Sức khỏe mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang? [Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế]

Khi mang thai bà bầu sẽ gặp phải những vấn đề sức khỏe khác nhau, một trong số đó là bệnh tiểu đường. Tiểu đường trong thai kỳ nếu không kiểm soát tốt mức đường huyết sẽ rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi, vì thế trong giai đoạn này bà bầu nên hạn chế tối đa việc ăn ngọt. Và để thỏa mãn cơn thèm ngọt bà bầu hay lựa chọn ăn khoai lang để thay thế. Song, vẫn có không ít thắc mắc liệu rằng tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không bởi đây là tình trạng sức khỏe cần được đặc biệt quan tâm.

Tiểu đường thai kỳ là như thế nào? Có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là căn bệnh xảy ra khi có rối loạn liên quan đến insulin. Thông thường insulin có nhiệm vụ đưa glucose (đường) ra khỏi máu vào các tế bào sống để chúng biến đổi thành năng lượng. Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng được nhu cầu insulin, nồng độ glucose tăng cao nhưng không được đưa vào các tế bào mà chỉ nằm lại trong máu. Điều này vô tình khiến nồng độ glucose trong máu (đường huyết) tăng lên. Dần dần lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy tim, suy giảm thể lực và suy thận.

Tiểu đường thai kỳ là như thế nào

Còn tiểu đường thai kỳ, nhìn chung là giống bệnh tiểu đường, nó cũng là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường thai kỳ “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Đồng thời, đây là cũng một căn bệnh thường gặp ở mẹ bầu và nó thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh. Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường và thai nghén Quốc tế (IADPSG) vào năm 2017, cứ 7 bà bầu sẽ có 1 bà bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ và tỷ lệ bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở Việt Nam là 20,3%.

Nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ là do khi mang thai, nhu cầu năng lượng tăng cao nên cơ thể bạn đòi hỏi lượng đường huyết nhiều hơn. Cùng với đó là một vài bà bầu không thể tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin để giải quyết lượng đường tăng cao trong thời gian mang thai. Mặc khác, trong thời gian mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Nhưng những loại tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bà mẹ mà nó còn vô cùng nguy hại đối với sự phát triển của thai nhi:

Đối với mẹ

Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát tốt lượng glucose huyết tương sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Nhiễm khuẩn niệu không có triệu chứng lâm sàng nào nhưng sẽ làm cho glucose huyết tương của thai phụ mất cân bằng và cần được điều trị. Để lâu dần nó sẽ dễ dàng dẫn tới viêm đài bể thận cấp từ đó gây biến thể thành nhiều loại nhiễm khác như nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối. Một vài nghiên cứu khác còn cho thấy rằng, đối với những bà bầu đã có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì khi mang thai rất bệnh rất dễ tiến triển năng hơn trở thành tiểu đường typ 2. Tệ hơn nữa là trong những lần mang thai tiếp theo họ rất dễ bị mắc lại một lần nữa. Đồng thời, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng dễ bị béo phì, tăng cân quá mức nếu không có chế độ ăn và luyện tập thích hợp.

Đối với thai nhi

Theo nghiên cứu, những đứa trẻ sinh ra bởi bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ rất dễ bị hội chứng nguy kịch hô hấp. Cùng với đó là sự gia tăng tuần suất béo phì, vàng da sơ sinh, tăng hồng cầu và khi trẻ lớn lên sẽ bị bị mắc bệnh tiểu đường.

Tuy bệnh điểu đường thai kỳ không có một triệu chứng nào đặc trưng, nhưng nếu như mẹ bầu đang gặp phải một số tình trạng sau thì có thể đi khám để kiểm ta nhé!

  • Khát nước thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.
  • Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu cũng nhiều so với các thai phụ khác.
  • Nếu chẳng may bị trầy xước, bị thương sẽ rất lâu lành.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm, dùng kem/thuốc trị nấm thông thường không hết.
  • Sụt cân, mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.

