Cường giáp có nên uống nước dừa?
22 Th 10, 2022Đinh Thị Quỳnh Huế
497Tuyến giáp có chức năng và nhiệm vụ tham gia vai quá trình chuyển hóa và phát triển của cơ thể. Bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Rất nhiều “tín đồ” của nước dừa đang đặt câu hỏi Cường giáp có nên uống nước dừa không? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau nhé!
Bệnh cường giáp là gì?
Tuyến giúp được nằm ở trước cổ và có chức năng tiết ra 2 loại hormone là triiodothyronine và tetraiodothyronine để kiểm soát cách thức tế bào sử dụng năng lượng và điều chỉnh quá trình trao đổi chất cho cơ thể.
Bênh cường giáp là tình trang triiodothyronine hoặc tetraiodothyronine tiết ra quá nhiều hoặc cả 2 loại hormone này tiết ra quá nhiều gây ra tình trạng như sút cân, bướu cổ, lồi mắt hay các vấn đề về tim mạch. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh tuyến giáp là gì?
- Cường giáp có thể được gây ra do bị rò rỉ tuyến giáp khi bị viêm
- Dư thừa iot cũng khiến bệnh nhân mắc phải tình trạng cường giáp
- Mắc bệnh bướu giáp độc tự miễn: một loại rối loạn miễn dịch dẫn đến tuyến giáp hoạt động quá tích cực gây ra bệnh cường giáp. Bưới giáp độc tự miễn sẽ gây ra tình trạng kích thích tuyến giáp sản sinh ra nhiều hormone triiodothyronine hoặc tetraiodothyronine và thường xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới và liên quan tới yếu tố di truyền.
- Các khối u: Các khối u tinh hoàn, u buồng trứng, u lành tính tuyến yên hoặc tuyến giáp cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp
- Chế độ ăn không phù hợp, ăn uống mất cân bằng, dung nạp nhiều thực phẩm có chứa tetraiodothyronin cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp.
Người bệnh cường giáp có nên uống nước dừa không?
Nước dừa thanh mát và đem lại rất nhiều dinh dưỡng, rất có lợi cho sức khỏe. Nước dừa chứa nhiều loại chất dinh dưỡng cho cơ thể người bị suy nhược như kali, photpho, magie, canxi,… hàm lượng đường thấp, không có chất béo, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường độ chắc khỏe cho xương. Với nhiều công dụng như vậy, một số bệnh nhân đang mắc bệnh cường giáp đặt ra câu hỏi cường giáp nên uống nước dừa không? Hãy cùng phân tích và đưa ra câu trả lời:
- Nước dừa giúp người bệnh cường giáp bổ sung điện giải, điều hoa lượng nước nội mô và ngăn ngừa những nguy cơ mất nước nhờ hàm lượng lớn kali, magie, natri, magie và các vi chất thiết yếu khác.
- Kali, photpho có trong nước dừa có tác dụng điều hòa các hormone tuyến giáp đặc biệt là triiodothyronine và tetraiodothyronine, Ngoài ra các enzyme trong nước dừa còn giữ cho hoạt động của tuyến giáp luôn ổn định.
- Nước dừa có khả năng tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó kiểm soát cân nặng , điều chỉnh các chức năng hệ tiêu hóa cho những người mắc các bệnh về tuyến giáp và sau khi phẫu thuật tuyến giáp.
- Người mắc bệnh cường giáp hoặc sau phẫu thuật bệnh tuyến giáp uống nước dừa có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể đồng thời bớt mệt mỏi bởi trong thành phần nước dừa có chứa nhiều Vitamin C, B; khoáng chất như kali, mangan, magie, canxi, sắt, phốt pho, kẽm và đồng… giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh nhưng nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể điển hình như hạ huyết áp, sức khỏe suy giảm,… Bên cạnh đó, việc lạm dụng uống nước dừa có thể dẫn tới những triệu chứng như đầy bụng, ớn lạnh thậm chí là sốt cao. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi người bệnh cường giáp uống nước dừa được không? Thì câu trả lời là có những phải uống với liều lượng hợp lý.
Khi nào người bệnh cường giáp không nên uống nước dừa?
Những người mắc bệnh tuyến giáp cần lưu ý những điều sau khi uống nước dừa:
- Người sắp phẫu thuật tuyến giáp:
Người bệnh có thể gặp khó khan trong quá trình kiểm soát huyết áp khi phẫu thuật vì vậy cần ngừng uống nước dừa ít nhất là 2 tuần trước khi thực hiện.
- Người có thể tạng âm:
Nước dừa có tính hàn, mát giúp giải khát và hạ nhiệt cơ thể. Vì vậy, đối với người có thể trạng âm hoặc dễ bị tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, da xanh xao, chân tay lạnh, người mệt mỏi, cơ bắp mềm nhũn, chậm chạp… thì nước dừa là thức uống không nên có mặt trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
- Người bị tăng kali máu:
Kali là chất có hàm lượng cao trong nước dừa. Điều này chính là lời giải đáp vì sao người bị tăng kali máu không nên thường xuyên bổ sung nước dừa.
