nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nội nhiệt và sung huyết các niêm mạc. Đối với những mẹ bầu đang bị đau mắt đỏ hoặc viêm giác mạc nên hạn chế tối đa những món ăn cay. Cùng với đó, khi dạ dày, đường ruột bị kích thích mạnh do các món cay sẽ gây nên tình trạng tiêu chảy, đau bụng khi mang thai và nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi của chức năng tiêu hóa.
Mang thai ăn cay như thế nào cho đúng
Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của việc ăn đồ cay nóng đến thai nhi, mẹ bầu cần phải tiêu thụ chúng một cách hợp lý để tránh ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng và sự phát triển của thai nhi.
Theo đó:
+ Tốt nhất mẹ bầu nên tiêu thụ các loại gia vị có thương hiệu và được phê duyệt bởi các cơ quan chứng nhận thực phẩm.
+ Nói không với việc sử dụng những gia vị lỏng vì chúng có thể chứa tạp chất như bột gạch không tốt cho mẹ bầu và sức khỏe thai nhi.
+ Nên sử dụng những gia vị tươi, sạch có nguồn gốc rõ ràng.
Mẹ bầu có thể sử dụng một số gia vị cay tốt cho bà bầu như mù tạt, sốt cà ri, kim chi, hạt tiêu, ớt,… Tuy nhiên, cần phải sử dụng đúng cách và với liều lượng hợp lý.
Trong quá trình ăn đồ cay nóng, mẹ bầu có thể dùng kèm chúng với sữa tươi và mật ong để giảm nội nhiệt gia tăng trong ngực và họng.
Sau khi ăn các món cay nóng, mẹ bầu nên sử dụng một số loại trái cay có vị chua như cam, quýt, táo, lê để kích thích dạ dày tiết dịch vị làm tăng cường nhu động dạ dày và đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa cũng như ngăn ngừa tình trạng nóng trong.
Trong khi nấu nướng, mẹ bầu cần chú ý việc thêm các gia vị vào món ăn, tốt nhất chỉ nên dùng một gia vị tạo cay, chẳng hạn như cho tiêu thì không nên cho thêm ớt,… Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần dung hòa khi kết hợp các món ăn lại với nhau để phòng ngừa triệu chứng nóng dạ dày, đường ruột và táo bón khi ăn cay quá nhiều.
Đặc biệt, mẹ bầu cũng cần chú ý vấn đề ăn cay trong từng giai đoạn. Cụ thể:
+ 3 tháng đầu thai kỳ: Đây là giai đoạn mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm với mùi vị, chỉ cần nếm một ít vị cay có thể sẽ vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ thể. Vì thế trong giai đoạn đầu thời kỳ mẹ bầu nên điều chỉnh lượng ăn cay sao cho phù hợp.
+ 6 tháng còn lại: Giai đoạn này mẹ bầu bắt đầu thèm ăn và cực thèm những món ăn đôi khi khác thường. Một số mẹ có thể thèm ngọt, có mẹ lại thèm chua, không ít mẹ lại thèm cay kinh khủng. Đây cũng là quãng thời gian ốm nghén đã qua, việc ăn cay không còn tác động đến khẩu vị của mẹ nữa nên mẹ có thể thoải mái ăn mà không lo nôn, ói. Tuy nhiên, ăn cay vào những tháng cuối lại không hề tốt cho mẹ bầu.
Chỉ cần hiểu rõ và tuân thủ đúng các nguyên tắc về việc ăn cay này, mẹ bầu có thể yên tâm hoàn toàn về việc ăn cay mà không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu cũng như bản thân mình. Điều tốt nhất mẹ bầu nên làm là thực hiện chế độ ăn uống phong phú, đa dạng và tránh những thực phẩm khiến cơ thể khó chịu.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề bà bầu ăn ớt có sao không? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào trong thai kỳ, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp những thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
+> Bạn có thể quan tâm:
- Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì?
- Bà bầu bị tiêu chảy có sao không?
- Bầu 5 tháng ăn đu đủ xanh được không?
Nguồn tham khảo:
- Can You Eat Spicy Food While Pregnant? https://www.healthline.com/health/pregnancy/spicy-food-pregnancy Truy cập ngày: 3/11/2020
- Can I Eat Spicy Foods While Pregnant? https://mom.com/pregnancy/can-i-eat-spicy-foods-while-pregnant Truy cập ngày: 3/11/2020
Ngày sửa: 19-11-2020
- Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]
Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]
Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]