Lợi ích của khoai lang với bà bầu

Không giống như khoai tây, trong khoai lang chứa nhiều carbohydrate và chất xơ vô cùng cần thiết cho bà bầu. Hơn nữa, vị ngọt có trong khoai lang không hề làm tăng đường huyết hay tăng cân, do đó nó có thể làm thỏa mãn cơn thèm khát đường của mẹ bầu.

Đặc biệt khoai lang còn chứ nhiều thành phần dinh dưỡng cực kỳ tốt cho bà bầu. Trong 100gr khoai lang sẽ bao gồm:

  • Canxi: 38mg
  • Chất xơ: 3,3g
  • Năng lượng: 90kcal
  • Chất béo: 0,15g
  • Folate (Vitamin B9): 6 μg
  • Sắt: 0,69mg
  • Magie: 27mg
  • Mangan: 0,5mg
  • Niancin (Vitamin B3): 1,5mg
  • Phốt pho: 54mg
  • Kali: 475mg
  • Đạm: 2g
  • Riboflavin (Vitamin B2): 0,11mg
  • Natri: 36mg
  • Kẽm: 0,32mg
  • Tinh bột: 7,05g
  • Đường: 6,5g
  • Thiamine (Vitamin B1): 0,11mg
  • Vitamin A: 961 μg
  • Vitamin B6: 0,29mg
  • Vitamin C: 19,6mg
  • Vitamin E: 0,71mg

Chính vì thế khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên ăn khoai lang là cách giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu cho cơ thể. Nhất là đối với những bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang

Một vài nghiên cứu còn chỉ ra rằng, vitamin A có trong khoai lang sẽ giúp duy trì mô, sự tăng trường và phát triển của thai nhi và cũng hỗ trợ quá trình trao đổi chất của mẹ bầu. Còn Kali sẽ giúp cân bằng lượng chất lỏng bên trong có trong thai kỳ cũng như hỗ trợ điều hòa huyết áp.

Hơn nữa, khi mang thai, mẹ bầu cần đến 400mcg axit folic mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng tật cột sống trong khi đó khoai lang chứa 40 – 90mcg axit folic vì thế việc thưởng thức khoai lang sẽ là một cách làm khá hay để mẹ bầu bổ sung axit folic.

Đặc biệt, chỉ số glycemic (GI) trong khoai lang thấp hơn so với những loại củ quả khác nên chúng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu khi ăn. Bên cạnh đó, khoai lang còn giúp phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu bởi nó có hàm lượng chất xơ cao, các axit amin, nhờ đó nó sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, giải độc và giúp nhuận tràng.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang

Mệnh danh là loại “thực phẩm dành cho người nghèo”, thế nhưng khoai lang lại chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và nhiều lợi ích đến bất ngờ, nhất là đối với bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Thứ nhất, chỉ số glycemic (GI) trong khoai lang thấp hơn so với những loại củ quả khác nên chúng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu khi ăn vì thế đối với những bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đang thèm ngọt thì việc ăn khoai lang sẽ giúp bạn vượt qua cơn thèm đó mà không hề lo tăng lượng đường trong máu.

Thứ hai, với hàm lượng chất xơ dồi dào cùng với đó là hàm lượng canxi cao sẽ làm giảm tình trạng táo bón cho bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ vì bà bầu mặc tiểu đường thai kỳ hay bị táo bón. Còn canxi sẽ là chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Thứ ba, những bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp phải tình trạng huyết áp cao vì thế khoai lang có tác dụng chống tăng huyết áp.

Vì những lý do trên, có thể khẳng định bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang là rất tốt nhé.

Lưu ý khi ăn khoai lang dành cho người bị tiểu đường thai kỳ

Với chia sẻ trên chắc chắn các bạn đã có câu trả lời về vấn đề tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tuy nhiên các mẹ bầu để đảm bảo an toàn cũng cần lưu ý một số vấn đề. Cách tiêu thụ cũng như cách chế biên khoai lang cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới chỉ số đường huyết của thai phụ. Vì thế nếu ăn khoai lang không đúng cách sẽ dễ bị phản tác dụng gây khó khăn cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn khoai luộc hoặc hấp mà hãy ăn khoai nướng, chiên không dầu cả vỏ.
  • Không nên ăn khoai lang sống, khoai lang đã mọc mầm.
  • Nên ăn khoai vào buổi trưa sau khi ăn, bởi canxi trong khoai lang cần 4-5 tiếng mới hấp thụ vào cơ thể và ánh sáng mặt trời buổi chiều sẽ giúp hấp thụ canxi.
  • Ăn khoai lang với một lượng vừa phải và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại những hiệu quả tốt nhất.
  • Không ăn khoai lang với dưa chua hoặc củ cải muối.

Bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn gì thì tốt?

Nếu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ phần nào giúp kiểm soát tốt hơn lượng đường cũng như cân nặng cho bà bầu. Việc thực hiện một chế độ ăn lành mạnh và khoa học sẽ là cách tốt nhất giúp bà bầu kiểm soát bệnh mà không cần dùng đến thuốc.

Bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn gì thì tốt

Về chế độ ăn

  • Nên ăn đúng giờ và chia làm nhiều bữa để đảm bảo không làm tăng lượng đường máu lên quá cao.
  • Đảm bảo cơ thể phải được cung cấp khoảng 20 – 35gr chất xơ mỗi ngày
  • Giới hạn tổng lượng chất béo dưới 40% lượng calo hàng ngày. Chất béo bão hòa nên ít hơn 10% so với tất cả các chất béo.
  • Ăn đầy đủ và phong phú nhiều loại thực phẩm khác nhau để bổ sung vitamin và khoáng chất.

Những thực phẩm nên ăn

  • Bà bầu mắc bệnh tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm nạc và giàu protein như: cá, thịt gà, trứng, đậu hũ, quả đậu, quả hạch, cây họ đậu, hạt quinoa,…
  • Ăn những thực phẩm có lượng đường huyết thấp như: bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt; một số loại ra như đậu Hà Lan, cà rốt, đậu xanh, đậu lăng,…; một số loại trái cây như táo, cam, bưởi, đào, lê,… Đây đều là những thực phẩm có chỉ số GI thấp và sẽ giúp giải phóng đường vào máu làm lượng đường trong máu được giữ ổn định.
  • Ăn thực phẩm có chất béo không bão hòa như: dầu oliu, dầu lạc, trái bơ, cá hồi, cá mòi, cá ngừ, hạt chia, hầu hết các loại hạt.

Những thực phẩm bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần giảm bớt

  • Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,…
  • Giảm ăn mặn và tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối như thịt nguội, đồ hộp, mì gói, cháo,…
  • Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu cao như lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận)…
  • Giảm uống các loại nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, các chất kích thích.

Như vậy chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc ổn định đường huyết trong thai kỳ cho bà bầu. Thông qua những thông tin trên, hy vọng rằng sẽ giúp bạn biết nhiều hơn về căn bệnh này cũng như giải đáp được thắc mắc về việc tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không để từ đó xây dựng được chế độ ăn phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của em bé trong bụng mẹ và sau khi chào đời.

+> Bạn có thể quan tâm:

+> Nguồn tham khảo:

Ngày sửa: 19-11-2020

Đinh Thị Quỳnh Huế
Tác giả Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
Xem chi tiết Chat với bác sĩ
Bài viết liên quan
be-9-thang-an-ca-thu-duoc-chua

Việc cho trẻ ăn đúng và đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc bé 9 tháng ăn cá thu được […]

tre-6-thang-an-dam-ngay-may-lan

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé nữa. Vì vậy, đây chính là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kết hợp cho bé bú hoặc sử dụng sữa […]

co-bau-thang-dau-co-dau-lung-khong

Có bầu tháng đầu có đau lưng không? Đau lưng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Đối với một số thai phụ, những cơn đau lưng này chỉ xuất hiện thoáng qua với mức độ […]

Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ y tế tin cậy tại Hà Nội