- Người bị huyết áp thấp:
Nước dừa được chứng minh là làm giảm huyết áp. Do đó, kể cả những người mắc bệnh cường giáp hay những người bình thường đều không nên uống nước dừa.
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh cường giáp:
Chế độ dinh dưỡng cũng là điều đặc biệt được quan tâm đối với những người mắc bệnh cường giáp để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng như giảm triệu chứng các tình trạng bệnh.
- Đối với những người mắc bệnh cường giáp, việc bổ sung chất đạm và calo là rất cần thiết:
Sút cân, mệt mỏi, suy nhược cơ thể là bởi những người mắc bệnh cường giáp có quá trình trao đổi chất cao hơn những người thường. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần uống nhiều nước đồng thời ăn chế độ giàu đạm và calo. Các loại trái cây như chuối, dừa giàu kali, phot pho hay cải bắp, súp lơ cải lá xoăn giàu goitrogenic chính là những thực phẩm được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
- Các thực phẩm giàu kẽm và canxi cũng được ưu tiên thêm vào chế độ của người mắc cường giáp:
Các thực phẩm giàu kẽm và caxi như thị nạc, cải chip, chuối, kiwi, rau chân vịt, rau dền,… rất cần được bổ sung vào thực đơn vì những người mắc bệnh cường giáp thường cạn kiệt nguyên tố kẽm và thay đổi quá trình trao đổi canxi.
- Thực phẩm giàu vitamin E, A:
Vitamin A và E sẽ giúp người bệnh chống lại hiệu quả các triệu chứng mệt mỏi thường gặp của bệnh cường giáp. Điển hình như cam, táo, đu đủ, cà rốt, xoài,… rất giàu 2 loại vitamin này.
Bên cạnh những loại thực phẩm và các dưỡng chất, khoáng chất cần thiết, người mắc bệnh cường giáp cũng nên loại bỏ hoặc làm giảm, hạn chế bổ sung các loại thực phẩm chứa các chất sau:
- Thực phẩm chứa nhiều iot khiến tăng cường các hormone triiodothyronine và tetraiodothyronine:
Nguyên liệu được sử dụng để tổng hợp các hormone triiodothyronine và tetraiodothyronine có trong tuyến giáp là iot. Người bệnh nên tranh những loại thực phẩm có hàm lượng iot cao như hải sản, rong biển,..
- Các chất kích thích và gia vị cay nóng tiết nhiều hormone thyroxin:
Hormone thyroxin điều hành bộ máy cơ thể trong các hoạt động thể chất. Các loại gia vị cay nóng như ớt, gừng, tỏi,… và các chất kích thích như cafe, nước có gas sẽ khiến cơ thể tăng cường hoạt động một cách bất thường. Đó là lý do khiến bệnh nhân lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu.
- Sữa nguyên kem gây hại cực lớn đến hệ tiêu hóa và tuyến giáp do đó người bệnh nên uống sữa tách kem để hấp thu những chất dinh dưỡng thích hợp với cơ thể.
- Nạp nhiều đường sẽ khiến đường huyết tăng đột biến ở người bệnh cường giáp:
Tình trạng đường huyết tăng đột biến khi nạp nhiều đường sẽ gây ra triệu chứng hồi hộp , tim đập nhanh,…
- Các loại thịt đỏ gây thừa chất, béo phì:
Các loại thịt đỏ chứa nhiều cholesteron và chất béo bão hòa gây ra tình trạng béo phì, tiểu đường, tim mạch,.. không chỉ cho người bệnh cường giáp mà cả những người bình thường.
NÊN XEM THÊM:
- + Bầu 2 tháng uống nước dừa được không?
- + Uống nước dừa với chanh có tác dụng gì?
- + Sau sinh uống nước dừa được không?
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là những điều rất được quan tâm trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người mắc bệnh. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích và giải đáp được câu hỏi ban đầu: người bệnh cường giáp có nên uống nước dừa không?. Mọi thông tin cần giải đáp hoặc đặt lịch tư vấn, thăm khám xin vui long liên hệ: 02438.255.599 hoặc 0836.633.399. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.
Ngày sửa: 22-10-2022
- Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Ốc bươu vàng là loại ốc sinh sôi nhanh, gây hại đến cây trồng đặc biệt là ảnh hưởng đến cây lúa nước. Ốc bươu vàng cũng là một trong những loại thuỷ sinh bị cấm nuôi tại nước ta. Những chúng vẫn sinh sôi siêu nhanh và thịt ốc bươu vàng vẫn được rất […]
Chuối là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và phổ biến với mọi gia đình. Ăn chuối đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng kết hợp sai cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Liệu ăn chuối với khoai lang có sao không? Nên tránh […]
Chuối và mật ong là hai loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Nhiều người có thói quen, sở thích kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau bởi họ cho rằng sự kết hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư […]