Sức khỏe mẹ và bé

Bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào? Lưu ý khi bà bầu tiêm phòng

Khi mang thai, bên cạnh vấn đề thăm khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ thì tất cả mẹ bầu cần ghi nhớ nên tiêm phòng uốn ván. Vậy đối với những mẹ mang thai lần 2 thì sao? Bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào và cần lưu ý những vấn đề quan trọng nào? Để giải đáp tất cả những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin cơ trong bài viết dưới đây.

Bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào

Tổng quan về bệnh uốn ván

Y học xác định Uốn Ván là một loại bệnh cấp tính nguy hiểm, nếu gặp phải sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Uốn ván vốn do ngoại độc tố có tên là (Tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) có thể phát triển tại vết thương hở trong điều kiện yếm khí gây ra những ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương dẫn tới hàng loạt các triệu chứng đau, co thắt, khó thở, thậm chí là ngừng thở.

Nguyên nhân:

Vốn dĩ, các bào tử của vi khuẩn uốn ván sống trong đất, đất bón phân, đặc biệt là phân ngựa. Chính vì thế, tình trạng nhiễm khuẩn sẽ xảy ra khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật, thông qua các vết rách, thậm chí là vết cắn của động vật, vết bỏng, vết thương dập nát, gãy xương phức tạp, vết thương nhẹ như dẫm vào đinh sắt hoặc gai đâm, hoặc do tiêm chích nhiễm khuẩn…

Biểu hiện:

  •       Co cứng cơ nhai và các cơ ở mặt
  •       Co cứng cơ vùng tổn thương, cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng.
  •       Cong ưỡn người ra sau, thẳng cứng như tấm ván.
  •       Các cơn co giật toàn thân diễn ra nhanh chóng
  •       Đối với trẻ sơ sinh bị uốn ván có biểu hiện quấy khóc, bỏ bú. Sau đó xuất hiện những cơn co giật và co cứng, uốn cong người, sốt, rối loạn tiêu hóa.

Hệ lụy:

Bệnh uốn ván không được can thiệp sớm có thể dẫn tới viêm phổi, động kinh, thuyên tắc phổi, suy thận…. uốn ván là một trong những nguyên nhân gây tử vong khá cao tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.  Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới thì tỷ lệ tử vong do uốn ván sơ sinh rất cao, lên tới trên 80%. Đối với phụ nữ mang thai  đang trong quá trình chuyển dạ sinh nở, trẻ sơ sinh qua vết cắt rốn….rất dễ bị uốn ván nên việc tiêm phòng là vô cùng cần thiết.

Mang bầu tiêm uốn ván có nguy hiểm không?

Bác sĩ Hà Thị Huệ– bác sĩ chuyên khoa 1, Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết: Đối với phụ nữ mang thai có thể gặp phải tình trạng uốn ván do trong lúc sinh nở, vi khuẩn theo đường sinh dục vào gây uốn ván tử cung. Trong trường hợp em bé sơ sinh khi có thể nhiễm uốn ván khi cắt và buộc dây rối. Thậm chí, uốn ván còn khiến trẻ dễ suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và tim ngừng đập.

Mang bầu tiêm uốn ván có nguy hiểm không

Do vậy, để phòng khám uốn ván ở phụ nữ mang thai thì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo rằng, tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản (có thai hoặc không có thai) đều cần được tiêm phòng uốn ván sớm để tạo ra kháng thể giúp bảo vệ cả mẹ và em bé trong trường hợp mang thai, sinh con không may bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Hiện nay, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai đã được triển khai rộng rãi, nhưng vẫn còn một số phụ nữ chưa hoặc sợ khi tiêm phòng uốn ván, điều này thực sự không tốt vì cơ thể không có miễn dịch với bệnh. Vì vậy tiêm phòng uốn ván là bước cực kỳ quan trọng mà các mẹ cần ghi nhớ.

Kết luận: tiêm phòng uốn ván không gây hại cho thai phụ và điều này đều đã được kiểm định đảm bảo an toàn không những không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi mà còn có thể bảo vệ sức khỏe tốt cho cả hai mẹ con. Vì thế, các mẹ  cần tiêm phòng uốn ván theo quy định của Bộ Y Tế.

Lịch tiêm uốn ván lần 2 có khác gì với lần 1? khi nào nên tiêm?

Bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào? Đối với phụ nữ mang thai, cần tiêm phòng nhiều mũi tiêm khác nhau, trong đó mang thai lần 1 nhìn chung cần tiêm nhiều mũi tiêm hơn lần hai. Số mũi tiêm phòng uốn ván lần 2 còn phụ thuộc vào mũi tiêm cuối cùng cách đó bao lâu mà mẹ đã tiêm. Cụ thể như sau:

+ Nếu phụ nữ mang thai lần đầu tiên và chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 năm trở lại, thì cần phải tiêm phòng uốn ván theo nguyên tắc dưới đây:

  •       Tiêm mũi uốn ván đầu tiên trong 3 tháng giữa của thai kỳ – tức là (Tháng thứ 4,5,6)
  •       Mũi tiêm phòng uốn ván thứ 2 sẽ tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.

+ Nếu như chị em mang thai lần 2 hoặc những lần sau mà trong vòng 5 năm trở lại chưa tiêm vắc-xin uốn ván nhắc lại thì mẹ bầu cần phải tiêm mũi uốn ván vào 3 tháng giữa thai kỳ- tức là (Tháng thứ 4,5,6)

+ Nếu như chị em đã được tiêm phòng 3 mũi Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván từ nhỏ thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi tiêm vào tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 của thai kỳ.

+ Nếu như trước đó mẹ bầu đã tiêm phòng 3, 4 mũi uốn ván từ trước nhưng lần tiêm cuối cùng >1 năm thì mẹ bầu nên tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

+ Nếu như phụ nữ mang thai đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván đầy đủ thì không cần phải tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 3, 4, 5…. Vì sau 5 mũi tiêm phòng thì khả năng bảo vệ đã lên tới 95%, nhưng mang bầu lần 2 mà thời gian tiêm phòng quá 10 năm thì cần tiêm nhắc lại 2 mũi tiêm nữa. Nếu như khi mang thai lần 1 đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin uốn ván cách nhưng không quá 10 năm thì khi mang thai lần 2 chỉ cần tiêm 1 mũi vắc-xin từ tuần thai 20 trở đi.

Tốt nhất, khi mang thai lần 1, lần 2 hay những lần sau đó thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để bác sĩ có thể tư vấn cho bạn đầy đủ và chính xác nhất.

Những lưu ý khi bà bầu tiêm phòng?

Theo chuyên gia, tiêm phòng vắc xin uốn ván cũng tương tự như tiêm phòng các mũi tiêm khác, mẹ bầu có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, có nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng sốt nhẹ, hơi đau nhức, hiện tượng sưng đỏ viêm tấy hoặc có nhiều mẹ gặp phải những dấu hiệu giả cúm như sổ mũi, hắt hơi, đau nhức cơ thể,….Đây được cho là những phản ứng rất bình thường của cơ thể mà mẹ không cần quá lo lắng bởi hiện tượng này sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Những lưu ý khi bà bầu tiêm phòng

Nhưng mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan khi có những dấu hiệu bất thường kèm theo với mức độ nặng dần thì cần phải đến cơ sở y tế theo dõi ngay lập tức. Ví dụ như nếu sau tiêm có các phản ứng: chân tay lạnh, tim đập, cảm giác khó thở,  quá mệt mỏi, da xanh xao, tiêu chảy… thì cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện để kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh tình trạng sốc phản vệ sau tiêm vô cùng nguy hiểm.

Trường hợp nếu như sau tiêm uốn ván, mẹ chỉ bị sốt nhẹ thì có thể áp dụng một số cách sau đây:

  •       Dùng khăn ấm lau qua người, không tắm nước lạnh.
  •       Có thể dùng khăn ấm chườm lên các vị trí như: bẹn, nách hoặc lưng để giảm nhiệt độ cơ thể.
  •       Uống nhiều nước, bổ sung nước hoa quả, ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  •       Mặc dù sốt nhưng mẹ tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Tóm lại, lịch tiêm phòng cho mẹ bầu nói chung và tiêm phòng uốn ván nói riêng có chút rắc rối, cần phải nhớ lịch tiêm trước đó nên mẹ bầu cần phải ghi nhớ những lần đã tiêm phòng vắc xin, giữ sổ tiêm phòng để khi cần thiết có thể sử dụng. Chú ý sắp xếp thời gian tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm để giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải ở mẹ và bé. Nên tiêm sau ít nhất từ tuần thai 20 trở đi và cách ngày sinh ít nhất 30 ngày để đảm bảo khả năng kháng bệnh của cơ thể có thể chống lại vi khuẩn tốt nhất. Các mẹ lưu ý tuyệt đối không tự ý đi tiêm mà cần dựa trên tính toán số tuổi thai, số lần mang thai, đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, chỉ định tiêm phòng phù hợp.

Bên cạnh tiêm phòng uốn ván thì thời điểm mang thai được cho là vô cùng nhạy cảm. Do đó mẹ cần phải chú ý thăm khám thai định kỳ theo các mốc quan trọng mà bác sĩ đã hẹn trước đó để bảo vệ cho một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.

Hiện nay, tại Hà Nội có nhiều địa chỉ thăm khám thai, theo dõi thai, siêu âm thai, lên lịch tiêm phòng vắc xin cho mẹ bầu, trong đó có phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

Phòng khám là đơn vị y tế chuyên khoa uy tín, đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám thai, theo dõi thai uy tín cho nhiều thế hệ chị em phụ nữ tại Hà Nội nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm từ chị em.

Với ưu thế về đội ngũ thạc sĩ, bác sĩ chuyên Sản phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm từng làm việc tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc sẽ trực tiếp thăm khám thai, theo dõi thai, đọc kết quả cho chị em, phát hiện bất thường từ đó can thiệp kịp thời bảo vệ cho một thai kỳ khỏe mạnh. Tại đây có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại; máy siêu âm 2D, 4D, lavabo xét nghiệm tự động cho kết quả chính xác. Thủ tục khám thai nhanh chóng, chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của bộ y tế.

Nếu còn thắc mắc về vấn đề tiêm phòng uốn ván, bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào? các vấn đề thăm khám, theo dõi thai sản….chị em có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp rõ ràng.

Chúc mẹ bầu sức khỏe!.

+> Bạn có thể quan tâm:

+> Nguồn tham khảo: WHO recommendation on tetanus toxoid vaccination for pregnant women https://extranet.who.int/rhl/topics/preconception-pregnancy-childbirth-and-postpartum-care/antenatal-care/who-recommendation-tetanus-toxoid-vaccination-pregnant-women Truy cập ngày: 2/11/2020

Ngày sửa: 19-11-2020

Hà Thị Huệ
Tác giả Bác sĩ: Hà Thị Huệ Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội